Nhận định, soi kèo Nacional Montevideo vs Defensor, 6h30 ngày 5/12
本文地址:http://app.tour-time.com/html/8c198890.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Shimizu S
Di sản thiên nhiên thế giới
1. Vịnh Hạ Long
![]() |
Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ Long. Hàng trăm đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh động: hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn Lư Hương...
Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan.Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị về địa chất, địa mạo.
2. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
![]() |
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình – miền Trung Việt Nam với tổng diện tích 343.300ha. Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng vĩ, tiêu biểu phải kể đến hang Sơn Đoòng – Hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015.
3. Cao nguyên đá Đồng Văn
![]() |
Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ "Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn" đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
Di sản văn hóa vật thể thế giới
4. Quần thể di tích Cố đô Huế
![]() |
Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993.
5. Phố cổ Hội An
![]() |
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp.
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới.
6. Thánh địa Mỹ Sơn
![]() |
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là tổ hợp gồm nhiều đền đài Chăm Pa trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km được bao quanh bởi đồi núi. Xưa đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích.
Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại.
7. Hoàng thành Thăng Long
![]() |
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Vào ngày 31/7/2010, UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.
8. Thành Nhà Hồ
![]() |
Thành nhà Hồ, nay thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể
9. Nhã nhạc cung đình Huế
![]() |
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam.Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.
10. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
![]() |
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này.
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...)
11. Dân ca Quan họ
![]() |
Dân ca quan họ ở Bắc Giang và Bắc Ninh là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó còn được gọi là dân ca quan họ Kinh Bắc do được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay. Ngày 30 tháng 9 năm 2009, UNESCO đã chính thức công nhận Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể của thể giới.
12. Ca trù
![]() |
Hát ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam[1] kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc
Ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
13. Hội Gióng
![]() |
Hội Gióng là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm ở nhiều địa phương tại Hà Nội nhằm tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Năm 2010, hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
14. Hát xoan Phú Thọ
![]() |
Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các vua Hùng. Thuở xa xưa, người Văn Lang tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân để đón chào năm mới.
Năm 2011, hát xoan đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
15. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
![]() |
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng dân gian được lưu truyền lâu đời ở Việt Nam mà trọng tâm là tỉnh Phú Thọ. Loại tín ngưỡng này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2012.
16. Đờn ca tài tử
![]() |
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2013. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian
17. Ví giặm Nghệ Tĩnh
![]() |
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc miền Trung Việt Nam. Dân ca ví giặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể ngày 27/11/2014 tại Paris (Pháp).
Di sản tư liệu thế giới
18. Mộc bản triều Nguyễn
![]() |
Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009. Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19, 20.
19. Bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám
![]() |
Với giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt, đầu tháng 3/2010, 82 tấm bia tiến sĩ của các khoa thi dưới triều Lê - Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
20. Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm
![]() |
Chùa Vĩnh Nghiêm được mệnh danh là “Đại danh lam cổ tự”, một trung tâm Phật giáo lớn nhất của thời Trần, nơi có những văn bản Hán tự được UNESCO công nhận năm 2012.
21. Châu bản triều Nguyễn
![]() |
Châu bản là những văn bản của vương triều đã được nhà vua “ngự phê” bằng mực son đỏ. Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính được hình thành trong quá trình quản lý nhà nước của triều Nguyễn (1802 - 1945), triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, bao gồm văn bản của các cơ quan trong bộ máy chính quyền trung ương và địa phương trình lên nhà vua phê duyệt, văn bản các vua ban hành cùng một số văn kiện ngoại giao và thơ văn ngự chế.
Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vào năm 2014
Di sản văn hóa hỗn hợp
22. Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình
![]() |
Tràng An là một trong những nơi có cảnh quan tháp karst đẹp và quyến rũ nhất trên thế giới. Phủ lên cảnh quan là thảm rừng và các tháp dạng nón hùng vĩ cao 200m, với các hố trũng hẹp khép kín, bao quanh bởi các sống núi nối liền nhau, các đầm lầy thông nhau qua hệ thống suối xuyên ngầm có chiều dài lên tới 1 km.
