- TP.HCM đã công bố điểm thi và điểm chuẩn vào các trường chuyên. Tâm trạng những phụ huynh có con không trúng tuyển đã thất vọng nặng khi nhận kết quả không như mong đợi. |
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2016 tại TP.HCM (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Kỳ vọng nhiều, thất vọng lắm
Chị Hằng Hải (phường 14, quận 10, TP.HCM) ở gần Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, nên khi con còn học lớp 7 gia đình đã định hướng cho cháu vào trường này. Con gái chị lúc đầu nghe ba mẹ nói muốn con phải học trường chuyên thì giãy nảy, nhưng bị hối thúc quá nên sau đó cũng đồng ý sẽ cố gắng để thi vào được ngôi trường này.
Kể từ đó, việc bổ túc học hành cho con để thi vào trường chuyên được chị lên kế hoạch cụ thể. Một tuần chị cho con học thêm 4 buổi cho 2 môn Toán và Văn, riêng Tiếng Anh là 3 buổi.
Tới học kỳ cuối cùng của lớp 9 con chị vẫn phân vân giữa thi chuyên Văn và Tiếng Anh, rồi cháu quyết định thi chuyên Văn vì cho rằng sẽ khó “đọ” được với các bạn thi chuyên Anh. Sau khi quyết định, môn Văn cũng được tăng thời gian học thêm lên một buổi mỗi tuần.
“Vậy mà không hiểu sao con chỉ được 28 điểm, trong đó môn chuyên thì điểm quá thấp tôi không muốn nhắc tới nữa. Tôi không thể tưởng tượng được con lại điểm thấp vậy”.
Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Tuyết Nga (Phường Hiệp Bình, Quận Thủ Đức) thì chia sẻ về viễn cảnh mẹ con chị từng mong mỏi: “Tôi mong con vào được Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1). Cơ quan tôi ở Quận 3, nếu cháu học ở đây hàng ngày tôi đưa đón con rất tiện.
Khi chưa có điểm, cháu cũng đã nói làm bài không tốt lắm, nhưng gia đình vẫn hy vọng. Chúng tôi còn vạch ra bao viễn cảnh, là con đỗ rồi sẽ đi chơi đâu, vào năm học sẽ tìm thêm cho con những điểm học thêm văn hóa và kỹ năng sống ở gần trường, chuẩn bị cho cháu sau này đủ điều kiện để tìm một học bổng du học nào đó… Nhưng rồi con chỉ được có 32 điểm. Tôi buồn ghê lắm”.
Do lịch thi các vào các Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐHQG TP.HCM), Trường Trung học thực hành sư phạm (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) và kì thi lớp 10 không trùng nhau nên có những phụ huynh “gợi ý” con dự thi 3 trường cùng lúc.
Chị Nguyễn Thị Như Ngọc (quận 1) không giấu được thất vọng: “Ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu rất kỹ về lịch thi. Do các trường tổ chức thi không trùng nhau nên tôi động viên con gái đăng ký dự thi cả ba trường”.
Vì vậy, hơn 10 ngày đầu tháng 6 là lúc cả nhà chị căng như dây đàn vì việc thi cử của con. Những ngày đầu tháng 6 là lúc con chị dự thi vào Trường Phổ thông năng khiếu, đến ngày 6 và 7/6 thì thi vào Trường Trung học thực hành sư phạm, và ngày 11, 12/6 tiếp tục dự kì thi do Sở tổ chức và đăng kí nguyện vọng 1 vào THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.
“Tôi cho con thi nhiều trường với mong muốn con không đỗ trường này sẽ học ở trường khác. Hơn nữa tất cả các trường đều tốt, thời gian không trùng nhau, con cũng có kinh nghiệp tập dượt cho các lần sau. Tôi còn hy vọng nếu con có đỗ cả thì có nhiều lựa chọn hơn. Ai ngờ cháu lại không đủ điểm vào cả ba trường đó”.
|
Phụ huynh đưa con em đi tại Hội đồng thi trường chuyên Lê Hồng Phong (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Nỗi niềm “mong con vào trường tốt”
“Tôi cũng đọc báo, hay nghe người nọ người kia nói rằng con mình lực học chỉ có thế mà ép con vào trường chuyên, thấy cũng chạnh lòng, nhưng tôi muốn thế cũng chỉ để tốt cho con” - chị Hải tâm sự.
