Tuyển thủ này thậm chí còn được West Ham trao tặng số áo, và Dragonn sẽ mặc số 50 trong buổi ra mắt chính thức của CLB. Giải đấu đầu tiên khi Dragonn chính thức là người của West Ham sẽ là vòng Chung kết của Gfinity Play Like a Legend vào cuối tuần.
Dragonn đã phải nhận một trận thua đầy tức tưởi ở trận Chung kết 2016 FIFA Interactive World Cup được tổ chức tại New York, khi nhận một bàn thua quyết định sau khi hòa 5-5 với đối thủ Mohamad Al-Bacha của Đan Mạch.
Theo bản thông báo của West Ham, CLB này đã chú ý tới việc sẽ tham gia vào lĩnh vực eSports trong một thời gian. Họ chính là CLB đầu tiên của nước Anh tham gia vào ngành công nghiệp đang bùng nổ, theo sau những đội bóng nổi tiếng khác như VFL Wolfsburg (Đức) và Beşiktaş (Thổ Nhĩ Kỳ). Ba CLB này sẽ là các thương hiệu lâu đời nhất của làng eSports, mà Beşiktaş là lá cờ tiên phong khi được thành lập vào năm 1902.
Gnar_G(Theo Daily Dot)
" alt=""/>CLB bóng đá nổi tiếng nước Anh kí hợp đồng với một tuyển thủ eSportsGary Parker, 36 tuổi, cho biết, anh đã chứng kiến cuộc truy đuổi khi lái xe đưa đoàn du khách qua Sabi Sands, Nam Phi. Tôi đã sốc khi chứng kiến cảnh này dù trước đó tôi đã từng nghe về điều này trong thế giới hoang dã.
Con báo có thể đứng vững bằng 2 chân sau trên cây trong một nỗ lực bắt con khỉ trên cây. |
Con khỉ thoát chết khỏi móng vuốt của báo hoa trong gang tấc. |
Báo hoa chưa bỏ cuộc, nó vọt theo con khỉ trên một thân cây to. |
Thêm một lần khỉ con thoát chết khi báo hoa vồ trượt trong gang tấc. |
Suýt chút nữa nó chộp được đuôi con khỉ. Nó vẫn chưa bỏ cuộc |
Video:Tại nơi áp chót của cành cây cao, báo hoa và khỉ con cùng cân não sau khi cuộc chiến đã diễn ra 2 giờ đồng hồ:
Play" alt=""/>Khỉ thoát chết ngoạn mục trước đòn truy sát của báo hoaẢnh minh họa: Washington Post
Theo báo New York Times, cuộc họp bí mật nói trên nhằm thảo luận về khả năng tạo ra một hệ gen người hoàn toàn nhân tạo ở cấp độ tế bào trong vòng 10 năm. Điều này đồng nghĩa, các chuyên gia sẽ tác động hóa học để tái tạo vật chất di truyền, vốn được truyền lại một cách tự nhiên từ cha mẹ sang con cái.
Trong thành phần ban tổ chức có cả tiến sĩ George Church, giáo sư di truyền học thuộc Trường Y, Đại học Havard; Jef Boeke, giám đốc Viện di truyền học thuộc Trung tâm y tế Langone, Đại học New York và Andrew Hessel, một nhà nghiên cứu sinh học - nano theo thuyết vị lai. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, giáo sư Church giải thích rằng, dự án nói trên chủ yếu nhằm cải thiện khả năng tạo ra các sợi ADN dài dùng cho động vật, thực vât và vi sinh vật.
Các nhà khoa học hiện có thể thao túng ADN trong tế bào cho nhiều mục đích khác nhau, kể cả sản sinh insulin trong các trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Việc cho ra đời bộ gen hoàn toàn nhân tạo được cho là sẽ mang tới nhiều thay đổi hữu ích hơn.
Tuy nhiên, dự án này đã vấp phải không ít chỉ trích. Trong một bài xã luận đăng tải trên tạp chí Cosmos, Drew Endy, giáo sư chuyên ngành kỹ thuật sinh học thuộc Đại học Stanford và Laurie Zoloth, giáo sư giảng dạy đạo đức học y tế và nhân đạo tại Đại học Northwestern (Mỹ), nhấn mạnh rằng, tổng hợp bộ gen người là "một hành vi đạo đức nghiêm trọng".
Theo họ, nếu bộ gen nhân tạo được tạo ra, nó sẽ được kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm bằng cách cấy ghép nó vào một tế bào của người, thay thế bộ gen hiện có. Mặc dù điều này không đồng nghĩa với việc tạo ra một người nhân tạo, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu các thay đổi trong tương lai là gì, nếu các nhà khoa học có thể thay đổi được bộ gen người.
"Chẳng hạn như, nếu các nhà nghiên cứu có thể tạo ra một bộ gen người biến đổi, đề kháng được mọi loại virus tự nhiên hoàn toàn vì các mục đích có lợi cho nhân loại. Song, điều gì sẽ xảy ra nếu những nhà khoa học khác về sau lại tìm cách tạo ra các virus biến đổi, chống lại được khả năng đề kháng đó? Liệu điều đó có làm khởi phát một cuộc chạy đua biến đổi gen?", hai chuyên gia Endy và Zoloth viết.
Các chuyên gia này cũng đề cập tới việc, nếu các nhà khoa học sau này có thể tái tạo bộ gen của một số nhân vật nhất định, chẳng hạn như thiên tài vật lý Einstein, liệu rốt cuộc họ sẽ tạo ra bao nhiêu bộ gen như vậy và những ai sẽ được cấy ghép chúng.
Họ cho rằng, do tổng hợp gen người có nhiều ý nghĩa lớn lao đối khoa học nên các cuộc thảo luận liên quan đến vấn đề này không nên được tổ chức ở dạng họp kín, mà cần phải công khai, có tham khảo ý kiến và chịu sự giám sát của công luận.
Tuấn Anh(theo Daily Mail)
Người châu Âu có làn da trắng nhờ biến đổi gen" alt=""/>Tiết lộ cuộc họp mật của các nhà khoa học hàng đầu thế giới