Mặc dù đã luật hoá quy định việc thu và sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư (2% tổng giá trị căn hộ) nhưng nhiều chủ đầu tư vẫn chây ì không trả cho ban quản trị. Cư dân hàng loạt chung cư Hà Nội khổ sở đi đòi lại phí bảo trì lên đến hàng trăm tỷ đồng.Câu chuyện phí bảo trì ở toà nhà Keangnam (Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội) là ví dụ điển hình cho hàng loạt các tranh chấp liên quan đến số tiền bảo trì này. Đây là toà nhà có số tiền bảo trì lên đến cả trăm tỷ đồng và cũng là chung cư tranh chấp kéo dài nhất liên quan số tiền này. Ban Quản trị toà nhà cùng cư dân nhiều lần kêu cứu lên Thủ tướng để đòi lại tiền phí bảo trì nhưng nhiều năm trôi qua, số tiền này vẫn chưa về tài khoản của Ban Quản trị toà nhà.
|
|
Sau 6 năm đấu tranh, cho đến đầu tháng 4 vừa qua, chủ đầu tư mới hoàn trả hết số tiền 120 tỷ đồng tiền phí bảo trì. Ông Nguyễn Văn Cẩn, Trưởng Ban Quản trị toà nhà Keangnam cho biết: “Chúng tôi nhiều năm đấu tranh với chủ đầu tư mới đòi được hết số tiền. Chủ đầu tư cũng không trả ngay một lúc và cứ 3 tháng trả 20 tỷ đồng. Rõ ràng là số tiền của chúng tôi nhưng khi đi đòi cũng khổ sở và trầy trật mãi mới đòi được”.
Không phải cư dân toà nào cũng may mắn như toà Keangnam, nhiều toà nhà ở Hà Nội cũng đang trong tình trạng khóc dở mếu dở vì không đòi được tiền phí bảo trì. Hàng trăm cư dân chung cư Hồ Gươm Plaza ở Mộ Lao (Hà Đông, Hà Nội) không ít lần căng băng rôn đòi chủ đầu tư là Công ty Cổ phần May Hồ Gươm không chịu bàn giao gần 20 tỷ đồng tiền phí bảo trì của tòa nhà.
Đại diện Ban Quản trị chung cư Hồ Gươm Plaza cho biết, mặc dù các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc, liên tục yêu cầu Công ty Hồ Gươm phải trả lại phí bảo trì và công ty này cũng đã cam kết trả vào tháng 8/2016, nhưng cho đến giờ vẫn chưa trả hết. Được biết, trong khoảng 20 tỷ đồng thì chủ đầu tư mới chuyển trả 2 tỷ đồng vào tài khoản của cư dân. Và đến nay, cư dân vẫn tiếp tục đấu tranh, gửi đơn thư tới các cơ quan chức năng để đòi khoản phí bảo trì tiền tỷ này và kiến nghị giải quyết nhiều sai phạm khác của chủ đầu tư tại dự án.
Căng thẳng hơn khi không có tiếng nói chung với chủ đầu tư, Ban Quản trị đơn nguyên 1 và 3 tòa nhà CT3, KĐT mới Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã chính thức đệ đơn lên Tòa án nhân dân quận Tây Hồ kiện chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Sông Hồng khi cố tình chây ì bàn giao hơn 6 tỷ đồng phí bảo trì.
Ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng Phòng phát triển nhà ở (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, việc thu phí bảo trì đã quy định trong luật nên cả người mua và chủ đầu tư phải tuân theo. Luật cũng đã quy định rõ ràng, khi thu phí 2%, chủ đầu tư phải lập tài khoản riêng chứ không sử dụng tài khoản chung của chủ đầu tư. Tài khoản riêng này sẽ được trao cho Ban Quản trị toà chung cư. Nếu chủ đầu tư làm trái luật sẽ bị cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định.
Theo ông Đạm, mọi sự trây ì, chậm trễ bàn giao đều trái luật. Khi bàn giao cho Ban quản trị mà thành viên Ban quản trị sử dụng số tiền bảo trì sai mục đích cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Luật đã quy định, chúng ta phải làm theo, ai sai sẽ phải chịu trách nhiệm.
Theo thống kê của Sở Xây dựng, Hà Nội có khoảng hơn 600 chung cư nhưng số chung cư đã bàn giao quỹ bảo trì chỉ khoảng 20%. Hàng loạt chung cư khác trên địa bàn Hà Nội như Sky City, Tổ hợp chung cư NO5 Trung Hòa - Nhân Chính… cũng rơi vào chây ì bàn giao phí bảo trì.
