- Công ty đã ký hợp đồng chính thức 1 năm với nhân viên,íchínhthứcnămrồilạichuyểnsangloạihợpđồngthájuventus đấu với cagliari sau khi hết hạn hợp đồng với nhân viên lại chuyển sang ký hợp đồng 3 tháng thì có đúng luật không?
TIN BÀI KHÁC
- Công ty đã ký hợp đồng chính thức 1 năm với nhân viên,íchínhthứcnămrồilạichuyểnsangloạihợpđồngthájuventus đấu với cagliari sau khi hết hạn hợp đồng với nhân viên lại chuyển sang ký hợp đồng 3 tháng thì có đúng luật không?
TIN BÀI KHÁC
Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch này là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hoá trong việc thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản của tỉnh; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản của các tổ chức, hợp tác xã, doanh nghiệp; góp phần tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cho nông sản của tỉnh.
Theo đó UBND tỉnh Bình Phước đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, sẽ ứng dụng hạ tầng công nghệ thông tin, số hoá và hoàn thành thu thập, thông tin, dữ liệu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cung cấp; phục vụ xây dựng kho dữ liệu nhằm phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản chủ lực địa phương của tỉnh và sản phẩm có tiềm năng phát triển quy mô lớn.
Bình Phước cũng sẽ tham gia hệ thống mạng lưới cung cấp, kết nối thông tin thường xuyên, định kỳ về Trung tâm dữ liệu tập trung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống; thường xuyên cung cấp thông tin, dữ liệu về tình hình thị trường nông sản phục vụ phân tích, dự báo, đảm bảo tính thống nhất, chính xác và kịp thời.
Định hướng đến năm 2030, Bình Phước sẽ ứng dụng hiệu quả các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật...) trong thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản của tỉnh. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các hợp tác xã có thể tìm kiếm, khai thác, sử dụng các thông tin, dữ liệu phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản (trừ dữ liệu mật) trên môi trường mạng Internet hoặc cổng cung cấp dữ liệu mở của ngành, tỉnh.
Một mục tiêu nữa là phát triển hệ thống mạng lưới cung cấp, kết nối thông tin thường xuyên, định kỳ về trung tâm dữ liệu tập trung; thu hút được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các hợp tác xã kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống thu thập thông tin, phân tích, dự báo thị trường nông sản; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động thu thập thông tin, phân tích và dự báo thị trường nông sản.
Để đạt được những mục tiêu trên, UBND tỉnh đề ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như: ứng dụng và vận hành Trung tâm dữ liệu tập trung của ngành nông nghiệp và phát triển nông nghiệp chuyên sâu, phục vụ phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản; ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản của tỉnh.
Tỉnh cũng sẽ hợp tác, phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản; ứng dụng quy trình vận hành hệ thống thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản, thống nhất ở các cấp, ngành; theo dõi, đánh giá hiệu quả thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong phân tích, dự báo tình hình thị trưòng nông sản.
Trong khi đó An Giang đã công bố Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 29/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025. Chương trình hành động bao gồm giải pháp ứng dụng công nghệ dữ liệu để dự báo thị trường nông sản.
Cụ thể trong 8 nhiệm vụ và giải pháp được đưa ra, UBND tỉnh An Giang yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống thu thập xử lý dữ liệu, dự báo thị trường nông sản đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để các bên tham gia chuỗi giá trị (hợp tác xã, doanh nghiệp) và cơ quan quản lý nhà nước có thể tiếp cận nguồn thông tin đáng tin cậy phục vụ quá trình ra quyết định, nâng cấp chuỗi giá trị nông sản chủ lực phát triển hiện đại và bền vững.
Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản” được ban hành nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản; góp phần tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cho nông sản Việt Nam. Đối với vùng đất nông sản trù phú như các tỉnh phía Nam, đề án này càng mang ý nghĩa quan trọng.
">Thời gian qua, trên cơ sở nhận thức rõ tính cấp thiết của công tác chuyển đổi số giáo dục đại học, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã phát triển một hệ sinh thái PTIT Digital University kết nối Nhà trường - Sinh viên - Giảng viên, qua đó giúp chuyển đổi số căn bản và toàn diện cho toàn Học viện, tiến tới nhân rộng ra các trường đại học, học viện trên toàn quốc.
Nền tảng liên thông dữ liệu và các sản phẩm gồm hệ thống tuyển sinh/nhập học số (PTIT Admission), super app đa tác nhân (PTIT Slink) cùng hệ thống quản lý văn bằng chứng chỉ với Blockchain (PTIT Diploma) đã được Học viện tập trung xây dựng. Các sản phẩm đều được xây dựng theo hướng nền tảng và đóng vai trò then chốt trong cả 3 khâu là tuyển sinh đầu vào, hỗ trợ đào tạo và công tác quản lý văn bằng chứng chỉ của Học viện nói riêng và tất cả các trường đại học trên cả nước nói chung khi được triển khai rộng rãi.
Trong chia sẻ tại lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023, Giám đốc Học viện, ông Đặng Hoài Bắc cho biết, các tân sinh viên của trường đã được trải nghiệm ứng dụng PTIT Slink ngay từ khi đăng ký tuyển sinh, xác nhận nhập học. Giải pháp chuyển đổi số của Học viện đã được hơn 20 trường đại học tham quan, ứng dụng. Nền tảng đăng ký tuyển sinh số kèm đối soát lệ phí của nhà trường đã được Bộ GD&ĐT sử dụng trong kỳ thi tuyển sinh quốc gia năm 2022 áp dụng cho 290 trường đại học từ Đà Nẵng trở vào phía Nam.