Chị cho biết thêm, mục đích muốn con vào học trường chuyên là để tích lũy kiến thức cho con sau này thi đại học. Hơn nữa theo chị tìm hiểu kỹ thì hàng năm Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong luôn có hợp tác, giao lưu với các đơn vị quốc tế, nên khả năng học sinh dành được học bổng đi nước ngoài rất cao. “Tôi không nghĩ mình sai. Bố mẹ ai cũng muốn điều tốt nhất cho con” – chị Hải phân trần.
Còn anh Trần Hoàng Dương ở quận Bình Thạnh tuy không ép con thi nhiều trường nhưng ngay từ đầu anh cũng muốn con phải đỗ được vào trường chuyên. “Được học trường chuyên là mơ ước của nhiều học sinh. Mình cũng không ngoại lệ, tại sao phải bỏ qua cơ hội này?” – anh Dương cho biết.
Chính vì vậy, trong kì thi vừa qua, con anh Dương đăng kí dự thi vào hai trường chuyên là Trung học thực hành Sư phạm của ĐH Sư Phạm và lớp chuyên THPT Gia Định, ngoài ra cháu cũng đăng kí thêm 3 nguyện vọng nữa. Tổng cộng con anh Dương có 5 nguyện vọng vào lớp 10.
“Cháu đăng kí vào lớp chuyên toán Trung học thực hành nhưng được 29,5 điểm, thì trường lấy 30,5 điểm, thiếu 1 điểm. Vào lớp chuyên Toán trường Gia Định cháu được 30,5 điểm, thì thiếu nửa điểm. Tôi tiếc đứt ruột. Giá như nhà tôi cho một chế độ ưu tiên nào thi tốt”.
Anh Dương bây giờ “Chỉ hy vọng vào những nguyện vọng còn lại, chờ tới ngày 11/7 các trường công bố điểm chuẩn để xem vào được trường công lập nào”.
Theo thống kê, trong 6.506 thí sinh đăng kí vào các trường chuyên, lớp chuyên kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP.HCM vừa qua chỉ có 846 học sinh trên điểm 32 (trung bình mỗi môn 8 điểm). Riêng môn Chuyên chỉ có 2.321 thí sinh đạt từ điểm 5 trở lên, còn lại hơn 4.000 thí sinh có điểm từ 0 đến dưới 5. Trong số này có 1.177 thí sinh có điểm môn chuyên dưới 2 điểm, nhưng có tới gần một nửa số này bị điểm dưới điểm 1, có rất nhiều em đạt 0,25 điểm (đúng duy nhất một ý). Trường Trung học thực hành (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) tổ chức gần 300 thí sinh dự thi môn Văn chuyên có tới 217 thí sinh điểm thi dưới 5. Còn môn Toán chuyên có gần 300 thí sinh dự thi thì có 90 em dưới điểm trung bình. Môn Anh văn có gần 380 em, nhưng đã có tới 240 em điểm thi dưới trung bình. Rất nhiều thí sinh có kết quả thi môn chuyên chỉ được 2,3 điểm, thậm chí 1 điểm. Đa phần thí sinh thi vào Trường Phổ thông năng khiếu, ĐHQG TP.HCM cũng có điểm môn chuyên dưới 5 điểm. |
Lê Huyền – Ngân Anh
" alt="'Tôi buồn ghê lắm vì con trượt trường chuyên'"/>
'Tôi buồn ghê lắm vì con trượt trường chuyên'
Viện Pasteur TP.HCM vừa tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế, bổ nhiệm phó viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM. |
Ông Hoàng Quốc Cường, con trai cả của bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thị Kim Tiến vừa được bộ này bổ nhiệm làm pho viện trưởng, Viện Pasteur TP.HCM (Ảnh: Viện Pasteur) |
Ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã trao quyết định bổ nhiệm cho ông Hoàng Quốc Cường, Phó Giám đốc trung tâm đào tạo/ Phó trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp giữ chức vụ Phó Viện trưởng, Viện Pasteur TP. HCM.
Thời gian giữ chức vụ của ông Cường là 5 năm.
Ông Hoàng Quốc Cường, sinh năm 1982, quê quán Quảng Trị có trình độ tiến sĩ dịch tễ học, bác sĩ đa khoa; cao cấp lý luận chính trị.
Ông Cường là con trai cả của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Còn bà Nguyễn Thị Kim Tiến, trước khi làm bộ trưởng Bộ Y tế từng là Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM giai đoạn 2002-2007.
