![](<p>Zalo hiện là ứng dụng được trẻ em Việt Nam sử dụng nhiều nhất với 26,37%, bỏ xa vị trí thứ 2, theo một báo cáo của Kaspersky. YouTube vẫn là ứng dụng giải trí hàng đầu ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam (16,33%).</p><p>Ra mắt chưa đầy 5 năm, TikTok trở thành thương hiệu phát triển nhanh nhất trên thế giới với nội dung đa dạng và vô hạn từ giải trí, sáng tạo đến giáo dục. Mức độ phủ sóng nhanh chóng của ứng dụng này đã thu hút sự quan tâm và yêu thích của đông đảo trẻ em Việt Nam (11,24%).</p><p>Đứng ở vị trí tiếp theo trong số các ứng dụng phổ biến nhất là mạng xã hội Facebook (10%) và Chrome (8,30%).</p><table class=)
![{keywords}](https://ict-imgs.vgcloud.vn/2022/05/24/15/tre-em-viet-nam-thuong-xuyen-su-dung-ung-dung-nao-nhat-1.png) |
Các ứng dụng trên Android được trẻ em sử dụng nhiều trong quý 1/2022. (Nguồn: Kaspersky) |
Các ứng dụng hỗ trợ trao đổi thông tin, như Zoom (7,79%), Messenger (7,35%), Teams (6,02%) và Gmail (3,51%), đã duy trì mức độ phổ biến của chúng kể từ khi bước vào giai đoạn kết hợp học trực tuyến và trực tiếp vào đầu năm nay.
Trong số 10 ứng dụng Android phổ biến nhất tại Việt Nam đối với trẻ em, trò chơi duy nhất xuất hiện là Liên Quân Mobile, một trò chơi chiến thuật đấu trường được xây dựng trên nền tảng trò chơi điện tử Liên Minh Huyền Thoại nổi tiếng.
Nghiên cứu của Kaspersky dựa trên dữ liệu ẩn danh được người dùng Kaspersky Safe Kids tự nguyện cung cấp như truy vấn tìm kiếm, ứng dụng Android phổ biến nhất và danh mục trang web, để hiểu thêm về sở thích và mối quan tâm của trẻ em trong quý I năm 2022.
Số liệu của hãng bảo mật cho thấy thói quen truy cập mạng của trẻ em thế giới có khác biệt so với Việt Nam.
Cụ thể, 5 ứng dụng phổ biến nhất đối với trẻ em theo bao gồm YouTube, ứng dụng dẫn đầu về thời gian được trẻ em sử dụng trong vài năm gần đây với tỷ lệ 31,6%. Theo sau là TikTok chiếm mức 19%.
Trong top đầu cũng bao gồm WhatsApp (18%), trò chơi phổ biến Roblox (7,5%) và trình duyệt Chrome ở vị trí thứ năm với 7,3%. Điều thú vị là YouTube Kids, một ứng dụng dành riêng cho trẻ em, lại không quá phổ biến, với tỷ lệ chỉ 2,1%.
![{keywords}](https://ict-imgs.vgcloud.vn/2022/05/24/15/tre-em-viet-nam-thuong-xuyen-su-dung-ung-dung-nao-nhat.png) |
Xu hướng dùng ứng dụng của trẻ em toàn cầu trong quý 1/2022. (Nguồn: Kaspersky) |
Ngoài ra, nếu xét theo yêu cầu và lượt tìm kiếm của trẻ em, thì phim hoạt hình Nhật Bản (Anime), trò chơi Minecraft và meme (ảnh chế) hoạt hình thu hút nhiều sự chú ý nhất của trẻ em.
Trong số các phim hoạt hình Nhật Bản, trẻ em thích thú nhất với Naruto và My Hero Academia. Tựa game Minecraft với thế giới ba chiều đơn giản tiếp tục chứng tỏ sức hút của mình với cộng đồng người hâm mộ đông đảo và nhiều blog nổi tiếng trên các nền tảng khác nhau như YouTube hay Twitch.
Quý I năm 2022 cũng chứng kiến sự trỗi dậy của các meme hoạt hình - những ảnh động ngắn về một nhân vật đang nhảy múa hoặc đôi khi hát theo nhạc với mục đích lan truyền hoặc lặp lại bởi những nhà làm phim hoạt hình khác bằng chính nhân vật của họ. Trong số đó, mèo Beluga là một trong những meme được trẻ em yêu thích và tìm kiếm nhiều nhất.
Để đảm bảo trẻ em có trải nghiệm trực tuyến tích cực, Kaspersky khuyến nghị cha mẹ tìm hiểu thêm về thói quen và sở thích trực tuyến của trẻ. Đồng thời tìm hiểu các xu hướng, trò chơi và các kênh mới nổi để hiểu chúng có thể ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động trực tuyến của trẻ.