Ngoài ra, nơi đây còn sở hữu di tích danh thắng nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng như Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư.
Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Doha, với sự đồng thuận tuyệt đối của Ủy ban Di sản thế giới,Quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam.
Bích Ngọc
">Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam
UNESCO sử dụng hình ảnh mô phỏng mặt tiền của Đền Thờ Parthenon làm biểu tượng của Tổ chức.
Tên gọi và lịch sử ra đời
Tên gọi đầy đủ của UNESCOParthenon Athens
Parthenon Athens
Tên tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization.
Tên tiếng Việt: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc.
Biểu tượng của Tổ chức
![]() |
UNESCO sử dụng hình ảnh mô phỏng mặt tiền của Đền Thờ Parthenon làm biểu tượng của Tổ chức. Parthenon là một công trình kiến trúc văn hoá Hy Lạp cổ đại, làm bằng đá cẩm thạch trắng, kiến trúc theo trường phái Doric nổi tiếng, nằm trong quần thể kiến trúc Ancropolis trên đồi Athen, khởi móng từ năm 477 trước CN, được người cổ đại xếp hạng là một trong bảy kỳ quan văn hoá thế giới. Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh loài người, là biểu tượng của vẻ đẹp lý tưởng, của sức mạnh trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người – thể hiện nội dung, tư tưởng và lòng khao khát cao cả rất gần gũi với những gì UNESCO đang vươn tới.
Lịch sử ra đời của UNESCO
Đầu năm 1942, trong khi Chiến tranh thế giới Hai đang diễn ra khốc liệt thì chính phủ các nước châu Âu trong khối liên minh chống phát xít đã tổ chức một hội nghị tại Vương quốc Anh, có tên là “Hội nghị Các bộ trưởng giáo dục của các quốc gia đồng minh” (Conference of Allied Ministers of Education, CAME) để bàn bạc và chuẩn bị cho các vấn đề sau chiến tranh. Thế chiến Hai vừa kết thúc, trong khi các quốc gia đang phải vật lộn với tình hình hậu chiến đầy khó khăn thì các nước đồng minh đã tính tới ngay việc xây dựng một hệ thống giáo dục phục vụ cho thời bình. Một dự án khẩn trương đã đạt được một sự nhất trí mang tính toàn cầu. Các quốc gia mới bao gồm các thành viên của Liên Hợp Quốc đã quyết định tham gia vào dự án này.
Theo lời kêu gọi của CAME, một hội nghị đã được triệu tập trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc (ra đời trước đó không bao lâu, ngày 24-10-1945), để bàn về việc thành lập một tổ chức về văn hoá và giáo dục (ECO/CONF) diễn ra tại London từ ngày 1 đến 16 tháng 11 năm 1945. Hội nghị diễn ra ngay sau khi chiến tranh vừa mới kết thúc. Hội nghị đã thu hút được sự tham gia của đại diện 44 quốc gia. Căn cứ theo đề nghị của Pháp và Anh, là hai nước được coi là chịu thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến tranh vừa qua, các đại biểu đã đi đến nhất trí về việc thành lập một tổ chức quốc tế tiêu biểu,xứng đáng với một nền văn hoá vì hoà bình. Các quốc gia mong mỏi tổ chức này hướng tới việc thiết lập “một tình đoàn kết về trí tuệ và lương tri của toàn nhân loại” và hành động nhằm loại bỏ nguy cơ chiến tranh.
Kết thúc Hội nghị có 37 trong số 44 nước đã quyết định việc thành lập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (gọi tắt là UNESCO). Ngày 16-11-1945 Hội nghị đã ký thông qua nội dung Công ước UNESCO. Công ước này đã có hiệu lực sau đó một năm, vào ngày 4-11-1946, sau khi được chính phủ của 20 trong số 37 quốc gia tham gia hội nghị London phê chuẩn. Ngày 16-11-1945 được coi là ngày ra đời UNESCO. Hai mươi quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước UNESCO được coi là các thành viên ban đầu (Sáng lập viên) của UNESCO, đó là: Ai Cập, Vương Quốc Anh, Ấn Độ, Australia, Brazil, Canada, Đan Mạch, Cộng hoà Dominican, Tiệp Khắc, Pháp, Hoa Kỳ, Hy Lạp, Lebanon, Mexico, Na Uy, Nam Phi, New Zealand, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Đại hội đồng đầu tiên của UNESCO được tổ chức tại Paris, Pháp từ ngày 19-11 đến 10-12-1946 với sự tham gia của đại diện của 30 chính phủ thành viên có quyền bầu cử.