Theo Tiền phong
Chưa hết ô nhiễm, cư dân Khu đô thị Dương Nội lại “khóc” với quỹ bảo trìKhông những chịu cảnh ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, cô lập vì ngập lụt, cư dân sống tại Khu đô thị Dương Nội do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư còn bức xúc vì nhiều tồn tại khác tại dự án này. " alt=""/>Phí bảo trì chung cư: Dân chung cư Hà Nội 'trầy da tróc vảy' đi đòi
| Buổi lễ Tốt nghiệp của hệ Cử nhân và Thạc sĩ diễn ra tại Trung tâm hội nghị Quốc gia | |
Mục đích của việc thay đổi này giúp học viện học tập hiệu quả hơn, phục vụ cho công việc trong tương lai tốt hơn. Bà Amalia Di Lorio, Giám đốc chương trình MBA, Đại học Latrobe chia sẻ: “Sinh viên của chương trình MBA đến từ nhiều doanh nghiệp từ các doanh nghiệp gia đình cho đến các tập đoàn đa quốc gia. Sinh viên được phát triển các kỹ năng và năng lực kinh doanh để có thể lãnh đạo và đưa ra các quyết định hiệu quả. Nhiều sinh viên MBA đã đạt những bước thăng tiến trong nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.”
Năm 2013, chương trình MBA của Đại học Latrobe Việt Nam hoàn toàn đổi mới và thực sự tạo nên những giá trị khác biệt. Chương trình này nhấn mạnh vào quản trị một cách có trách nhiệm cũng như phát triển những kỹ năng chuyên nghiệp cho học viên.
Chị Lê Thị Thanh Mai, Giám đốc chương trình của Tổ chức Caritas Thụy Sỹ, tham gia học MBA19 cho biết: "Tôi thực sự hài lòng với những gì mà tôi đã học được từ khóa học MBA mới của La Trobe. Nội dung khóa học rất thiết thực, cung cấp cho học viên những kiến thức một cách hệ thống và thực tế từ lĩnh việc quản lý tài chính, nhân sự đến cách lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Những kiến thức này giúp người học có được cách tư duy sáng tạo và chiến lược, giúp họ trở thành những nhà lãnh đạo có năng lực”
Chương trình cử nhân khác biệt, chất lượng
Từ năm 2003 đến nay, Chương trình liên kết đào tạo Cử nhân Quản trị kinh doanh giữa ĐH La Trobe và ĐH Hà Nội kéo dài 3,5 năm và đã tuyển sinh được 24 khóa hệ Cử nhân.
|
Một trong những buổi lễ Tốt nghiệp của Đại học La Trobe Việt Nam |
Sau khi tốt nghiệp, các học viên sẽ nhận bằng Đại học chính quy do ĐH La Trobe (Úc) cấp với 2 chuyên ngành kép là Quản lý tài chính và Marketing, được công nhận trên toàn thế giới. Ngoài ra, các học viên chuyển tiếp sang học tại cơ sở chính của ĐH La Trobe tại Úc một cách dễ dàng và hiệu quả.
Với mục tiêu giúp học viên có thể phát triển một cách toàn diện, toàn bộ chương trình học tại ĐH La Trobe Việt Nam đều được thiết kế hợp lý và giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nhờ vậy, các học viên vừa có thể nâng cao kiến thức vừa hoàn thiện khả năng ngoại ngữ của mình. Thêm vào đó, tất cả chương trình giảng dạy phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế và được hướng dẫn bởi các Giáo sư La Trobe, Giảng viên người Việt Nam đã tu nghiệp ở nước ngoài, giàu kinh nghiệm và thực sự tâm huyết. Tất cả các học viên học tập tại La Trobe ra trường đều sở hữu khả năng tiếng Anh vượt trội cũng như khả năng thích ứng cao, làm việc hiệu quả tại nhiều môi trường khác nhau như ngoại giao, ngân hàng, báo chí, nghiên cứu, các tổ chức NGOs...
Thông tin liên hệ:
Văn phòng La Trobe
Phòng 202 nhà B, Trường Đại học Hà Nội, Km9 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại : 084-3554 1796/ 084-3553 3671
Email : [email protected]; Website : http://latrobe.hanu.vn
Đại học La Trobe của Úc thực hiện Chương trình liên kết đào tạo Cử nhân và Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Trường Đại học Hà Nội năm 2003. Đây cũng là một trong rất ít chương trình đào tạo sáu năm liên tiếp (2011-2016) nhận được chứng nhận chất lượng EPAS từ Tổ chức thẩm định chất lượng đào tạo của Châu Âu (EFMD). EPAS là một hệ thống công nhận quốc tế nhằm đánh giá chất lượng hoạt động các chương trình quản lý có tầm nhìn quốc tế và đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng. Quy trình kiểm định, đánh giá của EFDM được thực hiện rất nghiêm ngặt. |
Doãn Phong
" alt=""/>Khóa MBA đầu tiên của La Trobe Việt Nam