![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/12/1/nhat-ban-vs-tay-ban-nha-563.jpg)
Trong phần hỏi đáp kèm theo thông báo, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết một nguyên nhân tạo ra các quy định mới là đưa toàn bộ lĩnh vực thanh toán phi ngân hàng vào các quy tắc hợp pháp và tiêu chuẩn hóa.
Các chỉ thị cũng nhằm mục đích thúc đẩy cạnh tranh và phát triển lành mạnh của ngành và hướng dẫn các tổ chức thanh toán phi ngân hàng phục vụ tốt hơn nền kinh tế ngoài đời thực, bảo vệ quyền lợi của người dùng.
Các quy định mới bao trùm các khía cạnh khác nhau trong hoạt động của các tổ chức thanh toán phi ngân hàng, bao gồm tiếp cận thị trường, dịch vụ trong nước và xuyên biên giới, kiểm soát trình độ cổ đông và bảo vệ người dùng.
So với các quy định trước đây, quy định mới đưa ra các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với các vi phạm quy tắc nghiêm trọng và tăng cường bảo vệ thông tin người dùng.
Các luật sư tại Văn phòng Luật Han Kun nhận xét, quy định mới đại diện cho cuộc đại tu nghiêm ngặt nhất, thậm chí mang tính cách mạng nhất, trong lĩnh vực này trong thập kỷ qua. Chúng thích nghi với những thay đổi mạnh mẽ của ngành trong khi vẫn giữ được không gian để giám sát những đổi mới trong tương lai.
Bắt đầu từ ngày 1/5, các tổ chức thanh toán phi ngân hàng sẽ được phân loại thành những tổ chức cung cấp tài khoản giá trị được lưu trữ và những tổ chức chỉ xử lý giao dịch thanh toán. Đây là những điểm khác biệt phù hợp với đổi mới công nghệ và phát triển kinh doanh trong tương lai, theo Bộ Tư pháp và PBOC.
Các quy tắc hiện hành phân loại doanh nghiệp thanh toán thành thanh toán trực tuyến, thẻ ngân hàng và thẻ trả trước nhưng hệ thống này đã trở nên lỗi thời với sự xuất hiện của các phương thức thanh toán mới như mã QR và thanh toán nhận dạng khuôn mặt.
Các nhà quản lý lưu ý phân loại mới có khả năng mở rộng hơn và có thể ngăn chặn các doanh nghiệp lợi dụng các lỗ hổng pháp lý.
Trái ngược với dự thảo, phiên bản cuối cùng của các quy định đã loại bỏ một số điều khoản chống độc quyền gây tranh cãi. Ban đầu, nó quy định cụ thể các trường hợp mà PBOC có thể yêu cầu các cơ quan chống độc quyền thanh tra dựa trên thị phần, nhưng phiên bản cuối cùng không còn bao gồm các hạn chế về thị phần.
Theo phiên bản cuối cùng, Ngân hàng Trung ương nên bàn giao thông tin liên quan cho các bên hữu quan một khi họ phát hiện ra các hành vi nghi ngờ độc quyền hoặc cạnh tranh không phù hợp giữa các tổ chức thanh toán phi ngân hàng, mà không xác định các hành vi hoặc cạnh tranh đó.
(Theo Caixin)
Theo báo SCMP, đây là phán quyết đầu tiên kiểu này sau khi luật hôn nhân mới ở Trung Quốc được ban hành.
Phán quyết pháp lý trên đã làm bùng lên cuộc tranh cãi gay gắt về việc đặt giá trị tiền bạc lên việc làm không được trả công tại nhà, vốn thường do phụ nữ đảm nhiệm. Chủ đề này đã được xem hơn 400 triệu lần trên Weibo, kể từ đầu tuần này.
Theo hồ sơ của tòa, người phụ nữ trên họ là Wang, gặp chồng là Chen vào năm 2010. Họ kết hôn năm 2015 và bắt đầu ly thân vào năm 2018. Cậu con trai của họ sống với mẹ.
Năm 2020, Chen đệ đơn ly hôn lên Tòa án nhân dân quận Fangshan ở Bắc Kinh. Ban đầu, người vợ không đồng ý chia tay, song sau đó đề nghị chia tài sản, bồi thường tài chính do Chen không làm việc nhà hay chăm sóc con. Cô cũng buộc tội chồng có quan hệ tình ái ngoài hôn nhân.
Khi đưa ra phán quyết ly hôn, tòa án đã trao cho Wang quyền nuôi con trai và phán quyết Chen cấp dưỡng cho Wang 2.000 NDT/tháng (khoảng 6,6 triệu đồng) và bồi thường cho vợ cũ một lần 50.000NDT (khoảng 177 triệu) cho những việc nhà mà cô này đã làm trong suốt 5 năm.
"Đúng là nên trả tiền, song 50.000NDT quá ít. Nếu bạn ra ngoài làm việc trong nửa năm, bạn có thể kiếm nhiều hơn thế", một người dùng internet cho hay. Tuy nhiên, một người dùng mạng xã hội khác lại cho rằng: "Tại sao lại so sánh như vậy vì chính bản thân người phụ nữ cũng được hưởng thành quả từ việc làm của cô ấy".