Tàn dư của Thế chiến Hai cũng được phản ánh trong cơ cấu của các Quốc gia Sáng lập của UNESCO. Những quốc gia từng là phát xít như Nhật Bản và Cộng hoà Liên bang Đức đến năm 1951 mới đủ điều kiện để trở thành thành viên UNESCO, còn Tây Ban Nha là năm 1953. Những nhân tố lịch sử và chính trị như Chiến tranh lạnh, phong trào độc lập dân tộc và quá trình tan rã của chủ nghĩa thực dân trong những năm 60 của thế kỷ XX, sự sụp đổ của Đông Âu và tan rã của Liên Xô cũng kéo theo những thay đổi căn bản về cơ cấu thành viên của UNESCO. Chỉ riêng năm 1960 có 19 quốc gia châu Phi gia nhập UNESCO. Chỉ từ 1991-1993 từ một quốc gia Liên bang Xô viết (cũ) đã thành 13 quốc gia thành viên độc lập… Do tính bị chi phối bởi quy chế thành viên của Liên Hợp Quốc nên Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trở thành thành viên duy nhất tại UNESCO, Cộng hoà Dân chủ Đức là thành viên của UNESCO từ 1972, nhưng đến 1990 thì trao quyền đại diện cho Công hoà Liên Bang Đức.
Các tổ chức tiền thân của UNESCO (tham khảo)
- Uỷ ban Hợp tác Trí tuệ Quốc tế (The International Committee of Intellectual Co-operation, CICI), đóng tại Geneva từ 1922-1946;
- Viện Hợp tác Trí tuệ Quốc tế (International Institute of Intellectual Co-operation, IICI), trụ sở tại Paris, 1925-19646;
- Văn phòng Quốc tế về Giáo dục (International Bureau of Education, IBE), trụ sở tại Geneva, 1925-1968. Từ 1969 IBE trở thành một bộ phận của UNESCO.
Những mốc lịch sử quan trọng của UNESCO trong 60 năm qua
Ngày 16-11-1945: Đại diện của 37 quốc gia họp tại London để ký Công ước UNESCO. Ngày này được lấy làm ngày ra đời của UNESCO.
Ngày 4-11-1946: Công ước UNESCO có hiệu lực sau khi được chính phủ của 20 nước phê chuẩn.
1948: UNESCO khuyến nghị với các nước thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí trên phạm vi toàn cầu đối với trình độ tiểu học.
1952: Một hội nghị liên chính phủ đã được UNESCO triệu tập để thông qua Công ước Quốc tế về Quyền tác giả. Công ước góp phần tăng cường khả năng bảo vệ quyền tác giả đối với một số quốc gia trước đây chưa có điều kiện tham gia Công ước Berne về Bảo vệ các tác phẩm Văn học và Nghệ thuật ký từ 1886.
1956: Cộng hoà Nam Phi rút khỏi UNESCO với lời buộc tội là UNESCO đã cho phát hành hàng loạt các ấn phẩm mang tính “can thiệp nội bộ” đối với Nam Phi trong “các vấn đề về chủng tộc”. Năm 1994 Tổng thống Nelson Mandela lên nắm quyền và Nam Phi đã trở lại UNESCO.
1958: Khánh thành khu nhà Trụ sở của UNESCO tại Paris do nhóm kiến trúc sư Marcel Breuer (Mỹ), Pier-Luigi Nervi (Italy) và Bernard Zehrfuss (Pháp) thiết kế.
