Soi kèo phạt góc Celta Vigo vs Almería, 19h ngày 2/4

Thế giới 2025-02-19 06:52:26 65533
èophạtgócCeltaVigovsAlmeríahngàcúp c1 hôm nay   Hoàng Ngọc - 01/04/2023 05:40  Kèo phạt góc
本文地址:http://app.tour-time.com/html/859d198652.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo phạt góc Barcelona vs Rayo Vallecano, 3h00 ngày 18/2

- Chia sẻ sau những giọt nước mắt khi phá kỷ lục SEA Games của Nguyễn Thị Ánh Viên đã khiến không ít người - cả rất trẻ và không còn trẻ - tự ngẫm lại về chính bản thân mình.

“Tôi khóc không phải vì giành được huy chương vàng và phá kỷ lục SEA Games mà vì trong lúc thi đấu đã mắc một số lỗi. Tôi không hài lòng về điều đó ngay cả khi chiến thắng. Tôi đã giành nhiều huy chương vàng và phá nhiều kỷ lục SEA Games nhưng tôi sẽ không ngừng phấn đấu. Nếu tôi hài lòng với những gì đã đạt được, tôi là kẻ thất bại ngay từ bây giờ, chứ không phải chờ tới ngày mai. Tôi không nhớ đến chiến thắng, mỗi ngày đều nỗ lực như chưa giành được gì” – Đó là chia sẻ của Ánh Viên sau khi giành huy chương vàng và phá kỷ lục SEA Games ở nội dung 200m bướm chiều ngày 9/6.

{keywords}
Ánh Viên vừa giành Huy chương Vàng thứ 8 trên đường đua xanh

Và một câu trả lời phỏng vấn khác của Ánh Viên cũng được chia sẻ rộng rãi trên các trang cá nhân: “Nếu bây giờ hài lòng với bản thân, tôi sẽ là người thất bại. Tôi luôn phải quyết tâm chinh phục những đỉnh cao”.

Sau câu nói này, “cộng đồng mạng” không chỉ còn đếm số huy chương mà Ánh Viên dành đượcđể mà ca ngợi nữa. Thay vào đó, là những suy nghĩ lắng đọng hơn.

“Nếu ở đấu trường châu Á hoặc thế giới thì một sai sót nhỏ cũng sẽ phải trả giá đắt.Vì thế sự cầu toàn của Ánh Viên là hết sức đáng quý, nó cho thấy cô đã sẵn sàng để vươn tới tầm cỡ số 1 thế giới, với tinh thần thắng người không bằng thắng chính mình” – đây là ý kiến của một thành viên trên diễn đàn dành cho các bậc phụ huynh.

{keywords}
Ảnh "chế" ngộ nghĩnh về phát ngôn của Ánh Viên

“Tôi nghĩ giới trẻ Việt Namđã có người đại diện xứng đáng” - bạn Trần Hoàng Anh (Hà Nội) nhận xét. “Ánh Viên chính là sức trẻ, là khát vọng vươn lên chinh phục mọi đỉnh cao của thanh niênViệt Nam. Điều rất tuyệt vời ở em không phải chỉ giành được chiến thắng là thoả mãn, mà phải không ngừng hoàn thiện mình để chinh phục đỉnh cao hơn”.

Kình ngư 19 tuổi cũng đã khiến các bạn trẻ phải nhìn nhận lại bản thân.

Bạn Nguyễn Thanh Phương, đang làm cho một tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội, bày tỏ:“Ánh Viên khiến tôi phải suy nghĩ lại về sự hài lòng quá dễ dàng của bản thân đối với mọi điều trong cuộc sống. Tôi đã luôn cho rằng không cần phải quá khắt khe với bản thân, đôi khi cũng cần phải thả lỏng một tí cho vui. Có lẽ vì thế nên tôi không đạt được cái gì xuất sắc cả”.

{keywords}

“Giọt nước mắt trên đỉnh vinh quang bao giờ cũng là giọt nước mắt đáng được trân trọng. Trong chiến thắng vẫn biết được sai lầm để mà cố gắng học hỏi, khắc phục thì làm gì mà không tiến bộ” – anh Nam Sơn bình luận. “Câu chuyện của Ánh Viên khiến tôi tự nhủ rằng với mỗi công việc phải luôn cố gắng để làm tốt nhất”.