Zhong Wen, một luật sư phụ trách về ly hôn ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc cho hay, phán quyết trên được đưa ra dựa trên luật hôn nhân mới, có hiệu lực từ 1/1.
Ông Zhong nói: "Trong luật có điều khoản rằng bên nào phải làm nhiều việc hơn, như nuôi dạy trẻ, chăm sóc người già, hỗ trợ cho vợ/chồng, có quyền đòi bồi thường khi ly hôn. Hai bên nên thương thuyết và nếu việc này không đạt kết quả, tòa án sẽ ra phán quyết".
Luật sư Zhong Wen cho rằng, mức bồi thường cho người vợ trong vụ việc trên là quá thấp.
Vụ việc trên đang châm ngòi cho những tranh luận rộng hơn ở Trung Quốc về vai trò của các bà nội trợ khi phong trào nữ quyền đang lên. Theo một cuộc khảo sát của nhóm Phụ nữ Liên Hợp Quốc - cơ quan chuyên đấu tranh cho bình đẳng giới, phụ nữ phải làm việc nhà, việc chăm sóc không lương nhiều gấp 2,5 lần so với nam giới.
Hoài Linh
Một nam giới ở Changsa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc được phát hiện đã kết hôn rồi ly hôn hàng chục lần trong năm qua.
" alt=""/>Ly hôn, tòa yêu cầu chồng trả vợ hơn trăm triệu phí làm nội trợLàng Nủ là nơi vừa trải qua trận lũ quét kinh hoàng gần như xoá sổ cả thôn vào sáng ngày 10/9 vừa qua. Đất đá từ dãy núi voi đổ sập xuống đã vùi lấp 40 nóc nhà khiến 52 người thiệt mạng, 14 người đang mất tích và 15 người bị thương.
Để đảm bảo điều kiện ăn, ngủ cho các học sinh Làng Nủ, những ngày qua, các giáo viên đã gấp rút cải tạo các phòng học ít sử dụng, các phòng chức năng thành nơi ngủ. Một số phụ huynh cũng được trường huy động để chăm sóc, quản lý học sinh lần đầu xa nhà.
Nhớ lại thời khắc kinh hoàng ngày hôm đó, em Hoàng Anh Quân, lớp 8, Trường tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh kể lại: "Sáng sớm hôm đó, cả nhà em 4 người đi kiểm tra nước lũ ở hồ cá tầm sau nhà, sau đó bố em xuống nhà trước. Khi lũ quét tràn về, mẹ và 2 anh em em đi sau chạy lên phía đường bê tông ở trên nên thoát được còn bố em chạy không kịp. Hiện tại, mẹ em bị thương đang nằm viện, còn bố em vẫn mất tích".
Sau trận lũ quét, 1 người bạn cùng thôn, cùng lớp em cũng đã thiệt mạng. "Nhà em không còn gì nữa nên em về nhà ông bà ngoại trú tạm. Chiều hôm qua, em được thầy cô đón lên trường và ở nội trú", em Quân buồn rầu chia sẻ.
"Khi được đón về trường, khuôn mặt Quân đượm buồn. Các thầy cô ai cũng thương vì em vừa trải qua sự mất mát lớn", giọng cô giáo Hoàng Thị Nương, giáo viên chủ nhiệm lớp 8 nghẹn lại.
"Tôi và các thầy cô trong ban giám hiệu sẽ thường xuyên, quan tâm, thăm hỏi, nắm bắt tâm lý em Quân cũng như các em học sinh Làng Nủ mất nhà, mất đi những người thân trong trận lũ quét kinh hoàng, chỉ mong các em sớm vượt qua nỗi đau", cô Nương nói.
Ông Phạm Đức Vinh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong trận lũ quét kinh hoàng vừa qua, 13 học sinh của nhà trường đã vĩnh viễn không quay trở lại là một mất mát, nỗi đau lớn với thầy cô, nhà trường. Hiện tại, còn 7 em bị thương, đang được chăm sóc tại bệnh viện.
Theo ông Vinh, hiện tại ở Làng Nủ vẫn chìm trong bùn đất, rác và xác động vật bị vùi lấp. Lo sợ bị ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của các học sinh và nguy hiểm rình rập tại các điểm sạt lở trên đường đến điểm trường chính, nhà trường đã quyết định đón 107 học sinh ở Làng Nủ đến học và ở nội trú. Quyết định này được các phụ huynh ủng hộ, nhất trí cao.
Trung thu năm nay của Trường tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh không rộn rã múa lân, rước đèn đêm trăng rằm như mọi năm. Cô giáo Nông Thị Thanh Huyền, Tổng Phụ trách Đội trường cho biết, mặc dù không tổ chức hoành tráng như mọi năm, ban giám hiệu trường cùng các nhà hảo tâm, tài trợ vẫn tổ chức đầy đủ để các em phá cỗ.
“Đây vừa là mâm cỗ Trung thu vừa là bữa liên hoan để chào đón hơn 100 em học sinh từ Làng Nủ về trường chính, góp phần các em bớt bỡ ngỡ, gắn kết với các bạn mới” cô Huyền nói.