Cùng với đó, đã có 4 triệu lượt nộp bài truy cập trên hệ thống thực hành lập trình ảo Dlab, Học viện cũng đã xây dựng học liệu số các môn học Chính trị với các chuyên gia hàng đầu và sẽ áp dụng triệt để vào năm 2023.
Đặc biệt, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã được Bộ GD&ĐT đánh giá là 1 trong 5 trường đại học đi đầu trong lĩnh vực ICT, cùng với các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
Quá trình chuyển đổi số Học viện vẫn đang tiếp tục diễn ra, và cơ sở giáo dục này đặt mục tiêu trở thành trường đại học số hình mẫu đầu tiên tại Việt Nam, với 3 trụ cột đào tạo số, quản trị số và xã hội số trong trường đại học.
Vân Anh
">Em năm nay 23 tuổi, mới lấy chồng được hai năm. Trước khi lấy nhau, chồng em là công nhân cơ khí còn em là công nhân may mặc. Sau khi cưới, em mang bầu và bị nghén nên phải xin nghỉ việc. Thời gian nghỉ việc, em ở nhà dưỡng thai và phụ bố mẹ chồng bán hàng tạp hóa.
Quán tạp hóa của bố mẹ chồng em bán khá chạy nhưng bán được bao nhiêu bố mẹ chồng em giữ bấy nhiêu. Lương của chồng em được 8 triệu nhưng tháng nào anh cũng chỉ đưa em 2 triệu. Trong 2 triệu đó, anh bắt em phải lo tiền ăn cho cả nhà. Vì thế chẳng lúc nào em có tiền tiết kiệm trong người.
Hơn 2 tháng trước, trên đường đi thăm cháu mẹ đẻ của em bị tai nạn xe máy. Người đi đường đã đưa mẹ em vào một bệnh viện gần đó để băng bó và điều trị. Sau đó, họ đã lấy điện thoại của mẹ để gọi cho em và bố em.
Lúc em đến nơi, mẹ em phải chuyển phòng phẫu thuật. Bố em không có đủ tiền nên em đưa cho bố 2 triệu (số tiền chồng em vừa đưa tối hôm trước).
![]() |
Ảnh minh họa |
Chữa trị cho mẹ em xong, bố em cạn kiệt nên em cũng không nỡ xin lại số tiền trên. Em đi vay bạn bè mỗi người một ít để đắp vào tiền ăn cho gia đình. Số tiền em đi vay em cũng không nói với chồng vì tính chồng em keo kiệt. Nếu biết em cho bố mẹ đẻ vay 2 triệu anh sẽ khó chịu ra mặt.
Còn bố mẹ chồng em, bình thường họ vốn khinh gia đình em nghèo nên em càng không thể để cho họ coi thường bố mẹ em hơn.
Thế nhưng 1 tháng sau, không hiểu vì lý do gì mà mẹ chồng em biết. Vào bữa cơm, bà đay nghiến, nói cạnh nói khóe chuyện có người mang tiền của nhà bà đi cho thiên hạ. Em biết bà nói em nhưng em vẫn câm nín vờ như không hiểu chuyện.
Thấy em như vậy bà càng khó chịu hơn. Ăn cơm xong, bà gọi em ra phòng khách rồi bắt em giải thích về số tiền 2 triệu em mang về ngoại. Em sợ hãi nhưng vẫn nhất quyết chối cãi. Đến khi không thể chối được nữa, em buộc lòng phải khai ra sự thật.
Cứ nghĩ khi đã nói ra sự thật, mọi chuyện sẽ êm đẹp nhưng không phải. Mẹ chồng em, bố chồng em ra sức chì chiết em. Mẹ chồng còn bảo phận con gái đã đi lấy chồng thì chỉ được gánh vác công việc nhà chồng chứ không thể có chuyện đi lo cho nhà ngoại.
![]() |
Ảnh minh họa |
Chồng em thì vô cùng giận dữ vì em tự ý giấu diếm tiền bạc để lo cho mẹ mình. Em đã giải thích là chuyện gấp gáp và em đã đi vay bạn bè chứ không lấy tiền của anh nhưng anh không nghe. Anh bảo em vay thì em cũng phải lấy tiền của gia đình này đi trả chứ không thể xin ai.
Rồi anh còn nói ông bà ngoại vẫn còn trẻ, cưới xin đã không hồi môn cho con gái được đồng nào thì đừng “đẽo gọt” của con. Em nghe mà buồn ghê gớm. Em không nghĩ 2 triệu bạc lại to tát với gia đình anh đến vậy.
Bây giờ bố mẹ chồng em vẫn liên tục chửi em, chồng em thì cãi cọ rồi vứt vào mặt em tờ đơn ly hôn. Em cũng muốn ly hôn vì cảm thấy gia đình người ta quá coi trọng tiền bạc. Nhưng con mới 1 tuổi, em lại đang thất nghiệp nên em sợ mình không có đủ khả năng nuôi con ...
Thảo Minh (Thanh Trì – Hà Nội)
">