Năm nay gần như các tân sinh viên đại học sẽ bắt đầu năm học mới bằng việc học online. Theo ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho đến khi dịch Covid-19 được kiểm soát thì trường vẫn có học phần mà sinh viên phải học online.Theo ThS Sơn, dù tân sinh viên đã được “tập dượt” khi ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng chưa được gọi là có kỹ năng học online. Do vậy bước vào đại học, phải thực sự chủ động tìm kiếm thông tin về môn học, tài liệu và nghiên cứu trước bài học, đừng thụ động về kiến thức, kỹ năng.
Đồng quan điểm, TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Nha Trang nhấn mạnh môi trường học đại học hoàn toàn khác biệt với trường phổ thông, do đó cần phải tự giác, chủ động, tự lập kế hoạch học tập phù hợp cho riêng mình.
Với học online, TS Phương lưu ý sinh viên cần chuẩn bị các điều kiện quan trọng gồm thiết bị hỗ trợ học tập online (máy tính, điện thoại thông minh…), đường truyền internet, không gian yên tĩnh để học tập.
Ngoài ra, trong tình trạng “lạ nước lạ cái”, tân sinh viên cần nghiên cứu kỹ cách thức kích hoạt và sử dụng tài khoản email, mã số sinh viên trong quá trình học để xem thời khóa biểu, hoặc đăng ký môn học, xem tình trạng đóng học phí, lịch thi, thông tin cố vấn học tập, địa chỉ liên hệ…
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/04/25/19/hon-120-sinh-vien-truong-dh-cong-nghiep-thuc-pham-tp-hcm-tot-nghiep-loai-xuat-sac-va-gioi.jpg) |
|
PGS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thông tin rằng, tỷ lệ ra trường ở các trường lớn trên thế giới là 60%. Còn tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là khoảng 65%-75%/khoá. Điều đó có nghĩa với chỉ tiêu tuyển sinh 5.000 sinh viên/khoá thì có tới 1.250-1.650 sinh viên không được tốt nghiệp. Ngoài những sinh viên không lo học, còn có sinh viên chọn sai ngành, gặp sự cố khác hoặc chọn lại ngành thích hợp hơn.
Vì vậy, theo PGS Bùi Hoài Thắng, sinh viên không chỉ đơn giản cố học là thành mà cần học với niềm sảng khoái với nghề nghiệp, với ước vọng vươn cao.
“Hãy học đại học bằng niềm vui và niềm đam mê và hãy tìm đam mê và niềm vui trong học đại học”- PGS Bùi Hoài Thắng khuyên.
Thận trọng trước cám dỗ
Còn PGS Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho rằng, khi vào đại học thì việc tự học và học theo nhóm là cốt yếu. Rất nhiều đại học đã sử dụng giáo trình bằng tiếng Anh nên các sinh viên năm thứ nhất sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường có chuẩn đầu ra tiếng Anh rất cao (550-650 TOEIC) nên sinh viên cần phải cố gắng tập thói quen tự học tiếng Anh hằng ngày.
Ở nhiều trường, khối lượng bài tập, tiểu luận, báo cáo, dự án… khá lớn nên các em phải chuẩn bị tinh thần để làm việc cật lực ngay từ năm đầu.
“Không có con đường nào gian khổ bằng con đường mang tên DEADLINE”. Do vậy hãy hình thành thói quen học liên tục, học cả đời.
Bên cạnh đó, cân đối thời gian dành cho việc học và làm thêm, tránh sa vào bẫy đa cấp biến tướng…
Đây cũng là lưu ý của TS Tô Văn Phương. Theo ông Phương, các tân sinh viên cần tránh những cạm bẫy, cám dỗ nơi thành thị, thận trọng với những lời rủ rê, mật ngọt tham gia các hoạt động đặc biệt liên quan đến tài chính.
“Do dịch Covid-19 phức tạp nên tân sinh viên chưa có cơ hội “bước chân vào cổng trường đại học của mình” theo đúng nghĩa, vì vậy cần lưu ý đến các thông báo và hướng dẫn trên website, hay fanpage chính thống của trường mình, tránh theo các thông tin từ các trang mạng không chính thống, điều này có thể dẫn đến thông tin sai lệch, thậm chí là thông tin có hại, lừa đảo”- TS Phương khuyên.