Với Mai Linh, cô gái đang chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia, thì “Chị Ánh Viên khiến em thấy những lo lắng, kêu ca, than phiền của em với bố mẹ trong thời gian vừa qua là rất… vớ vẩn. Nỗ lực hết mình, kể cả khi đạt kết quả cao rồi cũng không ngừng phấn đấu, em nghĩ đó là điều em và các bạn phải học hỏi ở chị”.

 Một vị phụ huynh thì hy vọng: “Tôi đã từng rất tự hào khi luôn là “con ngoan trò giỏi”,giành được giải này giải kia trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia thời còn đi học. Nhưng cô bé này, với sự quyết tâm, nỗ lực và khiêm nhường, mới là hình mẫu mà tôi muốn các con tôi trở thành”.

  • Ngân Anh

Tại một trang báo mạng, bình luận hài hước này đã nhận được gần 10.000 lượt like(thích): “Lúc trước anh chỉ phục em sát đất, nhưng sau bài phỏng vấn này...chắc anh phải đào đất lên quá. Cố lên em, cả nước đang dõi theo em từng ngày đó”.

 

">

Giới trẻ sau những câu nói “dậy sóng” của Ánh Viên

z5733046910135_87683ffe309d1dc2f632b1e8a9f5063d.png
Ông Nguyễn Đăng Bằng nhận được quyết định "dừng đào tạo" đối với con mình ngay sau khi ông đại diện hội phụ huynh có ý kiến với nhà trường về chương trình đào tạo lớp chất lượng cao.

Sở GD-ĐT cũng yêu cầu nhà trường thực hiện nghiêm túc việc công khai các thông tin về nhà trường theo đúng quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gồm: thông tin chung về cơ sở giáo dục; thu, chi tài chính; điều kiện bảo đảm chất lượng hoạt động giáo dục phổ thông; kế hoạch và kết quả hoạt động giáo dục phổ thông).

Cùng đó, Sở yêu cầu thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành giáo dục, bảo đảm quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của học sinh nhà trường. 

Sở cũng yêu cầu nhà trường báo cáo kết quả thực hiện về Sở trước ngày 16/8.

Trước đó, như VietNamNetphản ánh, phụ huynh Nguyễn Đăng Bằng (Đông Anh, Hà Nội) bức xúc về việc Trường THPT Ngô Quyền - Đông Anh ra quyết định “dừng đào tạo” với con, ngay sau khi ông đại diện hội phụ huynh thắc mắc về chương trình đào tạo lớp chất lượng cao.

z5732803542950_2dae6895a201be0cff791b07de7c69b4.jpg
Các câu hỏi ông Nguyễn Đăng Bằng đại diện cho hội phụ huynh lớp 12A5 thắc mắc, muốn nhà trường giải đáp. Ảnh: Phụ huynh cung cấp.

Vị phụ huynh bức xúc cho rằng, việc trường ra quyết định dừng đào tạo với học sinh như vậy là “không đúng luật và không đúng tiêu chí của ngành giáo dục”.

“Việc tôi thắc mắc về chương trình đào tạo là chuyện giữa phụ huynh và nhà trường, vậy lý do gì trường lại buộc con tôi phải nghỉ học? Việc phụ huynh có thắc mắc là chính đáng, nhưng sao nhà trường lại ra quyết định phản giáo dục như vậy.

Chưa kể, tôi đang đại diện cho ý kiến của tập thể hội phụ huynh lớp 12A5 để trao đổi các thắc mắc chung tới nhà trường. Những thắc mắc của phụ huynh là chính đáng trước khi đưa ra quyết định có cho con tham gia lớp chất lượng cao hay không, chứ không hề thể hiện sự thiếu tin tưởng nhà trường và cũng không có câu nào thiếu tôn trọng giáo viên của trường.

Nhà trường ra quyết định dừng đào tạo đối với con tôi là bất hợp lý vì tôi đại diện cho hội phụ huynh để làm việc với trường chứ không phải cá nhân tôi”, ông Bằng bức xúc.

Trong quyết định của Trường THPT Ngô Quyền - Đông Anh về việc dừng đào tạo đối với học sinh N.H, trường này nêu lý do: “Nhà trường không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu đào tạo theo yêu cầu của phụ huynh học sinh”.