Ngoài ra, cần hướng dẫn trẻ cách chặn và báo cáo khi chúng gặp vấn đề gì đó trên mạng. Điều này giúp tạo ra các thói quen trực tuyến tích cực và trao quyền cho con trẻ cảm nhận khả năng kiểm soát.
Hải Đăng
![Giải pháp hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên mạng với chi phí chưa đến 1.000 đồng/ngày](https://ict-imgs.vgcloud.vn/2021/11/09/16/doanh-nghiep-viet-van-con-cua-phat-trien-san-pham-bao-ve-tre-em-tren-mang.jpg?w=145&h=101)
Giải pháp hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên mạng với chi phí chưa đến 1.000 đồng/ngày
Safe Mobile được xây dựng bởi đội ngũ người Việt theo đúng tinh thần “Make in Vietnam”. Ứng dụng được cung cấp qua nhà mạng với gói 1 năm chỉ 299.000 đồng, nghĩa là chưa đến 1.000 đồng/ngày để hỗ trợ phụ huynh bảo vệ con mình.
" alt=""/>Trẻ em Việt Nam thường xuyên sử dụng ứng dụng nào nhất?
![](<p><strong>Tháng 4, tôi đến Calgary, Canada thăm Christianne Boudreau. Cô kể với tôi rằng cô đã hi vọng như thế nào khi cậu con trai Damian đến với đạo Hồi.</strong></p><p></p><table cellspacing=)
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2015/11/20/16/20151120164436-damian0.jpeg)
|
Christianne Boudreau |
Ở tuổi 46, Boudreau trông vẫn còn khá trẻ, với cái mũi thanh mảnh và đôi mắt sáng màu nâu. Người chồng đầu của cô bỏ đi từ khi Damian mới 10 tuổi. Cậu bé trút mọi bực tức và phiền muộn trong thế giới của mình vào chiếc máy tính. Năm 17 tuổi, cậu tìm cách tự tử bằng thuốc chống đông.
Ngay sau khi xuất viện, Damian bảo với mẹ cậu rằng cậu phát hiện ra Kinh Koran. Mặc dù chị Boudreau nuôi dạy con trai như một cậu bé theo đạo Kitô giáo, nhưng chị vẫn cởi mở với sự chuyển đổi này của con trai. Damian có một công việc và trở nên cởi mở hơn với mọi người. “Nó làm thằng bé trở thành một người tốt hơn”– chị nhớ lại.
Nhưng đến năm 2011, Boudreau nhận thấy những thay đổi ở con trai. Nếu những người bạn mới của Damian gọi tới, cậu chỉ nghe điện thoại ở bên ngoài. Cậu không ăn cùng gia đình nếu có rượu trên bàn ăn. Cậu nói với mẹ rằng phụ nữ nên được chăm sóc bởi đàn ông và một người đàn ông có thể có nhiều vợ. Cậu nói về những vụ giết người được phép xảy ra.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2015/11/20/16/20151120164528-damian1.jpg)
|
Damian và ông nội (phía sau) |
Mùa hè năm 2012, cậu chuyển tới sống ở một căn hộ cùng một vài người bạn Hồi giáo ngay bên trên nhà thờ Hồi giáo ở trung tâm thành phố Calgary – nơi mà tất cả cùng tới đó để cầu nguyện.
Cậu chăm chỉ tới phòng gym, đi bộ đường dài khắp thành phố cùng bạn cùng phòng. Lúc này, cuộc xung đột ở Syria đang trong giai đoạn trứng nước, và tất cả những gì chị Boudreau nhìn thấy là đứa con trai thường xuyên gặp rắc rối của mình đang chuyển sang một giai đoạn khác – giai đoạn mà chị hi vọng là cậu bé đang trưởng thành.
Tháng 11, Damian rời Canada. Cậu nói với mẹ rằng cậu sẽ tới Ai Cập để học tiếng Ả Rập và trở thành một lãnh tụ Hồi giáo. Cùng với sự tuyệt vọng, Boudreau nhanh chóng mất liên lạc với con trai.
Ngày 23/1/2013, Boudreau từ bệnh viện về nhà thì có 2 người đàn ông đến gõ cửa nhà chị. Họ nói họ là nhân viên tình báo Canada. Damian lúc đó không đang ở Ai Cập, mà đã tới Syria cùng bạn cùng phòng và tham gia vào một nhánh của mạng lưới al-Qaeda, Jabhat al-Nusra. Sau khi các đặc vụ rời đi, chị bảo: “Tôi bị ốm”. Những tuần sau đó, việc duy nhất mà chị có thể nghĩ tới là rình ở các trang web thánh chiến, tìm kiếm con trai mình.