Minh Anh
![Cú sốc 'đội sổ' của nam sinh từng giành giải quốc gia và đi thi quốc tế](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/09/06/00/singapore.jpg?w=145&h=101)
Cú sốc 'đội sổ' của nam sinh từng giành giải quốc gia và đi thi quốc tế
Từng là học sinh giỏi quốc gia, được chọn thi Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương, tuy nhiên khi vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Đức đã trải qua học kỳ đầu “tồi tệ” với điểm trung bình 1.0/4.0.
" alt="Tân sinh viên cần làm gì để không bị đuổi học"/>
Tân sinh viên cần làm gì để không bị đuổi học
MU hủy kế hoạch mua MandzukicTờ Mirror loan báo, Manchester United quyết định hủy kế hoạch ký hợp đồng với lão tướng Juventus, Mandzukic vào tháng 1/2020.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/10/05/21/mu-chao-don-mandzukic-barca-cac-griezmann-lay-neymar.jpg) |
MU được loan báo hủy kế hoạch ký Mandzukic |
Đội chủ sân Old Trafford được cho thông báo kết thúc mối quan tâm với tiền đạo 33 tuổi người Croatia, và chuyển sự chú ý sang chân sút Erling Haaland của RB Salzburg.
MU với đội hình trẻ, những Rashford, Martial,… chưa thể gánh vác trọng trách ghi bàn trên hàng công, nên được loan báo chấp nhận… đi ngược lại chiến lược để mang về một người dày dạn kinh nghiệm như Mandzukic. Chính sách của Quỷ đỏ là không mang về những cầu thủ ngoài 30 tuổi.
Các nguồn tin thậm chí còn khẳng định, Mandzukic có thể đến tập cùng MU ngay trong tháng 12 này, trước khi đôi bên chính thức ký hợp đồng để tay săn bàn bắt nhịp môi trường mới.
Tuy nhiên, theo tin mới nhất từ Tuttosport, MU quyết định từ bỏ, không ký với một tiền đạo mà từ đầu mùa chưa được chơi phút nào ở Serie A.
De Gea nói sự thật về Quỷ đỏ
Thủ thành số 1 MU, David de Gea thừa nhận, đội hình Quỷ đỏ hiện tại thiếu chất lượng, nhưng phủ nhận đội thiếu nỗ lực.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/11/30/21/de-gea-mu-thieu-chat-luong.jpg) |
De Gea thừa nhận, MU hiện tại thiếu chất lượng |
MU dưới thời Solskjaer đang trải qua mùa giải khá chật vật, không có bản sắc. Sau 13 vòng đấu Premier League, Quỷ đỏ chỉ thắng 4 trận, hòa 5, thua 4, mới được vỏn vẹn 17 điểm, năm ở nhóm giữa BXH.
Hôm thứ Năm vừa qua, MU còn để thua ngược Astana yếu hơn hẳn, tại vòng bảng Europa League. Trước đó, Quỷ đỏ cũng đánh rơi chiến thắng vào phút chót khi đấu Sheffield (hòa 3-3).
De Gea và đồng đội đang hướng đến trận đón tiếp Aston Villa vào 23h30 đêm nay, 1/12 với mục tiêu đạt được một kết quả tích cực hơn trong mắt người hâm mộ.
Thủ môn người Tây Ban Nha thẳng thắn với Sky Sports: “MU lúc này thế nào thì kết quả thời gian qua phản ánh điều đó. Chúng tôi cần thắng 4 hoặc 5 trận liên tiếp để lên top đầu nhưng hiện tại chúng tôi không chơi được tốt như vậy.
Cả đội cống hiến tất thảy, nỗ lực để giành chiến thắng để có thể đưa MU lên cao trong bảng tổng sắp. Nhưng sự thật là chúng tôi không đủ kiên định, còn nhiều thứ phải tập luyện và cải thiện”.
L.H
" alt="Tin bóng đá 1"/>
Tin bóng đá 1
Tại trường Tiểu học Lê Văn Tám (quận Thanh Khê), từ 8h sáng các giáo viên đã có mặt để lau chùi bàn ghế, quét dọn các phòng học.Cô Trần Thị Minh Hà – Hiệu trưởng nhà trường cho biết hôm nay là ngày thứ 2 giáo viên nhà trường trường dọn dẹp vệ sinh, kiểm tra bàn ghế để sửa chữa lại và cắt tỉa cây xanh.