">

Con bị trường 'dừng đào tạo' vì bố thắc mắc chương trình học, Sở GD

Trong hơn 1 tháng, cơ quan quản lý tần số đã phát hiện 10 vụ sử dụng 11 trạm BTS giả để phát tán tin rác, tin lừa đảo tại 7 tỉnh, thành phố. (Ảnh Cục Tần số vô tuyến điện cung cấp)

Ông An Xuân Hải cũng cho hay, thời gian gần đây, tình trạng tin nhắn quảng cáo, tin nhắn lừa đảo xuất hiện không ít, đáng chú ý là tin nhắn brandname - tin nhắn thương hiệu giả mạo ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân, gây thiệt hại cho người dân, đồng thời gây bức xúc trong dư luận.

Qua theo dõi trên hệ thống kỹ thuật và tiếp nhận phản ánh từ các nhà mạng, Cục Tần số vô tuyến điện và các Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực đã phối hợp với cơ quan công an triển khai theo dõi, kiểm soát, xác định nguồn tín hiệu, vị trí lắp đặt sử dụng trạm BTS giả để truy vết.

Trạm phát sóng BTS giả có kích thước nhỏ gọn với thiết bị phát nhỏ hơn CPU của máy tính. Các BTS giả này được kết nối với máy tính xách tay, thuận tiện để các đối tượng mang theo trên xe ô tô di chuyển đi phát tán tin rác.

Điểm mới của các vụ sử dụng BTS giả bị phát hiện và xử lý thời gần đây là các đối tượng chọn phương thức mang theo thiết bị trên xe ô tô và di chuyển qua những nơi tập trung đông người để phát tán tin nhắn lừa đảo, thay vì thuê địa điểm cố định đặt trạm BTS giả như giai đoạn trước.

Sở dĩ các đối tượng chọn cách phát tán tin nhắn khi di chuyển vừa là để tránh bị phát hiện, vừa có thể cơ động đến được nhiều khu dân cư, nơi tập trung đông người nhằm đạt mục đích phát tán càng nhiều tin nhắn lừa đảo, tin nhắn rác càng tốt. “Thực tế, cách thức này đã khiến cho việc xác định, phát hiện nguồn tín hiệu của BTS giả hết sức phức tạp, mất nhiều thời gian, nhân lực. Đội ngũ của các Trung tâm tần số khu vực đã rất vất vả trong quá trình truy vết, phát hiện các vụ sử dụng trạm BTS giả”, ông An Xuân Hải chia sẻ.

Bên cạnh sự phối hợp của cơ quan công an, vai trò thực chiến của nhân sự thuộc các trung tâm tần số vô tuyến điện trong việc phát hiện các vụ sử dụng trạm BTS giả là rất lớn. (Ảnh Cục Tần số vô tuyến điện cung cấp)

Vị Trưởng phòng Thanh tra, Cục Tần số vô tuyến điện cho biết thêm, các trạm BTS giả được khai báo những thông số kỹ thuật giống với trạm BTS thật (trạm 4G, 2G). Khi thuê bao di động đến gần BTS giả, do chịu cường độ sóng giả mạnh, thuê bao bị tạm chuyển sang trạm giả quản lý, bằng cách hạ tín hiệu 4G xuống 2G để gửi tin nhắn phục vụ mục đích của đối tượng xấu.

“Đây chính là lỗ hổng bảo mật của công nghệ di động GSM 2G, chỉ yêu cầu mạng xác thực người dùng chứ không yêu cầu người dùng xác thực lại mạng, vậy nên bị kẻ xấu lợi dụng để phát tán tin nhắn giả mạo. Nhiều quốc gia đang dùng GSM 2G cũng gặp phải thách thức này”, ông An Xuân Hải phân tích.

Qua các vụ việc sử dụng BTS giả để tán phát tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, Cục Tần số vô tuyến điện khuyến nghị người dân cần cảnh giác, tuyệt đối không truy cập vào ứng dụng, đường link lạ không rõ nguồn gốc. Đặc biệt là, không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu để đề phòng bị đối tượng xấu đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản, đông thời kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng, công an nơi gần nhất để ngăn chặn, xử lý.

Cảnh báo phương thức dùng BTS giả mạo phát tán tin nhắn lừa người dùng ngân hàng

Theo Cục An toàn thông tin, các tin nhắn mạo danh tổ chức tài chính, ngân hàng để gửi những nội dung giả mạo, lừa đảo người dùng thời gian gần đây đã được kẻ xấu phát tán qua các thiết bị phát sóng di động (BTS) giả mạo.

