NEWSNEWS

Cả thế giới công nghệ, trong đó có Silicon Valley của Mỹ, đang 'đi theo' Trung Quốc

Snapchat và Kik,ảthếgiớicôngnghệtrongđócóSiliconValleycủaMỹđangđitheoTrungQuốlịch thi đấu ngoại hạng anh hai ứng dụng nhắn tin di động, sử dụng mã vạch để kết nối mọi người và chia sẻ thông tin. Facebook bổ sung khả năng gọi xe và thanh toán trong Messenger. Facebook, Twitter bắt đầu cho livestream cách đây không lâu.

Tất cả những công nghệ dường như không liên quan này lại có một điểm chung: đó là chúng được phổ biến đầu tiên tại Trung Quốc.

WeChat và Alipay, hai ứng dụng Trung Quốc, từ lâu đã sử dụng QR để cho mọi người mua sắm, chuyển tiền. Cả hai cũng cho gọi taxi, đặt bánh pizza mà không cần chuyển sang ứng dụng khác. Dịch vụ phát video YY.com nhiều năm tạo ra các “ngôi sao Internet”.

Silicon Valley từ lâu là thủ phủ công nghệ thế giới. Đây là nơi khai sinh mạng xã hội, iPhone và truyền bá các sản phẩm ra khắp hành tinh. Trong khi đó, Trung Quốc luôn được xem là kẻ theo đuôi và bắt chước khi phát triển các phiên bản “nhái” của Google, YouTube và Twitter.

Tuy nhiên, ngành công nghệ Trung Quốc - đặc biệt là di động - lại đang đi trước Mỹ theo vài cách nào đó. Một số doanh nghiệp công nghệ phương Tây, kể cả những ông lớn, đang quay sang doanh nghiệp Trung Quốc để tìm ý tưởng.

Ted Livingston, nhà sáng lập Kik, nhận định Trung Quốc đang đi trước khá xa. Sự chuyển hướng này cho thấy Trung Quốc đang có tiếng nói có trọng lượng hơn trên bản đồ công nghệ thế giới. Tại đây, ngày càng nhiều người dùng di động để trả hóa đơn, đặt hàng, xem video, hẹn hò hơn bất kỳ nơi nào. Thanh toán di động năm 2015 vượt mặt Mỹ.

Các công ty Internet lớn nhất nước là những doanh nghiệp duy nhất trên thế giới có thể đọ với Mỹ về quy mô. Vụ thôn tính Uber Trung Quốc của Didi Chuxing mới đây là ví dụ cho thấy ít nhất những đối thủ Trung Quốc có thể “nuốt trọn” các startup lớn nhất, tinh vi nhất của Mỹ.

Tương lai của thanh toán trực tuyến có thể tìm thấy tại cửa hàng mỳ của Liu Zheng tại Bắc Kinh. Liu Xiu, 60 tuổi và người hàng xóm Zhang Lixin, 55 tuổi, đọc thông tin về cửa hàng trên WeChat. Sau đó, họ đặt hàng và trả tiền bữa trưa, chụp ảnh và đăng ảnh “tự sướng” bên ngoài cửa hàng, tất cả chỉ cần một ứng dụng duy nhất. Liu Zheng cho biết quy trình đặt hàng và thanh toán tự động giúp ông giảm chi phí tiền lương cho phục vụ và tiến tới chỉ thuê 1 đến 2 bồi bàn.

赞(592)
未经允许不得转载:>NEWS » Cả thế giới công nghệ, trong đó có Silicon Valley của Mỹ, đang 'đi theo' Trung Quốc