Giữa tháng 3,ámđốcxúcđộngnghenhânviênnóiHãygiảmlươngemđầutiêda banh truc tiep anh Kim Mạnh Tuấn - giám đốc một trung tâm tiếng Anh ở Hà Nội, nhận được tin nhắn của một nhân viên marketing. Tin nhắn viết: ‘Thưa thầy, thời điểm bây giờ đang rất khó khăn. Em đồng ý cần cắt giảm bớt chi phí để duy trì trung tâm. Nếu phải giảm lương của một ai đó, hãy giảm của em đầu tiên. Vì em là nhân viên mới so với mọi người, cống hiến của em cho trung tâm chưa nhiều. Em cũng đang độc thân, không phải lo nghĩ gia đình, không như những anh chị đang vất vả kiếm từng đồng về lo cho con cái. Tạm thời em chấp nhận giảm lương đến khi dịch ổn định trở lại’. Anh Tuấn chia sẻ: ‘Nhận được tin nhắn của em mà khoé mắt cay cay. Dịch bệnh ập đến quá nhanh, bao kế hoạch còn đang dang dở. Cảm ơn em đã hiểu và thông cảm với trung tâm trong giai đoạn khó khăn này’. ‘Có thể em không phải là người giỏi nhất nhưng em là người biết sống, biết nghĩ. Trung tâm rất cần những người như em. Và giờ, thầy đang rất mừng khi những cánh tay phải, cánh tay trái đắc lực của mình cùng đồng lòng, quyết tâm trong công việc’.
Như nhiều trung tâm ngoại ngữ khác ở Hà Nội, trung tâm của anh Tuấn đã dừng các hoạt động dạy học offline ngay từ thời điểm sau tết Nguyên đán. ‘Tất cả các lớp học được chuyển sang học online. Thời gian đầu, giáo viên của chúng tôi dạy online, trong khi đội ngũ văn phòng vẫn tới trung tâm làm việc bình thường. Nhưng từ đầu tháng 3, chúng tôi đã cho tất cả các nhân viên làm việc ở nhà’, anh Tuấn nói. Các lớp học online ban đầu có tới 80% học viên đăng ký theo học, nhưng ‘có vẻ như dịch bệnh khiến mọi người thắt chặt chi tiêu nên càng ngày số học viên đăng ký học online càng rơi rụng bớt, đến bây giờ chỉ còn khoảng 60-70%’. Anh Tuấn cho biết, đó là tỷ lệ học trực tuyến của đối tượng học sinh. Còn với đối tượng sinh viên, trung tâm chỉ tuyển sinh được 5-6 em học trực tuyến. ‘Thông thường, tháng 3 là thời điểm tuyển sinh tốt nhất - lên tới vài trăm học viên, nhưng tình hình dịch bệnh như thế này khiến chúng tôi không tuyển sinh được’.
Chính vì khó khăn này mà trung tâm của anh Tuấn đã cố gắng duy trì thu nhập của các giáo viên ở mức 80% so với trước kia, trong khi thu nhập của bộ phận văn phòng chỉ còn khoảng 50%. Thậm chí, thời gian sắp tới con số này còn tiếp tục giảm đôi chút. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung này, anh Tuấn cảm thấy rất vui khi tất cả nhân viên đều thông cảm và cùng chung tay vượt qua giai đoạn khó khăn. Anh cũng cho biết, cơ sở của trung tâm anh ở quận Đống Đa (Hà Nội) cũng được chủ nhà giảm 50% tiền thuê mặt bằng thời điểm này. Chị Phạm Lan Phương - chủ căn nhà có mặt bằng 150m2 xác nhận, chị đã đồng ý sẽ giảm 50% tiền thuê nhà (tương đương 17,5 triệu đồng/ tháng) cho trung tâm anh Tuấn cho tới khi nào trung tâm mở cửa trở lại. ‘Trong thời điểm này, trung tâm không dạy trực tiếp được nên tôi hi vọng việc này sẽ giúp họ giảm bớt những khó khăn trước mắt’.
Giống như nhiều người thuê nhà khác, chị Nguyễn Như Thanh Hằng - chủ cửa hàng kinh doanh hoa quả ở một con phố nhỏ khu vực Yên Hoà (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng được chủ nhà đồng ý giảm 50% tiền thuê cho tới khi nào hết dịch. ‘Theo hợp đồng, mình phải đóng tiền nhà mỗi lần 2 tháng liền - mỗi tháng 6 triệu đồng, thì bây giờ anh ấy đồng ý mỗi lần chỉ cần nộp 1 tháng thôi. Ưu đãi này được duy trì cho tới khi nào hết dịch’ – chị Hằng hồ hởi cho hay. Chị chia sẻ, cửa hàng nhỏ của chị cũng bị ảnh hưởng đáng kể vì dịch bệnh. Từ bán trực tiếp là chủ yếu, hiện tại các đơn hàng của chị hầu hết chuyển sang bán online. ‘Bây giờ cửa hàng chỉ là nơi đưa hàng về tập kết thôi, rồi khi nào có khách online đặt thì mình mới đến lấy hàng để giao đi’. Trên các hội nhóm kinh doanh, cho thuê nhà, một số người thuê khác như chị Hằng cũng chia sẻ rằng một số chủ nhà đã bắt đầu giảm giá cho thuê trong một vài tháng dịch bệnh căng thẳng. ‘Mình mong những người kinh doanh, buôn bán như mình đều được các cô chú chủ nhà hỗ trợ để vượt qua thời điểm khó khăn này’ - chị Hằng nói. Chủ nhà giảm tiền trọ, giám đốc hỗ trợ tiền nuôi con cho nhân viên‘Cảm ơn tấm lòng tốt của bà chủ nhà. Hi vọng các chủ trọ khắp nơi đều thấu hiểu và chia sẻ’. |