">

Xử lý thêm 2 vụ dùng trạm BTS giả phát tán tin nhắn lừa đảo

Nhận định, soi kèo Gwangju FC vs Buriram United, 17h00 ngày 18/2: Tiếp tục sa sút

- Sở GD-ĐT Hà Nội vừa đưa ra 3 phương án để xin ý kiến về tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018-2019. Nhiều phụ huynh lo lẵng sẽ “không kịp xoay xở”.

Vào tháng 4/2018, theo thông tin mà Sở GD-ĐT Hà Nội công bố, từ năm học 2019-2020, thí sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ thi 3 bài thi - gồm 2 bài thi độc lập Toán, Ngữ văn và lựa chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp:Tổ hợp 1 (Ngoại ngữ, Vật lí, Lịch sử và Giáo dục công dân) hoặc Tổ hợp 2 (Ngoại ngữ, Địa lí, Hóa học và Sinh học).

Tuy nhiên, tại cuộc họp sáng 13/8 mới đây, Sở GD-ĐT Hà Nội lại đưa ra 3 phương án để xin ý kiến về tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018-2019.

Điều này khiến các phụ huynh và học sinh không khỏi bất ngờ.

Chị Nguyễn Thu Hương có con đang học lớp 9 tại một trường THCS ở quận Đống Đa, Hà Nội cho rằng: Sắp sửa bước vào năm học mới mà chưa chốt phương án tuyển sinh vào lớp 10 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý học sinh.

“Đồng ý là có thể Sở GD-ĐT hướng đến việc học sinh phải học đều các môn nên đưa ra những phương án điều chỉnh. Thế nhưng nếu ngay từ đầu năm học, biết mình sẽ thi vào lớp 10 bằng hình thức và cách thức gì sẽ khiến các con yên tâm hơn cho việc học và ôn luyện. Còn giờ đây thật sự chúng tôi rất mông lung”

Theo chị Hương, nếu giờ chưa chốt được phương án tuyển sinh sẽ khiến ảnh hưởng quá trình chuẩn bị của các học sinh do việc công bố cấu trúc đề và kỳ thi bị chậm lại.

{keywords}
Nam sinh tỏ ra mệt mỏi trước giờ thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2018. Ảnh: Thanh Hùng.

Chị Tuyết Mai (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng bày tỏ:

“Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội hiện nay được đánh giá còn căng thẳng hơn thi vào ĐH. Vậy mà đến giờ, các con vẫn chưa biết chính xác mình sẽ thi theo kiểu nào. Tôi cảm thấy rất lo khi con bước vào lớp 9 nhưng chưa biết phương án thi vào 10 sẽ ra sao. Tôi cảm thấy những nhà làm giáo dục như chưa bao giờ lắng nghe tâm tư học sinh, phụ huynh, lắng nghe những thầy cô trực tiếp giảng dạy về những khó khăn khi phải đối mặt với những cái gọi là đổi mới. Không biết từ bao giờ học sinh như mất phương hướng trong việc học và giáo viên thì mải miết chạy theo để cập nhật những chính sách mới".

Chị Mai cũng đã tính đến cả phương án cho con học trường tư.

“Nếu việc thi cử quá cập rập và căng thẳng, tôi xác định sẽ cho con thi vào trường tư để tránh gây áp lực và tổn thương con quá nhiều".

Trên nhiều diễn đàn bàn về giáo dục, nhiều phụ huynh cũng góp ý, việc đưa ra các phương án tuyển sinh ở thời điểm sát năm học mới là quá cập rập.

TS Toán học Lê Thống Nhất góp ý:

Phương án 2 tuy đã được thực hiện từ năm học 2005 - 2006 cho tới năm học 2018 - 2019, Sở GD-ĐT Hà Nội đã từng phân tích đây là phương án đạt được sự ổn định về tâm lý cho học sinh và cho cả thầy cô. Tuy nhiên vẫn bộc lộ những nhược điểm như học sinh học lệch (tập trung vào Toán và Ngữ văn), phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của các thầy cô và của mỗi trường. Bởi vậy tháng 4/2018, Sở đã đưa ra phương án 3.