Viện Pasteur TP.HCM (Viện Pasteur Sài Gòn, Viện Pasteur ngoài Pháp đầu tiên trên thế giới) nổi tiếng cả nước.
Nơi đây đã phát hiện trường hợp HIV đầu tiên của Việt Nam (năm 1990), cùng với các phòng thí nghiệm polio, sởi, dengue xuất huyết, cúm, kháng thuốc.
Lê Huyền
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM có hiệu trưởng mới sau 3 năm bị khuyết
- Bộ Công thương vừa có quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Hoàn, giữ chức hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM sau 3 năm trường này khuyết vị trí này.
" alt="Con trai bộ trưởng Bộ Y tế được bổ nhiệm làm phó viện trưởng viện Pasteur TP.HCM"/>
Con trai bộ trưởng Bộ Y tế được bổ nhiệm làm phó viện trưởng viện Pasteur TP.HCM
- Trong khi một số thí sinh gặp khó với đề thi môn Tiếng Anh thì các giáo viên nhìn nhận đề thi năm nay mang tính thực tiễn, giàu kiến thức xã hội.Cô Nguyễn Thị Hoài Hương (Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ, Trường THPT chuyên Sư phạm(Trường ĐH Sư phạm Hà Nội): "Phổ điểm năm nay khá hơn năm ngoái"
Đề thi môn tiếng Anh của kỳ thi THPT năm 2016 khó hơn đề thi năm 2015, theo đúng chủ trương của Bộ GD-ĐT.
Đề thi có khả năng phân loại học sinh: Phần dễ chiếm khoảng 20%, phần trung bình chiếm khoảng 40%, phần khó chiếm khoảng 40%.
|
Cô Nguyễn Thị Hoài Hương
|
Năm nay học sinh đã được chuẩn bị về cấu trúc và dạng thức của đề nên sẽ chủ động và có sự chuẩn bị tốt hơn. Do đó, về phổ điểm có thể điểm năm nay sẽ khá hơn năm ngoái. Đỉnh của phổ điểm năm nay có thể được nhích lên 3 đến 3,5. Khả năng phân hóa của đề thể hiện rõ ở phân đoạn trên 3,5.
Về cấu trúc: Tương tự như đề thi năm ngoái, đề thi năm nay bao gồm 2 phần: trắc nghiệm và tự luận. Đề thi bao gồm 9 bài trắc nghiệm (Ngữ âm, Từ vựng và Ngữ pháp tổng hợp, Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa, Phát hiện lỗi sai, Đọc hiểu, Điền từ) và 2 dạng bài tự luận (Viết lại câu và Viết đoạn văn).
Về nội dung: Đề thi bao gồm cả các phần kiến thức bám sát kiến thức SGK. Có khoảng 20% số câu dễ, rơi vào các điểm ngữ pháp – từ vựng quen thuộc để học sinh học lực yếu và trung bình kém có thể đạt được điểm. Số câu mức trung bình chiếm khoảng 40% và mức khó chủ yếu rơi vào dạng bài đọc hiểu (2 bài) và một số câu trong phần viết lại câu.
Các câu khó cũng không quá “đánh đố” nhưng chiếm khoảng 40%, chủ yếu rơi vào phần kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. Một số phần kiến thức mà học sinh sợ như thành ngữ, cụm động từ, cụm giới từ… cũng đều rơi vào các cụm từ quen thuộc, hoặc có một số từ xung quanh để đoán nghĩa.
Cô Lại Thị Thắm (Tổ trưởng chuyên môn Ngoại ngữ, Trường THPT Nhân Việt, TP.HCM): Phân hóa rõ ở phần Đọc hiểu
Phần Trắc nghiệm ngữ pháp bám sát SGK, không đánh đố học sinh, các cấu trúc ngữ pháp cơ bản.
Nếu như học sinh hay lo sợ một số câu khó về thành ngữ, cụm động từ, thì đề thi năm nay cho thành ngữ rất quen thuộc như câu 20 ở mã đề 852.
|
Thí sinh xem lại bài sau buổi thi môn tiếng Anh (Ảnh: Lê Văn) |
Phần Đọc điền từ vào chỗ trốngtương tự như đề thi 2015. Mức độ của phần này tương đối dễ, học sinh trung bình có thể làm được 6 - 7 câu.
Phần Tìm từ trái nghĩa học sinh trung bình có thể làm được câu 43.
Đối với phần Đọc hiểu, độ dài tương tự đề thi 2015, và đây là phần phân hoá rõ nhất trong đề thi. Học sinh trung bình chỉ có thể đạt được 20 - 30%. Học sinh khá có thể đạt được 60%.