Trước đó ngành y tế đã phun khử khuẩn tất cả các phòng học. Trường đang xin sơn lại một số phòng trước kia được trưng dụng làm khu vực cách ly.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/09/28/12/7.jpg) |
Các trường học ở Đà Nẵng tiến hành dọn dẹp chờ học sinh quay lại lớp khi TP chuyển trạng thái chống dịch |
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/09/28/12/6.jpg) |
Nhà trường kiểm tra tất cả bàn ghế các phòng học để sửa chữa |
Cách đó hơn 1km, các giáo viên trường Tiểu học Bế Văn Đàn phân chia nhau đi các lớp làm sạch từ bề mặt bàn, ghế, sàn lớp học, hành lang…
Nhà trường cũng thuê người cắt tỉa cây xanh.
Cô Nguyễn Thị Bắc – Hiệu trưởng cho biết, trường bắt đầu tổng dọn vệ sinh từ ngày 21/9, đến nay đã gần hoàn thành. Hiện nay toàn bộ các phòng học cũng được phun khử khuẩn.
“Trường có gần 1.400 học sinh. Bên cạnh dọn dẹp, để đảm bảo an toàn chúng tôi cũng kiểm tra lại toàn bộ cơ sở vật chất như điện, quạt, tivi”, cô Bắc cho biết.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/09/28/12/11.jpg) |
Cây xanh cũng được cắt tỉa |
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/09/28/12/3.jpg) |
Hệ thống điện, quạt tại các phòng học trường Tiểu học Bế Văn Đàn được lau dọn, kiểm tra kỹ |
Theo bà Lê Thị Bích Thuận - Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng hiện nay, việc dạy và học vẫn đang thực hiện theo hình thức trực tuyến. Sở đang tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh tại địa bàn để có phương án phù hợp cho việc dạy học trực tiếp khi dịch được kiểm soát.
Bà Thuận cho biết thêm, TP đã có kế hoạch đón cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục quay trở lại TP để đảm bảo số lượng dạy học trực tiếp khi tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn được kiểm soát.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 ngày 27/9, bà Ngô Thị Kim Yến - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu Sở GD-ĐT sớm xây dựng phương án chuẩn bị cho học sinh trở lại trường học khi TP chuyển trạng thái “bình thường mới”.
Hồ Giáp
![Hàng loạt chốt chặn được tháo bỏ ở Đà Nẵng](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/09/27/18/nguoi-dan-da-nang-di-lai-de-dang-cac-chot-duong-lon-da-phan-da-thao-do.jpg?w=145&h=101)
Hàng loạt chốt chặn được tháo bỏ ở Đà Nẵng
Ngay sau khi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu các địa phương tháo dỡ ngay các rào chắn, nhiều chốt chặt ở các tuyến đường lớn đã được dỡ bỏ. Người dân có nhiệm vụ ra đường đã đi lại thuận tiện hơn.
" alt="Đà Nẵng tất bật chuẩn bị cho học sinh quay trở lại trường"/>
Đà Nẵng tất bật chuẩn bị cho học sinh quay trở lại trường
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, thay vì tư duy đào tạo một lần để làm việc suốt đời, chúng ta cần thay đổi chuyển từ đào tạo một lần sang học tập thường xuyên, học tập suốt đời để không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. ![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/10/04/13/nang-cao-noi-luc-suc-manh-noi-sinh-cho-phat-trien-dat-nuoc-bang-suc-manh-cua-ky-nang-va-nang-luc-hanh-nghe.jpg) |
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng |
PV: Xin Thứ trưởng cho biết sự cần thiết của kỹ năng lao động trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19?
Thứ trưởng Lê Tấn Dũng:Kỹ năng lao động luôn có vai trò rất quan trọng, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của công nghệ, số hóa, tự động hóa, toàn cầu hóa đã tác động sâu sắc đến mô hình phát triển của các quốc gia, thúc đẩy nhu cầu nâng cao kỹ năng lao động trên toàn thế giới.
Ngay trong bối cảnh dịch bệnh Covid--19 diễn biến phức tạp, tác động nặng nề lên nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều chính sách và ưu tiên nguồn lực để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động, trong đó có chính sách hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục hồi sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, chống đứt gãy chuỗi cung ứng lao động và thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như: Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 (gói hỗ trợ 26.000 tỷ) và Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 (gói hỗ trợ 38.000 tỷ) về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Quyết định số 1446/QĐ-TTg ngày 30/8/2021 Phê duyệt Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Trước đó ngày 28/5/2020 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới...