Với phương án 3, số môn mà học sinh phải ôn tập sẽ là 6. Ngay với tuyển sinh vào ĐH, các tổ hợp xét tuyển cũng chỉ là 3 môn mà thôi, tuy học sinh lớp 12 phải thi những tổ hợp KHTN (Lý, Hoá, Sinh) hay tổ hợp KHXH (Sử, Địa, Giáo dục công dân) nhưng các môn không thuộc tổ hợp môn xét tuyển các em cũng chỉ học nhẹ nhàng để thoát điểm "liệt". Vậy học sinh lớp 9 khi phải ôn tập để tuyển sinh lớp 10 phải dùng đến 6 môn thi là quá nhiều. Bài học của Hải Phòng khi đưa ra số môn phải học để thi tuyển sinh lớp 10 đã tạo nên phản ứng của xã hội, năm học 2018 - 2019 đã phải thay đổi. Do đó Sở GD-ĐT Hà Nội cần thận trọng nếu chọn phương án này.

Với quan điểm cá nhân, TS Nhất "bỏ phiếu" cho phương án 1 là phương án phù hợp nhất lúc này, vừa khắc phục được nhược điểm của phương án 2 lâu nay lại không tạo áp lực về số môn thi như phương án 3”.

Bà Nguyễn Mỹ Hảo, Hiệu trưởng Trường THCS Nghĩa Tân cho biết đã đề xuất thực hiện theo phương án 1. Tức là thi tuyển bằng 4 bài thi độc lập gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi thứ tư (thuộc 1 trong các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Bài thi thứ tư do Sở GD-ĐT công bố vào cuối tháng 3.

“Như vậy, cuối tháng 3 khi thông báo thì học sinh sẽ chỉ phải học thêm một môn nữa thôi. Nên việc ôn tập 1 môn từ thời điểm đó cho đến lúc thi vẫn có thể. Học sinh vẫn phải học tất cả các môn nhưng phương án học sinh sẽ đỡ phải ôn tập nhiều môn vất vả, giảm bớt áp lực”, bà Hảo lý giải.

Trao đổi với VietNamNet, bà Lê Thị Thúy Nga, Hiệu trưởng Trường THCS Dịch Vọng cho hay, bà nghiêng về phương án 3 và đã đưa ra ý kiến của mình với Sở GD-ĐT Hà Nội.

“Bởi với phương án 2 thì học sinh sẽ học lệch. Phương án 1 thì tôi lại nghĩ sẽ hơi nặng đối với học sinh. Nhìn thì chỉ thi 4 môn; trong đó đã rõ ràng 3 môn; còn môn thi thứ 4 đến tận cuối tháng 3 - tức là những tháng cuối cùng mới biết - thì học sinh sẽ vẫn phải học đầy đủ tất cả các môn. Còn  phương án 1 thì Toán và Văn học sinh đã phải trình bày bài thi bằng tự luận rồi, nếu giờ thêm 2 bài thi tự luận 2 môn còn lại nữa thì sẽ rất nặng. Tất nhiên, mỗi phương án sẽ có  khó khăn nhất định nhưng việc thi bằng hình thức trắc nghiệm có vẻ là nhẹ nhàng hơn.

Theo bà Nga, nếu thực hiện theo phương án 1 mà 2 bài thi Ngoại ngữ và môn thứ 4 là tự luận thì học sinh “vừa phải học hết, lại phải học một cách rất cơ bản. Học để trình bày được thì học sinh phải hiểu rất sâu chứ không thể học một cách đơn giản được. Như vậy lúc đó việc học sẽ trở nên rất nặng. Đặc biệt càng bùng phát chuyện học thêm. Còn nếu thi trắc nghiệm thì có thể nhận biết, áp dụng là có thể làm được”.

Bàn về phương án 3, bà Nga cho rằng: “Thi tổ hợp vào lớp 10 là một điều mới ở Hà Nội nhưng đó là điều mà các giáo viên cũng cần phải đổi mới để có thể dạy học cho học sinh nắm bắt được”.

Tuy nhiên, với phương án 3, bà Nga vẫn còn chút e ngại việc xây dựng đề thi và chất lượng có được đảm bảo, phù hợp trong thời gian không quá dài. “Nếu đề thi đáp ứng được trên cơ sở nắm bắt đại trà thì phương án 3 tôi cho sẽ nhẹ nhàng hơn đối với học sinh”, bà Nga nói.