Hầu hết những người trẻ gia nhập các nhóm cực đoan ở Syria đều trở thành những “takfir” – nghĩa là, họ cắt đứt mọi mối quan hệ với những người không tin tưởng vào tôn giáo của họ, kể cả cha mẹ. Nhưng bắt đầu từ tháng 2, Damian đã gọi cho mẹ 2, 3 ngày một lần, thường là trong lúc cậu đang phải canh gác. “Bạn có thể nghe thấy tất cả những tiếng ồn ở sân” – chị Boudreau kể. “Bạn có thể nghe thấy tiếng người đang la hét nhau bằng tiếng Ả Rập”.
Một lần, Damian kể với chị rằng có những chiếc máy bay đang bay thấp – nghĩa là chúng sẽ thả bom. Cậu bắt đầu chạy trong khi chị Boudreau vẫn cầm điện thoại. Damian rất thận trọng với những gì kể với mẹ, và lúc đó chị vẫn không thực sự biết con trai mình đang làm gì ở đó.
Mùa xuân năm 2013, những cuộc trò chuyện của họ trở nên căng thẳng hơn. “Bạn cố thuyết phục chúng về nhà. Bạn cầu xin chúng, rồi lại cố gắng để có thể có một cuộc trò chuyện bình thường”– chị Boudreau kể lại. “Rồi bạn lại bắt đầu cầu xin”. Chị hỏi Damian rằng cậu sẽ cảm thấy như thế nào nếu cậu em trai cùng mẹ khác cha Luke – lúc ấy mới 9 tuổi và rất yêu quý Damian – tới Syria. Damian trả lời, cậu sẽ rất tự hào.
“Đó là khi tôi nhận ra con trai mình đã biến mất. Nó đã hoàn toàn là một người khác” – Boudreau nói. Chị cố đưa điện thoại cho Luke, nhưng thằng bé chỉ liên tục khóc và hỏi “Khi nào thì anh về nhà?”, cho tới khi Damian trở nên tức giận. Cuối cùng, “những câu như ‘con yêu mọi người’, ‘con nhớ mọi người’ cũng chấm dứt”, và những cuộc gọi cũng vậy. Sau đó, chị Boudreau biết rằng thời điểm đó, Nhà nước Hồi giáo đã tách khỏi al-Nusra và Damian đi theo ISIS.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2015/11/20/16/20151120164436-damian2.jpeg)
|
Damian và Luke khi còn nhỏ |
Lần cuối cùng họ liên lạc là vào tháng 8, khi Damian liên lạc với mẹ qua một tài khoản Facebook mới. Trong cuộc trò chuyện này, chị Boudreau vẫn tiếp tục cầu xin và thăm dò. Damian thì trả lời thận trọng, kẻ cả và lạnh lùng đến mức đau đớn.
“Tất cả chúng ta đều nhớ và yêu con rất nhiều”.
“Ai cũng đau buồn khi con bỏ chúng ta mà đi và khiến bản thân phải sống trong nguy hiểm, trong khi mỗi ngày chúng ta đều tự hỏi là con có ổn không. Là một người mẹ, thật khó khăn khi phải nhìn thấy những đứa con trải qua đau đớn… Ý nghĩ sẽ không bao giờ được gặp lại con nữa hay không bao giờ được cầm tay con nữa, khiến trái tim mẹ tan nát từng mảnh. Ta nghĩ rằng con sẽ không bao giờ hiểu được vì con không bao giờ là một người mẹ”.
Chiều hôm đó, Damian trả lời lại. Cậu nói mình đang ăn uống rất tốt và nói tiếng Ả Rập rất tốt. Hiện tại cậu đang tìm một người vợ và một ngôi nhà – và đây là những điều mà chị nên tập trung vào.
“Con cũng nhớ mọi người, nhưng như mẹ có thể đoán, đức tin, mục đích và tình hình hiện tại của con sẽ không có gì thay đổi”.
“Con biết mọi người yêu con và lo lắng về con như thế nào. Đây không phải là tin mới”.
Tối ngày 14/1/2014, một phóng viên gọi cho Boudreau, cảnh báo chị về một dòng “tweet” nói rằng Damian đã bị hành xử bởi Quân đội Syria tự do ở Haritan – ngay bên ngoài Aleppo. Khi mọi thứ xung quanh Boudreau bắt đầu mờ dần, cô nhận ra mình phải làm một việc: cô cần nói chuyện với Luke trước khi thằng bé biết tin qua tivi. Cô đưa thằng bé tới bác sĩ tâm lý để không phải làm chuyện đó một mình.
Đêm muộn ngày 30/1, Luke gửi một tin nhắn cuối cùng qua Facebook:
“Em nhớ anh và mong anh sẽ không bao giờ bị giết”.
- Nguyễn Thảo(Theo Huffington Post)
Xem thêm:
Những người mẹ đau khổ của các tay súng ISIS" alt=""/>Từ cậu bé thiếu cha tới sát thủ IS