游客发表
Cuốn sách Trắngcủa nữ nhà văn Han Kang được chia thành 3 phần: Tôi,ếnduhànhcủanhữngnỗibuồntrongsắcaposTrắgia xang dau cô ấy và tất cả màu trắng. Lấy màu trắng làm chủ đạo để kể, tác giả của Người ăn chayđặt mình vào những mảnh ghép rời rạc, bẻ gãy tất cả liên kết của câu chuyện và đẩy độc giả vào chuyến du hành ngập tràn sắc trắng.
Có thể xem Trắnglà một quyển tản văn, một tập truyện ngắn và cũng thể là một quyển tiểu thuyết mỏng về số trang nhưng lại dày những ngột ngạt phủ quanh các nhân vật.
Cuốn sách Trắng của nhà văn Hàn Quốc Han Kang. Ảnh: Ngô Vinh. |
Vào mùa xuân, cứ ngỡ muôn hoa khoe sắc và niềm vui ngập tràn khi mở đầu câu chuyện nhưng việc đầu tiên "tôi" làm là lên một danh sách viết về những thứ màu trắng như: Tã quấn, áo sơ sinh, muối, tuyết, băng, nụ cười bàng bạc, tóc trắng và kể cả áo liệm.
Bắt đầu bằng sự sống và kết thúc bằng cái chết, Trắng vẽ ra một cuộc viễn chinh ngập tràn nỗi buồn và sự hoài niệm.
Đứa trẻ sơ sinh nằm trong manh áo mỏng manh được người mẹ may từ một tấm vải trắng. Người mẹ một mình vượt cạn, tự cắt dây rốn, mặc cho đứa trẻ manh áo lấm máu, mình vừa khâu và chứng kiến con mình tắt thở.
Để rồi "tôi" được sinh ra, được hỏi về nỗi buồn và được hoài niệm về những mất mát trong cuộc sống.
Nếu "tôi" được đặt, để mở bài, thì thân bài mang tên “cô ấy” chính là sự tuần hoàn bất tận của những mảnh vụn được gắn với màu trắng từ phần trước đó.
Han Kang tiếp tục nhuộm trắng câu chuyện của mình khi đứng giữa lằn ranh của hiện tại và quá khứ. Ngày cô chào đời tuyết không rơi mà sương giá giăng, cô được bố đặt tên có chữ "tuyết" và nó như định mệnh đem những cơn buốt lạnh vào cuộc đời cô.
Dù đổi ngôi để tiếp tục kể một câu chuyện nhưng Trắngbị phủ vây bởi sự ngột ngạt của cái cũ và nỗi buồn của cái trước mặt đang đón lỏng để phơi bày.
Nụ cười duy nhất xuất hiện chính là nụ cười bàng bạc, chất chứa những vỡ tan, cô đơn và mơ hồ. Giống như cái cách mà nó được miêu tả "Anh ấy cười bàng bạc nói thế nghĩa là lúc đó anh ấy đang (có lẽ) gắng sức để chia biệt với một điều gì đó trong lòng".
Trắnggiống như một bộ phim có những phân đoạn được lặp đi lặp lại và tất cả dần hiện ra dưới những nhân dạng, hình dạng màu trắng.
Han Kang đẩy độc giả vào chuyến du hành ngập tràn sắc màu này. Người đọc có thể lưỡng lự dừng lại ở vài tiểu mục của bi kịch hoặc tiếp tục đi đến cuối hành trình bi kịch. Nỗi buồn như chất xúc tác đẩy nhanh quá trình tạo nên sắc trắng cuối cùng của câu chuyện.
Ở Trắng, chúng ta không còn nhận ra Han Kang với liên truyện được sắp đặt cầu kỳ và lớp lang ở Người ăn chayhay vẫn là cô nhưng dưới lát cắt lịch sử đau đớn ở Bản chất của người.
Cuốn sách này đi sâu vào nội hàm của con người, phơi bày những vết thương lòng, những trải nghiệm mong manh của một kiếp người và trực diện nhìn nhận nỗi đau từ những mất mát để rồi tái sinh trong một hình hài mới.
"Bằng đôi mắt của chị, em sẽ được nhìn lá non quý nhất được giấu kín nhất ở nơi sâu nhất và sáng nhất…
... em sẽ nhìn cái lạnh lẽo của trăng bán nguyệt mọc giữa ban ngày…
... em sẽ nhìn chị ở giữa sự im lặng của rừng bạch dương, trong sự tĩnh mịch của cửa sổ lấp ló mặt trời mùa đông, giữa đám bột bụi lấp lánh, xao động theo tia nắng xiên xiên gọi sáng trần nhà. Màu trắng đó, giữa tất cả màu trắng đó, em sẽ hít trọn hơi thở cuối cùng của chị thở ra".
Nhà văn Hàn Quốc Han Kang. Ảnh: lithub. |
Han Kang sinh năm 1970 tại Gwangju, sau đó cùng gia đình chuyển lên Seoul sống từ năm 10 tuổi. Sau khi tốt nghiệp khoa văn chương Đại học Yonsei, Han Kang đăng đàn năm 1993 trên báo Văn học xã hộivới tư cách là một nhà thơ.
Năm 1994, cô cho ra mắt tập truyện ngắn Mỏ neo đỏgiành giải sáng tác cho tác giả trẻ của báo Seoul Shinmun, kể từ đó bắt đầu chính thức hoạt động văn chương.
Suốt sự nghiệp viết văn gần30 năm, với 3 tập truyện ngắn, 6 tiểu thuyết và 1 tập thơ, Han Kang đã giành được nhiều giải thưởng văn học danh giá cả trong và ngoài nước, trở thành một trong những nhà văn quan trọng nhất của văn học Hàn Quốc hiện đại.
Trong đó nổi bật nhất là giải Booker Quốc tế 2016 dành cho tác phẩm Người ăn chay. Năm 2018, cô tiếp tục lọt vào danh sách đề cử của giải thưởng này với tác phẩm giàu tính tự sự Trắng.