Thanh Hùng

 

Hà Nội đưa ra 3 phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019

Hà Nội đưa ra 3 phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019

Thay vì phương án đã công bố cách đây không lâu, Sở GD-ĐT Hà Nội vừa đưa ra 3 phương án để xin ý kiến về tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018-2019.

">

Hà Nội chưa chốt phương án thi lớp 10, phụ huynh lo không kịp xoay

 - “Ông bố, bà mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con khi lớn lên sẽ trở thành người tử tế. Nhưng tôi cho rằng, thành công không phải giáo dục một đứa trẻ trở thành người giỏi nhất hay xuất sắc nhất, mà đích đến cuối cùng là khiến đứa trẻ ấy trở nên hạnh phúc”.

Đó là chia sẻ của chị Phan Hồ Điệp, mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam trong buổi Tọa đàm “Kỉ luật tích cực không phải trừng phạt mà tôn trọng trẻ” do trường PTLC quốc tế Gateway và Trường mầm non quốc tế Sakura Montessori phối hợp tổ chức.

{keywords}

Các diễn giả chia sẻ về kỷ luật tích cực trong buổi Tọa đàm

Được biết đến là bà mẹ thành công trong cách giáo dục “thần đồng” Đỗ Nhật Nam, chị Phan Hồ Điệp cho rằng, hiện nay, nhiều phụ huynh vẫn nhầm lẫn giữa việc khen thưởng và khích lệ con cái. Vì thế, khi dạy con cần chú trọng 5 nguyên tắc khen để con vừa vui nhưng vẫn biết khiêm nhường và tiếp tục cố gắng.

Nguyên tắc đầu tiên, “Không khen vào sản phẩm mà khen vào nỗ lực con đã làm”. Thay vì nói “Con giỏi quá” có thể nói “Mẹ biết con đã rất nỗ lực khi làm bài toán này”. Chị Điệp cho rằng, điều này sẽ giúp trẻ hiểu được những nỗ lực mới là điều khiến mọi người quan tâm và đánh giá. Từ đó trẻ sẽ học cách nỗ lực trong công việc để dành được lời khen ngợi từ những người xung quanh.

Nguyên tắc thứ hai, “Không khen vào phẩm chất của con” như “Con giỏi quá”, “Con thông minh quá”, “Con xuất sắc quá”. Việc khen con quá nhiều sẽ khiến đứa trẻ trở nên kiêu ngạo hoặc thất vọng nếu chúng không giải quyết được điều gì đó. Vì thế, bố mẹ nên tránh sử dụng chủ ngữ là “con” và thay thành chủ ngữ “mẹ”. Ví dụ: “Mẹ rất vui khi con làm được điều này”, “Mẹ rất tự hào” hay “Mẹ rất hạnh phúc”.

Nguyên tắc thứ ba, “Không so sánh với con của người khác mà chỉ so sánh với chính đứa trẻ ở khía cạnh tích cực”. Ví dụ ngày hôm qua con chưa làm được một điều gì đó nhưng hôm nay con đã làm được thì đó là điều rất tuyệt vời. Việc bố mẹ hay so sánh con cái với những đứa trẻ khác vừa khiến trẻ tự ti, vừa nảy sinh lòng đố kị. Do vậy, bố mẹ không nên so sánh con mình với “con người ta” và đặc biệt không chê con trước đám đông.

Nguyên tắc thứ tư, “Mượn lời của người khác để khích lệ con”. Điều này sẽ làm lời khen trở nên khách quan hơn. Ví dụ, chị thường lấy lời khen của cô giáo để khen Nam như: “Hôm nay mẹ gọi điện cho cô giáo, cô nói em học rất ngoan. Nam làm mẹ rất vui và mẹ cảm thấy một ngày của mẹ thật nhẹ nhàng”. Khi mượn lời của người khác như thế con sẽ cảm thấy mình thật có ý nghĩa với mẹ.

Nguyên tắc thứ năm, “Chú ý khen cả những thứ con không để ý”. “Trẻ con thường cực kỳ sung sướng về điều này”, chị Phan Hồ Điệp nói. Bố mẹ có thể khen con cả những thứ con vô tình làm như đưa đồ chơi cho bạn. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng, hóa ra mọi công việc mình làm đều có mẹ quan sát. Từ đó, trẻ sẽ cố gắng thực hiện những điều này tốt hơn.

Còn nói về kỷ luật trẻ, chị Điệp cho rằng, thông thường phụ huynh nào cũng biết trừng phạt con là điều không nên. Nhưng khi không thể kiềm chế, nhiều người vẫn phải “động thủ”.