1960: Phát động Chiến dịch Nubia ở Ai Cập nhằm dịch chuyển Đền thờ Vĩ đại ở Abu Simbel đến vị trí an toàn để bảo tồn sau khi Ai Cập xây dựng đập nước Aswan. Trong vòng 20 năm thực hiện chiến dịch này, 22 công trình kiến trúc và tượng đài đã được di chuyển nguyên vẹn đến khu vực an toàn. Đây là một trong những công trình lớn nhất trong hàng loạt các chiến dịch bảo tồn di sản văn hoá do UNESCO phát động, bao gồm chiến dịch Moenjodaro (Pakistan), Fez (Maroc), Kathmandu (Nepal), Borobudur (Indonesia) and the Acropolis (Hi Lạp).
1968: UNESCO tổ chức Hội nghị liên chính phủ đầu tiên hướng tới việc giải quyết mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, mà hiện nay người ta gọi là “phát triển bền vững”. Hội nghị này là nguyên nhân dẫn đến việc ra đời Chương trình toàn cầu của UNESCO gọi là “Con người và Sinh quyển”.
1972: Một Công ước quốc tế liên quan đến Bảo vệ các Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới đã được thông qua tại UNESCO. Uỷ ban Di sản Thế giới được thành lập năm 1976 và những di sản đầu tiên trên thế giới được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới vào năm 1988.
1974: Giáo hoàng John Paul VI trao tặng Giải thưởng Hoà Bình John XXIII cho UNESCO.
1975: Trường Đại học Liên Hợp quốc được thành lập tại Tokyo dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc và UNESCO.
1978: UNESCO thông qua Bản Tuyên bố về Chủng tộc và thành kiến chủng tộc. Những bản báo cáo tiếp theo liên quan đến các chủ đề do Tổng Giám đốc nêu đã gây ra nhiều tai tiếng, gây mất tín nhiệm cho UNESCO, dẫn đến giải thể nhóm khoa học nghiên cứu về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
1980: Hai tập sách đầu tiên Lịch sử Đại cương về Châu Phi của UNESCO được phát hành. Tiếp đến là các tập tương tự về các khu vực khác, đáng chú ý là về lịch sử vùng Trung Á và Caribé.
1984: Hoa Kỳ rút khỏi UNESCO do bất đồng trong vấn đề quản lý và những lý do khác. Tiếp đến là Anh và Singapore rút khỏi UNESCO vào năm sau, 1985. Ngân sách của UNESCO bị giảm đột ngột.
1990: UNESCO tổ chức Hội nghị quốc tế về “Giáo dục cho tất cả mọi người” tại Jomtiem, Thái Lan. Hội nghị đã phát động phong trào quốc tế về tạo điều kiện phổ cập học tập cơ bản cho trẻ em, thanh niên và người lớn. Mười năm sau, một hội nghị tương tự được tổ chức ở Dakar, Senegal, gọi là Diễn đàn Quốc tế về Giáo dục để đệ trình với các quốc gia những mục tiêu trên lĩnh vực giáo dục cơ bản cho tất cả mọi người cần đạt được vào năm 2015.
1992: Thành lập “Bộ nhớ” cho các chương trình quốc tế trên lĩnh vực bảo quản các thư viện gồm những sản phẩm văn hoá không thể thay thế được và bảo quản các bộ sưu tầm đang được lưu trữ. Nay các đối tượng cần được bảo vệ đó còn có các hiện vật lưu âm thanh, phim và các sản phẩm truyền hình.
1997: Vương quốc Anh quay lại UNESCO.
1998: Bản Tuyên bố về Nhân quyền đã được UNESCO biên soạn và thông qua vào năm 1997 đã được Liên Hợp Quốc phê chuẩn.
1999: Tổng Giám đốc Koichiro Matsuura tiến hành cải cách tổng thể cơ cấu và thực hiện chính sách phi tập trung hoá bộ máy công chức và hoạt động nghiệp vụ của UNESCO.
2001: Đại hội đồng UNESCO thông qua Bản Tuyên bố Quốc tế về Tính đa dạng Văn hoá.
2003: Hoa Kỳ quay lại UNESCO.
2005: Nước Hồi giáo Brunei trở thành quốc gia thành viên thứ 191 của UNESCO.
">UNESCO là gì?
