Đội bóng này từng 9 lần vô địch K-League, 2 lần vô địch AFC Champions League. Nhưng điều đặc biệt nhất là ông Kim từng gắn bó nhiều năm trong tư cách cầu thủ lẫn HLV ở Jeonbuk Hyundai Motors FC.
Tuy nhiên, chất lượng các trận đấu tập sắp tới của đội tuyển Việt Nam đang được đặt dấu chấm hỏi, khi hai "quân xanh" của đội tuyển Việt Nam là Daegu FC và Jeonbuk Hyundai Motors FC đều phải đá play-off trụ hạng.
Cụ thể, sau khi giải K-League 1 kết thúc, đội Incheon United xếp cuối bảng xếp hạng và xuống chơi ở K-League 2. Hai đội đứng phía trên là Daegu FC và Jeonbuk Hyundai Motors FC sẽ đá play-off với một đội đứng thứ 2 bảng xếp hạng K-League 2 và đội thắng trong 3 đội thứ tự từ 3-5 K-League 2.
Điều đáng nói, lịch thi đấu 2 trận play-off của Daegu FC và Jeonbuk Hyundai Motors FC đều trùng với 2 trận gặp đội tuyển Việt Nam, vì vậy gần như chắc chắn hai đội bóng này chỉ sử dụng lực lượng trẻ để làm "quân xanh" cho đoàn quân của HLV Kim Sang Sik.
Cụ thể, theo lịch thi đấu, Daegu FC đá trận play-off vào các ngày 28/11 (lượt đi) và 1/12 (lượt về). Trong khi đó, Jeonbuk đá play-off lượt đi vào ngày 1/12 (lượt về ngày 8/12).
Hai "quân xanh" của đội tuyển Việt Nam có nguy cơ xuống hạng (Ảnh: VFF).
Liên quan tới sự chuẩn bị của đội tuyển Việt Nam, sáng 24/11, thầy trò HLV Kim Sang Sik có buổi rèn thể lực tại sân cỏ nhân tạo thuộc Smart AirDome Gyeong Ju - sân vận động mái vòm hiện đại nhất của Hàn Quốc, mới được đưa vào sử dụng hồi tháng 4 năm ngoái.
Đúng như tên gọi Smart AirDome (mái vòm thông minh), sân được bao phủ bởi vòm che kín khổng lồ tích hợp hệ thống sưởi ấm, làm mát và luân chuyển không khí rất hiện đại. Nhờ công nghệ này, nhiệt độ trong sân luôn đảm bảo ở 26 độ C vào mùa hè và 18 độ C vào mùa đông, với độ ẩm được duy trì ở 50%.
Điều kiện này đã giúp các cầu thủ có thể tập luyện một cách thoải mái ở mọi thời điểm trong năm, bất chấp thời tiết mùa hè oi bức hay mùa đông lạnh giá.
Lần đầu tiên được trải nghiệm môi trường tập luyện lý tưởng như vậy, nên các cầu thủ rất hứng khởi và không gặp nhiều khó khăn để nuốt trọn giáo án của chuyên gia thể lực Cedric Roger, đặc biệt là các bài biến tốc ở cự ly ngắn và trung bình.
Bên cạnh đó, các cầu thủ cũng tiếp tục được trang bị áo gắn chip GPS để giúp Ban huấn luyện thu thập, thống kê dữ liệu sinh học và thông tin về quá trình chạy, quãng đường di chuyển, vị trí, gia tốc, nhịp tim, tình trạng sức khỏe của từng cầu thủ, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Lao động kỹ thuật có tay nghề là lực lượng TPHCM thiếu nhiều nhất (Ảnh minh họa: Sơn Nguyễn).
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM, việc biến động lao động trong các doanh nghiệp tại TPHCM là rất lớn, nhất là các doanh nghiệp tư nhân. Ước tính cứ bình quân doanh nghiệp tuyển mới 3 lao động thì có 2 lao động đang làm việc trước đó di chuyển đến nơi khác.
TPHCM cũng là nơi tập trung rất đông cơ sở đào tạo đại học, giáo dục nghề nghiệp, hầu hết thanh niên đến thành phố học tập đều ở lại nơi đây tìm kiếm việc làm. Hằng năm, TPHCM cần bố trí việc làm cho hơn 300.000 người, trong đó gần 100.000 người là sinh viên, học sinh tốt nghiệp đại học và trên 200.000 tốt nghiệp các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
Theo ông Trần Anh Tuấn, với nguồn cung nhân lực lớn và tỷ lệ biến động cao, sự cân đối giữa nguồn cung và nhu cầu là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả tận dụng nguồn lực lao động.
Ông Tuấn cho biết: "Dù thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc khảo sát, thông tin và định hướng phát triển các ngành nghề cho cân đối nhưng thực tế cho thấy hiện vẫn còn nhiều nút thắt khiến ngành nhân lực mất cân đối. Trong đó có 2 nghịch lý lớn nhất là tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề".
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM (Ảnh: Tùng Nguyên).
Thứ nhất là mất cân đối trong cơ cấu trình độ nghề diễn ra khá phức tạp. Khảo sát cho thấy nhu cầu lao động trình độ đại học tại TPHCM hằng năm là 18-22%, trong khi trình độ cao đẳng và trung cấp là hơn 50% nhưng cơ cấu nguồn cung lại khác hẳn.
Tuy nhiên, trong tổng số người có nhu cầu tìm việc thì hơn 60% là có trình độ đại học trở lên. Trong nhóm lao động trình độ đại học tìm việc có hơn 70% là sinh viên, học sinh các tỉnh thành phố khác đến học tập, tốt nghiệp và có nhu cầu ở lại thành phố làm việc.