Bản thân chị cũng đã từng hai lần đánh con. Câu chuyện này dù xảy ra nhiều năm nhưng với chị vẫn là nỗi ám ảnh. “Khi bình tĩnh lại, mình nghĩ hành động đó là vì mình thương con quá mà không biết làm gì. Và bản thân mình cũng bật khóc sau mỗi lần như thế” – chị tâm sự.

Theo chị Điệp, thực tế nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa kỷ luật và trừng phạt trẻ. Kỷ luật tích cực ở đây được hiểu là kỷ luật đúng cách, không trừng phạt nhưng cũng không thỏa hiệp. Cách cư xử vừa mềm mỏng, vừa kiên quyết của người lớn có thể giúp bất kì đứa trẻ nào  từ em bé 3 tuổi chập chững tập đi đến một bạn tuổi teen nổi loạn có thể học được cách hợp tác linh hoạt mà không bị tổn thương tới lòng tự trọng.

“Làm cha mẹ được coi là một nghề và không có công thức nào hoàn hảo cho từng phụ huynh trong những tình huống cụ thể. Vì vậy, cách duy nhất là cha mẹ phải nỗ lực từng ngày để thấu hiểu chính mình và thấu hiểu con cái” – Chị Điệp chia sẻ.

Cũng tại hội thảo, một vị phụ huynh đặt câu hỏi: “Để khuyến khích các con có kết quả học tập tốt, cô giáo và nhà trường đã vinh danh những học sinh xuất sắc của tháng. Con trai tôi đã từng đạt danh hiệu này một lần và sau đó cháu không đạt được nữa. Cháu đã rất buồn và tự ti về bản thân mình. Liệu có phải cách tôn vinh này đã trở thành con dao hai lưỡi khiến trẻ tự ti?”

Trước băn khoăn này, ông Hoàng Anh Đức, Giám đốc học thuật Trường PTLC Quốc tế Gateway cho rằng, nhà trường nên đưa ra nhiều xếp hạng để tôn vinh các hành động khác nhau của trẻ như xếp hạng về lao động, ngoại khóa, sinh hoạt bán trú chứ không nhất thiết chỉ xoay quanh việc học tập. Mỗi học sinh có một thế mạnh của riêng mình. Làm như vậy, đứa trẻ sẽ luôn cảm thấy mình là người có ích và sẽ cố gắng phấn đấu phát huy thế mạnh ấy.

Bên cạnh đó, ông Hoành Anh Đức cũng cho rằng, trong trường hợp này, phụ huynh có thể khuyến khích con “vui chung với niềm vui của bạn” khi bạn đạt được thành tích cao bởi không nhất thiết lúc nào con cũng phải là người “đứng trên bục vinh quang” mà quan trọng là con luôn cố gắng rèn luyện bản thân để đạt kết quả tốt nhất có thể.

Thúy Nga

Chia sẻ chân thành của bố Đỗ Nhật Nam

Chia sẻ chân thành của bố Đỗ Nhật Nam

PGS.TS Đỗ Xuân Thảo tự nhận mình là người “nói dở” nhất nhà nên rất ít khi phát biểu trước đám đông.

">

Mẹ Đỗ Nhật Nam: 'Bố mẹ không nên khen con giỏi'

 - Không chỉ là một sinh viên tài năng với công trình nghiên cứu được tổ chức uy tín của thế giới “để mắt tới”, Lương Văn Thiện còn là người tổ chức quay hàng trăm bài giảng Toán, Lý, Hóa và viết các cuốn sách ôn thi ĐH cho học sinh cả nước…

{keywords}
Ảnh: NVCC

Bỏ tuyển thẳng vì đam mê kỹ thuật

Sinh năm 1992 trong một gia đình thuần nông tại xã nghèo nhất của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình - Lương Văn Thiện luôn nỗ lực học tập và là một trong số không nhiều những học sinh thi đỗ vào Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy.

Cuối năm học lớp 12, Thiện đạt giải Ba trong kì thi HSG quốc gia môn Toán và sau đó thi tốt nghiệp THPT đạt loại Giỏi. Vì thế, cậu bạn có cơ hội được tuyển thẳng vào Trường ĐH Y Hà Nội.

