当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Defensor Sporting vs Progreso, 6h00 ngày 4/11 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Khi đã không còn tình yêu thì không thể gắn kết hai con tim vốn đã không còn thuộc về nhau. Hạnh Nhi nằm nhớ lại khoảng thời gian gặp gỡ và nên duyên vợ chồng với Khải Duy. Là một cô gái trẻ trung, yêu đời, Hạnh Nhi từng dành cho Khải Duy những tình cảm và sự tôn trọng nhất định. Cô yêu Khải Duy bằng tình yêu đầu đời trong sáng, tươi đẹp. Thế nhưng, đêm tân hôn như một cơn ác mộng, dập tắt hết bao yêu thương.
Trong cơn say, Khải Duy đã gọi tên Thị Bình - người con gái anh yêu. Cay đắng hơn khi chính Khải Duy mơ màng thú nhận anh cưới Hạnh Nhi chỉ vì muốn nhờ thế lực của cha cô tạo dựng uy tín lập đồn điền. Chưa hết bàng hoàng, Hạnh Nhi càng đau đớn khi Khải Duy dùng sức lực cưỡng đoạt thân xác cô chỉ để vùi lấp đi nỗi nhớ với tình cũ.
![]() |
Khải Duy gọi tên vợ cũ khi ân ái với Hạnh Nhi trong đêm tân hôn. |
Thiếu hẳn tình yêu và sự trân trọng của chồng, Hạnh Nhi ngày càng khép kín và chán nản mỗi khi gần Khải Duy. Cô chán ghét chồng bao nhiêu lại cảm mến đứa con riêng của chồng bấy nhiêu. Ở lứa tuổi bồng bột, thích khám phá, Thanh Bình (Quốc Huy) dễ dàng rơi vào lưới tình của người mẹ kế đang thiếu một tình yêu thật sự. Hạnh Nhi cũng không ngờ cô đã yêu Bình thật lòng chứ không phải chỉ là những đam mê thể xác.
Nửa đêm, nhớ nhung con chồng, Hạnh Nhi trốn Khải Duy để sang phòng Bình. Trong đêm tối, cô lao lên giường, sau đó hôn môi của Thanh Bình. Đến lúc Thanh Bình giật mình thức giấc và kêu lên, Hạnh Nhi vẫn không chịu bỏ cuộc. Dù ra sức ngăn cản nhưng Hạnh Nhi vẫn liên tục cầu xin được Bình ân ái, thậm chí cô còn doạ sẽ đi nói sự thật với mọi người nếu không được thoả mãn.
Qua phút giây bồng bột của tuổi trẻ, Bình đã nhận ra sai lầm và muốn chấm dứt mọi chuyện vì mặc cảm tội lỗi với cha ruột của mình. Nhưng, Bình càng muốn rời xa, Hạnh Nhi càng cố giữ anh lại bên mình, bất chấp luân thường đạo lý.
![]() |
Hạnh Nhi mò sang phòng Bình lúc nửa đêm. |
Trong khi đó, Phượng vẫn vô tư trong ngôi nhà ai cũng chứa đựng những bí mật riêng. Một lần đi lấy thuốc cho Hạnh Nhi, cô thắc mắc vì sao nhóm thanh niên trong nhà thuốc lại trêu chọc cô bị bệnh lãnh cảm. Cô đem chuyện này hỏi bố khiến ông hốt hoảng và căn dặn cô phải giữ kín chuyện này.
Tiếng sét trong mưa tiếp tục lên sóng tối thứ 2 đến thứ 7 trên kênh THVL1.
T.N
Tập 28 của bộ phim tiếp tục hé lộ những tình tiết gây sốc trước mối tình của mẹ kế Hạnh Nhi (Thảo Trang) và con chồng (Quốc Huy).
" alt="'Tiếng sét trong mưa' tập 29: Hạnh Nhi mặc gợi cảm, sang phòng con riêng của chồng ép ân ái"/>'Tiếng sét trong mưa' tập 29: Hạnh Nhi mặc gợi cảm, sang phòng con riêng của chồng ép ân ái
Mặc kệ lời ngăn cấm của bố mẹ, tôi quyết tâm cưới vợ. Những tưởng sau khi cưới xong mọi chuyện sẽ êm xuôi. Nhưng bố mẹ tôi vẫn không ưng người con dâu mới. Vợ tôi là một người khá chu đáo, làm mọi cách để lấy lòng bố mẹ chồng. Mỗi lần về quê, vợ đều mua rất nhiều quà, biếu tiền bố mẹ và luôn lễ độ với mọi người trong họ nhà chồng.
Sau nhiều năm, mọi người trong gia đình tôi cũng rất quý vợ. Chỉ có mẹ tôi, dù có vẻ chấp nhận nhưng vẫn thường xuyên tìm cách gây khó dễ với con dâu. Hơn 6 năm làm dâu, vợ tôi chỉ sinh được 2 cô con gái. Lý do đó càng khiến mẹ bức xúc nên muốn tôi bỏ vợ. Và người con gái ngày trước mẹ từng mai mối vẫn thường xuyên tìm đến nhà tôi, lấy lòng bố mẹ tôi.