Sau khi VietNamNet chia sẻ bài viết "Cậu ruột cầu xin giúp cháu gái bị cha mẹ bỏ rơi, mắc bệnh hiếm dẫn tới bại liệt", rất nhiều bạn đọc đã đồng cảm. Ngoài số tiền 61.300.000 đồng ủng hộ qua Báo VietNamNet, nhiều nhà hảo tâm cũng liên lạc trực tiếp để giúp đỡ và động viên anh Dũng.
Mới đây, có mặt tại văn phòng Báo VietNamNet để đón nhận tình cảm của bạn đọc, anh Nguyễn Văn Dũng xúc động bùi ngùi. Nhìn cháu gái đang nằm lọt thỏm, vô tri trong lòng, anh nói nhỏ: "Tiền này mình dành để tái khám, mua thuốc và sữa, tã nghe con".
Hiện tại, Nga được chăm sóc tại nhà. Hằng tháng anh đưa con đi viện tái khám và mua thuốc uống. Người đàn ông trẻ cho biết sẽ tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, chỉ mong sao cháu gái có thể khỏe lại. Thông qua VietNamNet, anh gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn đọc hảo tâm đã thương giúp để bé Nga có cơ hội tiếp tục điều trị bệnh.
Em bé 5 tuổi bị bại liệt được bạn đọc ủng hộ hơn 61 triệu đồng
Nhận định, soi kèo Augsburg vs Eintracht Frankfurt, 20h30 ngày 20/4: Ca khúc khải hoàn
Bệ phóng hoàn hảo từ 'Những cô gái chân dài'
Di sản thiên nhiên thế giới
1. Vịnh Hạ Long
![]() |
Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ Long. Hàng trăm đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh động: hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn Lư Hương...
Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan.Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị về địa chất, địa mạo.
2. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
![]() |
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình – miền Trung Việt Nam với tổng diện tích 343.300ha. Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng vĩ, tiêu biểu phải kể đến hang Sơn Đoòng – Hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015.
3. Cao nguyên đá Đồng Văn
![]() |
Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ "Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn" đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
Di sản văn hóa vật thể thế giới
4. Quần thể di tích Cố đô Huế
![]() |
Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993.
5. Phố cổ Hội An
![]() |
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp.
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới.
6. Thánh địa Mỹ Sơn
![]() |
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là tổ hợp gồm nhiều đền đài Chăm Pa trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km được bao quanh bởi đồi núi. Xưa đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích.
Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại.
7. Hoàng thành Thăng Long
![]() |
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Vào ngày 31/7/2010, UNESCO đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.
8. Thành Nhà Hồ
![]() |
Thành nhà Hồ, nay thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể
9. Nhã nhạc cung đình Huế
![]() |
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam.Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.
10. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
![]() |
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này.
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...)
11. Dân ca Quan họ
![]() |
Dân ca quan họ ở Bắc Giang và Bắc Ninh là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó còn được gọi là dân ca quan họ Kinh Bắc do được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay. Ngày 30 tháng 9 năm 2009, UNESCO đã chính thức công nhận Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể của thể giới.
12. Ca trù
![]() |
Hát ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam[1] kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc
Ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
13. Hội Gióng
![]() |
Hội Gióng là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm ở nhiều địa phương tại Hà Nội nhằm tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Năm 2010, hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
14. Hát xoan Phú Thọ
![]() |
Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các vua Hùng. Thuở xa xưa, người Văn Lang tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân để đón chào năm mới.
Năm 2011, hát xoan đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
15. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
![]() |
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng dân gian được lưu truyền lâu đời ở Việt Nam mà trọng tâm là tỉnh Phú Thọ. Loại tín ngưỡng này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2012.
16. Đờn ca tài tử
![]() |
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2013. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian
17. Ví giặm Nghệ Tĩnh
![]() |
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc miền Trung Việt Nam. Dân ca ví giặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể ngày 27/11/2014 tại Paris (Pháp).
Di sản tư liệu thế giới
18. Mộc bản triều Nguyễn
![]() |
Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009. Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19, 20.
19. Bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám
![]() |
Với giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt, đầu tháng 3/2010, 82 tấm bia tiến sĩ của các khoa thi dưới triều Lê - Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
20. Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm
![]() |
Chùa Vĩnh Nghiêm được mệnh danh là “Đại danh lam cổ tự”, một trung tâm Phật giáo lớn nhất của thời Trần, nơi có những văn bản Hán tự được UNESCO công nhận năm 2012.
21. Châu bản triều Nguyễn
![]() |
Châu bản là những văn bản của vương triều đã được nhà vua “ngự phê” bằng mực son đỏ. Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính được hình thành trong quá trình quản lý nhà nước của triều Nguyễn (1802 - 1945), triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, bao gồm văn bản của các cơ quan trong bộ máy chính quyền trung ương và địa phương trình lên nhà vua phê duyệt, văn bản các vua ban hành cùng một số văn kiện ngoại giao và thơ văn ngự chế.
Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vào năm 2014
Di sản văn hóa hỗn hợp
22. Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình
![]() |
Tràng An là một trong những nơi có cảnh quan tháp karst đẹp và quyến rũ nhất trên thế giới. Phủ lên cảnh quan là thảm rừng và các tháp dạng nón hùng vĩ cao 200m, với các hố trũng hẹp khép kín, bao quanh bởi các sống núi nối liền nhau, các đầm lầy thông nhau qua hệ thống suối xuyên ngầm có chiều dài lên tới 1 km.
Ngoài ra, nơi đây còn sở hữu di tích danh thắng nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng như Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư.
Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Doha, với sự đồng thuận tuyệt đối của Ủy ban Di sản thế giới,Quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam.
Bích Ngọc
">Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam
Vụng về đến nỗi... nấu ăn làm cháy cả trần nhà
Phạm Giang (18 tuổi, sống tại quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, khi chưa lên thành phố, Giang hầu như không cần "động tay" vào việc nhà vì chuyện học hành là việc duy nhất bố mẹ Giang yêu cầu cô phải làm tốt. Tuy nhiên, cô cũng muốn thử sức với một số việc bếp núc nên đã tự mày mò và thực hành, nhưng rất nhiều lần thất bại.
"Vo gạo và cắm cơm thì không thành cháo cũng bị sống, rán trứng thì thành trứng "bóng đêm". Thậm chí, việc dễ nhất là luộc trứng, mình cũng làm nó vỡ tan tành. Mẹ mình còn bảo: "May chưa đốt nhà, nấu thế này chắc có ngày gọi cứu hỏa gấp". Thế là từ đó, mẹ mình càng không muốn mình làm việc nhà nữa", Giang tâm sự.
Dẫu sao, khi bước vào cuộc sống đại học, Giang cũng phải ra khỏi sự chở che của bố mẹ để bắt đầu sống tự lập. Vậy nên, thiếu kỹ năng tự chăm sóc bản thân đã khiến Giang gặp phải những tình huống bi hài.
Mới đầu, Giang thường xuyên mua đồ ăn sẵn về hoặc ra ngoài ăn hàng quán. Nhưng ăn như vậy mãi cũng khiến cô cảm thấy chán ngán và đặt ra quyết tâm học nấu ăn bằng được.
"Không biết do mình không có duyên với chuyện bếp núc hay do mình quá vụng về mà để xảy ra rất nhiều "tai nạn ngoài ý muốn". Đỉnh điểm là có một lần, mình bật bếp và cho chảo lên để rán trứng xong lại vội đi vệ sinh nên quên mất. Lúc quay ra thì thấy chảo nghi ngút khói, lửa cháy bùng lên, lan lên bên trên và cháy đen cả trần nhà. Chắc cả đời này mình sẽ không bao giờ quên cảm giác sợ hãi lúc đấy kinh khủng đến nhường nào", Giang kể lại.
Sau đó, Giang cũng tự nhủ phải cẩn trọng và chú ý hơn. Mỗi lần đi chợ mua đồ gì, nấu ăn như thế nào, nêm nếm gia vị ra sao... Giang đều gọi điện nhờ mẹ hướng dẫn. Dần dần, cô đã có thể nấu được những món cơ bản mà không gây ra những "tai nạn" nghiêm trọng nào nữa (Ảnh: NVCC).