Gia đình Thiện cũng mong muốn cậu con trai út sẽ theo học trường y để có thể chữa bệnh cho mọi người, nhất là mẹ Thiện lại thường xuyên đau ốm.

Thế nhưng, do có niềm đam mê kỹ thuật nên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội mới chính là đích đến của chàng trai này.

Từ bỏ cơ hội tuyển thẳng trường y - Thiện quyết định thi vào khoa Điện tử - Viễn thông và đỗ với số điểm 25,5 điểm (khối A). Sau đó, Thiện thi đỗ tiếp vào lớp Kỹ sư tài năng của trường.

Suốt 5 năm học tại trường, Thiện vừa duy trì thành tích học tập tốt vừa là một lớp trưởng năng nổ, gương mẫu.

Tác giả của hàng trăm clip bài giảng miễn phí

Khi học đại học, Thiện cần mẫn đi gia sư để tự trang trải chi phí học tập và sinh hoạt của bản thân mà không cần gia đình phải “viện trợ”. Từ đó, Thiện nhận thấy nên sử dụng những kiến thức của mình để giúp đỡ được nhiều em học sinh hơn. Và Thiện cùng với một vài người bạn của mình tổ chức quay bài giảng môn Toán, Lý, Hóa rồi đưa lên youtube để hỗ trợ cho các em học sinh đang ôn thi ĐH.

Những bài giảng đầu tiên được Thiện quay vào nửa đêm, trong căn phòng trọ chật chội với “cơ sở vật chất” chỉ là tấm bảng trắng và chiếc máy quay cũ. Nhưng những kiến thức hữu ích và cách giảng bài dễ hiểu của Thiện đã hút được học sinh quan tâm.

Những năm học ĐH, Thiện đã góp phần tổ chức, tham gia hàng trăm bài giảng trực tuyến và viết nhiều cuốn sách giúp học sinh ôn thi ĐH

Không chỉ vậy, Thiện còn là sinh viên đầu tiên của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tự tổ chức các lớp ôn thi vào hệ kĩ sư tài năng cho các tân sinh viên của trường với học phí… tùy tâm hoặc miễn phí.

Và công trình khoa học gây tiếng vang

{keywords}
Ảnh: NVCC

Là một chàng trai trẻ năng động, nhưng Thiện lại đặc biệt yêu thích công việc về nghiên cứu. Thiện từng tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học của trường và đoạt giải cao.

Vào năm cuối ĐH, Thiện đã gửi một công trình khoa học của mình tới Hiệp hội truyền thông IEEE và bất ngờ được Hiệp hội này lựa chọn đề trình bày tại Hội nghị khoa học quốc tế “IEEE 26th Annual International Symposium on Personal Indoor, and Mobile Radio Communications – PIMRC 2015”.

Cuối tháng 8 này, Thiện sẽ sang Hong Kong để thuyết trình về công trình mà cậu đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để xây dựng. Toàn bộ kinh phí của chuyến đi được Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia tài trợ. Thành tích này của chàng trai kỹ sư tài năng đã gây bất ngờ với nhiều người, bởi thông thường chỉ có những người nghiên cứu sinh trình độ tiến sĩ mới quan tâm tới việc có những bài báo, công trình được đăng tải trên các tạp chí khoa học hoặc được trình bày các hội nghị uy tín của thế giới.

Không chỉ thế, Thiện còn có thêm một công trình nữa gửi đến Hội nghị quốc tế “The International Conference on Advanced Technologies for Communcations - ATC 2015” và đang chờ kết quả. Nếu thành công, thì việc có tới 2 bài báo khoa học trình bày tại Hội nghị quốc tế là một kỳ tích đối với một sinh viên Việt Nam.

Sau khi bảo vệ Đồ án tốt nghiệp với kết quả xuất sắc, Thiện đã khước từ mọi lời mời về làm việc của các tập đoàn, công ty lớn trong nước để nung nấu quyết tâm đi du học. Hiện tại, cậu bạn đang nộp hồ sơ xin học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ (PhD) tại trường ĐH Pari XI,Pháp. Tương lai đã được càng cựu sinh viên tài năng này “lập trình” rất cụ thể, cậu bạn mong muốn sẽ gắn bó với công việc nghiên cứu và sau đó là khởi nghiệp bằng việc lập công ty về chuyên ngành mà mình đã theo học.

Vi Anh

">

Chàng SV Bách khoa được trình bày đồ án tại hội thảo quốc tế

友情链接