Chủ đề đoạn văn quen thuộc cũng là chủ đề của bài 12 trong SGK.
Học sinh trung bình có thể đạt điểm ở 40% câu dễ, rơi vào các điểm ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc trong chương trình SGK. Mức độ khó rơi vào 2 bài đọc hiểu.
Cô Bùi Ánh Dương(giáo viên Trường THPT Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội): Gợi mở phương pháp giảng dạy mới
Đề thi đã bám rất sát với chương trình của học sinh, về kiến thức xã hội đặc biệt rất cập nhật và thú vị. Đề thi năm nay cũng có khả năng phân hóa cao…
|
Cô Bùi Ánh Dương |
Để đạt điểm cao, học sinh phải nắm rất vững kiến thức ngữ pháp, đồng thời kỹ năng ngôn ngữ của các em cũng phải tốt vì trong khoảng thời gian 90 phút nhưng phải hoàn thành nhiều dạng bài với nhiều nội dung khác nhau.
Dạng đề thi như thế này cũng sẽ gợi mở nhiều phương pháp giảng dạy tiếng Anh mới đối với các giáo viên tiếng Anh.
Với những học sinh không chuyên về tiếng Anh thì có thể 7- 7,5 điểm là mức phổ biến.
Cô Trần Thị Vũ Hằng (giáo viên tiếng Anh, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định):"Đề thi không bất ngờ"
Cấu trúc đề thi năm nay cũng tương tự như đề thi năm 2015 nên không gây bất ngờ cho học sinh.
Đề thi rất cơ bản, đảm bảo đánh giá tốt học lực của thí sinh, từ mức trung bình đến khá, giỏi và xuất sắc. Phần kiểm tra ngữ âm, ngữ pháp cơ bản, bám sát chương trình sách giáo khoa, trọng tâm là chương trình sách giáo khoa 12, nên thì sinh không khó để hoàn thành nội dung này.
TS. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh(Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Bồi dưỡng giáo viên, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội): "Mức điểm phân loại khá giỏi tốt hơn"
Đề thi đánh giá được khả năng, năng lực sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ, khẩu ngữ và liên kết từ trong ngữ cảnh. Câu hỏi có tính thời sự cao: vấn đề an toàn thực phẩm, Tổng thống Obama…Chủ đề, chủ điểm đa dạng.
|
TS Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh |
Về dạng của các câu hỏi đều quen thuộc với HS. Có điểm khác biệt so với năm ngoái đó là mức điểm phân loại khá giỏi tốt hơn, phù hợp với mục tiêu sử dụng kết quả của kỳ thi để xét tuyển vào các trường ĐH.
Cô Đặng Thị Hoài Thu, giáo viên tiếng Anh (Trường THPT Hoằng Hóa 4 – Thanh Hóa): "Khó hơn một chút là tất yếu"
Đề thi bám sát chương trình và SGK. Phần ngữ âm và đánh trọng âm, từ vựng hầu hết trong SGK.
Trong bài viết luận, nếu học sinh học tốt các chủ đề trong SGK sẽ giải quyết tốt phần này, bởi trong chương trình có một chủ đề về Các môn thể thao dưới nước.
Giáo viên sẽ cho học sinh luyện tập về chủ đề này, trong đó có những bài luận như lợi ích của môn bơi lội, hoặc lợi ích của việc biết bơi.
|
Cô Đặng Thị Hoài Thu |
Đề thi năm nay khó hơn năm ngoái một chút nhưng đó là xu thế tất yếu để có thể kiểm tra, phân loại học sinh vào ĐH, CĐ. Kiến thức ngữ pháp trong đề rải khá đều ở cả 3 năm còn từ vựng chủ yếu tập trung ở lớp 12.
Năm nay, để đạt điểm 9, 10 đối với học sinh khá, giỏi không phải dễ nhưng điểm 7-8 thì nằm trong tầm tay của các em. Dự kiến điểm 7-8 sẽ nhiều ở nhóm học sinh thi xét ĐH, CĐ và điểm 4-5 sẽ nhiều ở học sinh xét tốt nghiệp, có học lực trung bình.
- Nguyễn Hường-Lê Huyền(Ghi)
" alt="Giáo viên: Đề thi tiếng Anh không đánh đố học sinh"/>
Giáo viên: Đề thi tiếng Anh không đánh đố học sinh