Nhân dịp ngày Kỹ năng lao động Việt Nam 04/10 năm nay, Chủ tịch nước có thư gửi tới toàn thể người lao động và các cơ quan, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước để biểu dương và tri ân những đóng góp lớn lao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian qua; đồng thời kêu gọi chúng ta còn cần nỗ lực hơn nữa để cùng chung tay vượt qua đại dịch Covid-19 và đồng hành nâng tầm kỹ năng lao động, để đất nước ta chiến thắng dịch bệnh và phát triển thịnh vượng trong thời gian tới.
Xin Thứ trưởng cho biết tình hình nhân lực có kỹ năng nghề của Việt Nam hiện nay và quan điểm, định hướng về phát triển nhân lực có kỹ năng trong thời gian tới.
Trong những năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị nhân lực có kỹ năng nghề được Đảng, Nhà nước rất quan tâm và đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, quy mô tuyển sinh, chất lượng và hiệu quả đào tạo. Hệ thống các quy định pháp luật về giáo dục nghề nghiệp từng bước được hoàn thiện; mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển rộng khắp, đa dạng về loại hình và trình độ đào tạo; chất lượng được tăng cường; xuất hiện ngày càng nhiều mô hình đào tạo chất lượng cao, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đánh giá về tình hình phát triển GDNN giai đoạn vừa qua, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhận định GDNN có nhiều chuyển biến, qua đó đóng góp tích cực vào xây dựng con người, phát triển nguồn nhân lực… Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì quy mô, cơ cấu và chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhân lực trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội của 1 quốc gia gần 100 triệu dân, 55 triệu lao động đang trong giai đoạn dân số vàng, nhất là trong bối cảnh do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, xu hướng tự động hóa, điện tử hóa, số hóa, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu phát triển KT-XH trong từng giai đoạn sẽ quyết định tới nhu cầu về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực cho thị trường lao động. Đảng ta xác định một trong những nội dung đột phá chiến lược là tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực; chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao; đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, trọng tâm là hiện đại hóa và thay đổi phương thức giáo dục, đào tạo, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang thực hiện chỉ đạo của Chính phủ xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp và Đề án “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”, trong đó cũng một số quan điểm, định hướng phát triển lực lượng lao động có kỹ năng là:
- Lực lượng lao động có chất lượng, kỹ năng và hiệu quả cao là nguồn tài nguyên vô giá, là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, khi đại dịch Covid-19 đang diễn biến và thế giới cũng đã xác định sống chung với Covid-19 thì vai trò Nâng tầm kỹ năng lao động là một chiến lược cần ưu tiên để nhanh chóng khôi phục lại thị trường lao động, đảm bảo chuỗi cung ứng lao động không bị đứt gãy và chuẩn bị cho công cuộc phục hồi nền kinh tế sau Covid-19. Các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan ưu tiên nguồn lực, cơ chế chính sách và hành động quyết liệt để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, tay nghề cao, phổ cập nghề cho thanh niên.
- Phát triển kỹ năng lao động là quá trình được hình thành trong học tập, lao động và cuộc sống. Do vậy, thay vì tư duy đào tạo một lần để làm việc suốt đời, chúng ta cần thay đổi chuyển từ đào tạo một lần sang học tập thường xuyên, học tập suốt đời để không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Đào tạo, đào tạo lại để thích ứng với thế giới việc làm đang đổi thay là hết sức quan trọng. Mọi người lao động phải không ngừng học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, liên tục sáng tạo để cải thiện năng suất và nâng cao hiệu quả lao động trong công việc.
- Một vấn đề hết sức quan trọng, đó là nâng tầm kỹ năng lao động, không phải là nhiệm vụ riêng của một ai, mà là của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Cộng đồng doanh nghiệp và người sử dụng lao động cũng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, đặc biệt là chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự đồng hành của các cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động và nhất là phát huy phẩm chất quý báu của người Việt Nam luôn có ý chí khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập, lao động và sản xuất sẽ nâng tầm kỹ năng lao động, đóng góp thiết thực, hiệu quả để đất nước ta chiến thắng dịch bệnh và phát triển thịnh vượng trong thời gian tới.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
![Dự kiến thành lập 3 trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/09/10/19/gdnn-1.jpg?w=145&h=101)
Dự kiến thành lập 3 trung tâm đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao
Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ, Trường CĐ Kỹ nghệ Dung Quất và Trường CĐ Kỹ nghệ II được dự kiến sẽ cơ cấu lại để thực hiện chức năng của trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao.
" alt="Thứ trưởng Bộ LĐ"/>
Thứ trưởng Bộ LĐ