Thứ hai là dù thành phố đang rất thừa lao động nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển. Đó là nhân lực cho 4 ngành công nghiệp chủ lực và 9 ngành dịch vụ trọng yếu, đặc biệt là trong các ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất, quản lý kinh doanh.
Thống kê nhu cầu tuyển dụng theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của Trung tâm dịch vụ việc làm TPHCM trong tháng 10 cũng cho thấy, nhu cầu tuyển dụng công nhân kỹ thuật không bằng cấp của doanh nghiệp thành phố rất lớn, chiếm hơn 34% tổng nhu cầu lao động toàn thị trường.
Nhu cầu lao động trình độ đại học trong tháng 10 rất thấp, chỉ đạt gần 8% tổng nhu cầu lao động. Số còn lại là nhu cầu lao động có trình độ nghề (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, chứng chỉ nghề).
Về cơ cấu ngành nghề, có những ngành cần hàng ngàn lao động nhưng nguồn cung rất ít. Có những ngành doanh nghiệp không cần lao động lại có rất nhiều nhân lực trình độ cao đang tìm kiếm việc làm.
Nhu cầu tuyển dụng theo trình độ tại TPHCM trong tháng 10/2024 (Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM).
Theo ông Trần Anh Tuấn, công việc thống kê, dự báo thị trường; sau đó truyền thông và định hướng người lao động chọn ngành, chọn nghề, chọn trình độ nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố là rất quan trọng.
Ông nói: "Làm thế nào để tạo được nguồn nhân lực bảo đảm được các vị trí nòng cốt, ổn định trong doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm công tác chuyển giao công nghệ là điều mà TPHCM cần quan tâm".
" alt=""/>2 nghịch lý lớn của thị trường lao động TPHCMChia sẻ tại chương trình, PGS.TS Trần Hữu Đức với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và tư vấn nguồn nhân lực, cho rằng Việt Nam hiện đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm kể từ khi bắt đầu, khoảng 95-97% doanh nghiệp sẽ "rơi rụng".
PGS. TS Trần Hữu Đức (Ảnh: Nhật Quang).
Theo ông Đức, bạn trẻ muốn khởi nghiệp phải dựa vào nhiều yếu tố. Muốn tư duy toàn cầu, cần biết mình là ai, thế mạnh, nguồn lực, đam mê của mình, sau đó mới tính đến các yếu tố khác để bước vào con đường khởi nghiệp đầy chông gai.
Ông Đức giải thích: "Chúng ta khởi đầu nhỏ với tầm nhìn toàn cầu. Muốn tư duy toàn cầu, đừng quên gốc gác của mình. Chúng ta cần nhận ra những gì mình có từ bên trong như đam mê, năng khiếu, và các giá trị cá nhân".
Ông cũng khuyên rằng việc khởi nghiệp không chỉ cần đến lòng đam mê và sự kiên trì, mà còn phải tận dụng sức trẻ, sự hỗ trợ từ các chương trình học, công nghệ và thông tin, và các dự án thi khởi nghiệp để phát triển.
Theo ông, sự cần thiết của việc đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để cạnh tranh. Ông khuyên các bạn trẻ khởi nghiệp cần có chút mạo hiểm, nhưng cũng phải thận trọng.
"Chân đạp đất nhưng mắt phải nhìn xa thì mới đi tới được," ông nói. Cạnh tranh bằng chất lượng là chiến lược bền vững cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, bởi vì cạnh tranh bằng giá cả có thể mang đến những rủi ro dài hạn, thậm chí gây hại cho chính sự phát triển của start-up.
Với 4 lần khởi nghiệp đầy thách thức, ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch Công ty cổ phần DH Foods, chia sẻ kinh nghiệm về việc làm thế nào để trải qua nhiều giai đoạn "lên bờ xuống ruộng".
Ông Dũng kể: "Năm 28 tuổi, ông lần đầu thử sức với một công ty thủ công mỹ nghệ, và đến năm 31 tuổi, ông tiếp tục lần khởi nghiệp thứ hai dù số vốn đang ở mức âm. Năm 2007, ông Dũng quay lại với lần khởi nghiệp thứ ba ở tuổi 45, nhưng sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến ông phải trắng tay".
Ông Nguyễn Trung Dũng, Chủ tịch Công ty cổ phần DH Foods (Ảnh: Nhật Quang).
Đến năm 2012, ở tuổi 50 và sau 30 năm sinh sống tại Ba Lan, ông Dũng trở về Việt Nam và quyết định khởi nghiệp lần thứ tư với doanh nghiệp hiện nay. Với ước mơ mang gia vị đặc sản Việt Nam ra thế giới, ông Dũng thành lập thương hiệu gia vị sạch, không sử dụng màu tổng hợp hay chất bảo quản nhân tạo.
Nhìn nhận từ góc độ thực tiễn, ông Trung Dũng cho rằng khởi nghiệp là một hành trình dài, không phải một phong trào nhất thời. Điều này đòi hỏi các bạn trẻ phải có ý chí và nghị lực mạnh mẽ để có thể đứng lên dù trải qua bao nhiêu lần thất bại.
Khởi nghiệp là hành trình, không phải đích đến. Chưa bao giờ quá muộn để bắt đầu. Cần có tư duy lớn và không ngừng phấn đấu vì mỗi hành trình khởi nghiệp đều có thể thành công nếu dám ước mơ, kiên nhẫn, học hỏi từ những trải nghiệm thực tế.
"Có sai thì đứng lên làm tiếp, không làm cái này sẽ làm cái khác. Quan trọng là sống và tồn tại được," ông Dũng chia sẻ.
" alt=""/>Cứ 5 năm kể từ khi khởi nghiệp, có đến 95% doanh nghiệp "rơi rụng"