"Mình muốn học nấu ăn và đã học nấu ăn là để tự phục vụ nhu cầu cá nhân của mình. Tự nấu cho mình ăn, tuy là không quá ngon nhưng đảm bảo đỡ ngán và vệ sinh hơn ăn hàng quán", cô nói.
Giang cũng tự nhận thấy việc nấu ăn là bản năng sinh tồn cơ bản của con người trong xã hội hiện đại này. Việc đó không quá cao siêu như việc đi rừng phải biết bắt lửa, biết săn bắt, biết hái lượm. Tự nấu ăn chỉ đơn thuần là việc nêm nếm chế biến đồ ăn theo cách đơn giản nhất có thể và tự phục vụ cho nhu cầu cần thiết của bản thân.
Bất kể ở nhà hay đi chơi, con gái "cưng" liên tục bị mẹ gọi video kiểm tra
Theo chia sẻ của Giang, kể từ khi cô mới bắt đầu cuộc sống sinh viên xa nhà, hầu như tối nào mẹ cô cũng gọi điện để hỏi thăm tình hình. "Mới lên thành phố còn lạ lẫm và nhớ nhà nên mỗi tối mẹ gọi điện, mình đều cảm thấy có gia đình ở cạnh, được trò chuyện, quan tâm nên đỡ tủi thân hơn nhiều", cô bộc bạch.
Song, không phải sinh viên nào cũng thường xuyên hào hứng với những cuộc gọi đến từ phụ huynh. Nếu như có bạn luôn chủ động gọi điện cho gia đình thì cũng có những bạn cảm thấy bất tiện vì liên tục nhận được cuộc gọi từ bố mẹ.
Ngọc Anh (21 tuổi, sinh viên trường Đại học Thăng Long) cho biết: "Ngày trước, cứ tối đến là mẹ mình thường hay gọi video hỏi xem mình ăn gì, đi đâu, gặp ai. Nhưng sau này, mình đi học thêm, làm thêm, quen thêm nhiều bạn mới, không thể lúc nào cũng sẵn sàng có mặt ở nhà để nghe điện thoại của mẹ. Những lúc ấy mình cảm thấy rất bất tiện. Có lần, mẹ mình gọi video đúng lúc mình đang đi ăn với bạn trai.
Tuy chúng mình yêu nhau đàng hoàng nhưng vì không muốn mẹ can thiệp quá nhiều vào chuyện riêng nên mình đành phải bảo anh ấy tạm "lánh nạn" để mình nói chuyện với mẹ. Thấy mình ăn ở ngoài, mẹ liền lo lắng, sợ đồ ăn không hợp vệ sinh; thấy mình ăn diện và trang điểm liền nghi ngờ mình yêu đương vớ vẩn... rồi đủ thứ chuyện và rất nhiều câu hỏi mang tính dò xét, kiểm tra hơn là hỏi thăm".
Ngọc Anh cho rằng, ở nhà được bố mẹ cưng chiều nhiều thế nên khi xa nhà sẽ khó tránh khỏi việc bố mẹ lo lắng, gọi điện thường xuyên. Tuy nhiên, cô cũng tự nhận thấy ranh giới giữa quan tâm và kiểm soát thực sự mong manh. Vì thế, cô chọn cách nói chuyện thẳng thắn với mẹ.
"Mình nói rằng, mình cần có thời gian cho những việc cá nhân và bạn bè. Hơn nữa, bản thân cũng cần phải trưởng thành hơn, không thể lúc nào cũng để mẹ lo lắng như vậy. Việc gọi điện, mình sẽ chủ động mỗi khi có thời gian để có được sự thoải mái mà vẫn giữ được tình cảm gia đình", Ngọc Anh tâm sự.
Theo Dân trí
">'Khóc thét' vì lần đầu sống xa nhà, nấu ăn làm cháy cả trần nhà
Gương mặt thân quen tập 3: Hùng Thuận ‘hạ gục’ Kim Oanh, Mr Đàm khi hóa thân Michael Jackson
Gia đình Cẩm Ly 'thao túng' chương trình Ca sĩ thần tượng
友情链接