您现在的位置是:Công nghệ >>正文

11 câu nói có tác dụng kỳ diệu khi dạy con cha mẹ nên biết

Công nghệ636人已围观

简介Thay vì nói những câu tức giận như: “Nếu không dọn sạch chỗ này,âunóicótácdụngkỳdiệukhidạyconchamẹnê...

{ keywords}

Thay vì nói những câu tức giận như: “Nếu không dọn sạch chỗ này,âunóicótácdụngkỳdiệukhidạyconchamẹnênbiếtrận bóng hôm nay con sẽ không được ăn kẹo nữa”, hãy nói với con rằng: “Không sao đâu, mẹ con mình cùng dọn dẹp nhé”. Qua những hành vi chưa tốt, trẻ sẽ vô thức kiểm tra thái độ, tình cảm của bố mẹ với chúng. Bằng cách này, cha mẹ đang phát triển một tâm lý lành mạnh cho con.

{ keywords}

“Bố/ mẹ yêu con!” là 3 từ thần kỳ đối với sự phát triển tích cực của trẻ. Khi nói những từ ngữ này, một điều quan trọng, cha mẹ hãy làm những hành động đi kèm như dành thời gian chơi cùng con, cười nói, ôm hoặc thảo luận các vấn đề của con và hỗ trợ nếu cần.

{ keywords}

Thay vì chỉ trích: “Các bạn đều chạy nhanh hơn con”, hãy nói những câu mang tính khích lệ như: “Con đã làm tốt hơn hôm qua. Cố gắng lên!”; "Giường của con đã được thu dọn gọn gàng rồi này", "Con đã xếp quần áo thật gọn. Con làm tốt lắm". Những cụm từ như vậy sẽ giúp trẻ cảm nhận được sự ủng hộ và niềm tin từ bố mẹ vào những việc làm của chúng. Bất kỳ sự khích lệ nào cũng tạo ra cảm giác dễ chịu và những cảm xúc tích cực cho trẻ, khiến hành vi tốt đẹp sẽ được lặp lại.

{ keywords}

Hãy can đảm nói với con rằng: “Mẹ thực sự xin lỗi vì đã mắng con”. Bằng cách này cha mẹ sẽ cho trẻ thấy chúng được tôn trọng. Và đó cũng là cách cha mẹ làm gương cho con.

{ keywords}

Tuyệt đối đừng bao giờ nói những câu như: “Nín ngay. Chính con làm mất đồ chơi lại còn khóc cái gì nữa”. Một đứa trẻ có quyền tức giận, đau buồn và khóc. Thay vì đưa ra một lệnh cấm tiêu cực, hãy dạy trẻ biết diễn đạt cảm xúc của mình.

{ keywords}

Bất kỳ ai cũng có những nỗi sợ hãi riêng nhưng lòng dũng cảm sẽ giúp họ vượt qua. Nếu con sợ điều gì đó, cha mẹ hãy chia sẻ với trẻ những kỷ niệm và kinh nghiệm của mình về cách cha mẹ từng làm để vượt qua nỗi sợ đó.

{ keywords}

Trẻ có quyền tự lựa chọn. Cha mẹ nên để trẻ bày tỏ mong muốn hoặc sở thích của bản thân. Khi đòi hỏi con vâng lệnh một cách không cần thiết, hãy nghĩ đến 20 năm nữa, bố mẹ có thực sự muốn con trở thành người chỉ biết phục tùng mà không thể bảo vệ chính mình không?

{ keywords}

Bằng cách nhắc nhở về những thành công của trẻ trước đó, cha mẹ có thể giúp con tin vào sức mạnh và khả năng của mình.

{ keywords}

"Bố mẹ tin con", "Không ai có thể làm tốt ngay từ lần đầu tiên được" là những câu nói cha mẹ nên nói với con khi chúng thất bại. Cha mẹ hãy khiến con hiểu rằng, người thành công cũng có thể gặp sai lầm và chính những sai lầm đó sẽ giúp chúng thành công.

{ keywords}

"Con cảm thấy như thế nào?", "Ngày hôm nay của con thế nào?" là những câu cha mẹ có thể sử dụng để tâm sự và gần gũi với con. Nhờ vậy trẻ cũng nhận thấy mình được bố mẹ quan tâm, yêu thương.

{ keywords}

Khả năng tự lực rất quan trọng. Các nhà tâm lý học bị cho rằng mục tiêu của giáo dục là dạy con từ lúc bé để sau này là người trưởng thành và độc lập. Bước đầu tiên để đạt được điều này là khuyến khích trẻ tự thực hiện trong khả năng của mình.

Thúy Nga (Theo Brightside)

Mẹo dạy con bướng bỉnh không cần đòn roi

Mẹo dạy con bướng bỉnh không cần đòn roi

Những quy tắc vàng dưới đây có thể giúp cha mẹ “kết nối” được với trẻ ngay cả khi chúng vô cùng bướng bỉnh.

Tags:

相关文章



友情链接