Mấy lần về quê chơi, tôi bị ngã vào mối tình sai trái với cô ta. Không phải vì yêu mà vì sự non trẻ, xinh đẹp của người phụ nữ ấy đã khiến tôi rung động. Trong cơn say, tôi lao vào vòng tay cô ấy, quên mất người vợ tào khang. Ngày cô ta báo tin mình mang bầu con trai, mẹ tôi mừng quýnh. Mẹ bắt tôi bỏ vợ, cưới người phụ nữ đó để mẹ có cháu đích tôn bế bồng.
Sau trận đó, vợ tôi về làm ầm lên rồi chia tay lập tức. Những lời vợ nói với mẹ khiến tôi rơi nước mắt. Tôi muốn xin lỗi vợ nhưng những việc mình làm khiến tôi cảm thấy không còn tư cách nói lời đó.
Bẵng đi 4 năm, mẹ tôi mất vì bệnh. Người con dâu mẹ ưng ý lật mặt nhanh chóng. Cô ta không còn là người hiền thục nết na như trước mà lúc nào cũng gằn hắt, chì chiết tôi. Tôi không có tiền, cô ta dùng lời lẽ xúc phạm, chê bai, so sánh với những người đàn ông khác.
Tôi nhớ tới vợ cũ, nhớ tới hai cô con gái của mình. Lần đó, tôi đến nhà vợ cũ, đợi ở cửa để xin được vào thăm con. Thấy tôi thành khẩn, vợ miễn cưỡng cho vào. Khi vợ đang nấu cơm cho các con, tôi thử đi dạo quanh nhà. Đi lên phòng thờ nhà vợ cũ, tôi sững người vì tấm ảnh trên đó.
Đó là ảnh của mẹ tôi. Tôi không tin vợ cũ có thể để một bàn thờ riêng dành cho mẹ chồng cũ. Trước đây chính mẹ ép chúng tôi ly hôn, chính mẹ ghét cô ấy, không chấp nhận cô ấy. Vậy mà vợ cũ vẫn thờ phụng mẹ đàng hoàng. Nhìn bức ảnh, tôi òa khóc, cảm thấy bản thân đã không vững vàng giữ hạnh phúc gia đình.
Tôi hỏi tại sao lại thờ mẹ chồng thì vợ nói: “Đó là bà nội của các con em. Dù mẹ có thế nào thì em cũng phải nuôi dưỡng lòng hiếu thảo của các con. Em phải nhắc các con nhớ về tổ tiên, ông bà và bố mẹ. Dù mẹ có tệ, anh có phụ bạc thì cũng không thay đổi được sự thật, mẹ và anh là người thân của con em”.
Nghe vợ nói, tôi ôm mặt khóc nức nở, cầu xin vợ cho mình cơ hội quay lại. Chỉ cần cô ấy đồng ý, tôi sẽ làm mọi cách đề bù đắp. Tôi ân hận vì những sai lầm trong quá khứ, vì nghe mẹ mà bỏ vợ. Người vợ hiểu chuyện, hết lòng vì gia đình thì tôi lại bỏ rơi. Tôi có xứng đáng làm chồng, làm cha?
Độc giả giấu tên
Chồng cũ tâm sự, đến thăm con, nhìn bàn thờ nhà vợ cũ, tôi quỳ gối xin quay lại
Vấn đề sắp xếp lại, tinh gọn bộ máy cả về tổ chức và biên chế đã được đặt ra từ lâu; Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, nghị quyết để thực hiện và trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như giảm được nhiều đầu mối và biên chế, bỏ một số cấp trung gian, nhất là cấp Tổng cục, cắt giảm nhiều thủ tục hành chính… nhờ vậy tổ chức bộ máy gọn nhẹ, năng động hơn; công tác quản lý nhà nước thông thoáng hơn, môi trường đầu tư thuận lợi, sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp tốt hơn…
Những kết quả đạt được là đáng ghi nhận, tuy nhiên trước đòi hỏi của thực tiễn, của quá trình cải cách, đổi mới toàn diện trên các mặt của đời sống xã hội, nhất là khi đất nước bước vào giai đoạn mới nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đến năm 2030 và năm 2045 đã được hoạch định thì tổ chức bộ máy và biên chế, cơ chế vận hành của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị nước ta còn nhiều bất cập, đang trở thành những nút thắt, lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII hôm 1/12 (Ảnh: Hồng Phong).
Cụ thể: Thứ nhất,tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị nước ta quá cồng kềnh, chồng lấn, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ dẫn đến nhiều hệ lụy, làm giảm hiệu lực và hiệu quả hoạt động.
Số đầu mối các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương quá nhiều, gây phiền nhiễu, ách tắc, mặc dù trong những năm gần đây đã thực hiện chính sách "một cửa" và cắt giảm nhiều thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân.
Bộ máy cồng kềnh kéo theo nhiều thủ tục, tốn thời gian cho việc tuân thủ các quy định, gây lãng phí, tốn kém và làm mất cơ hội phát triển, tác động xấu đến sự hấp dẫn của môi trường đầu tư.
Sự tồn tại của nhiều Bộ ngành với sự ban hành các văn bản pháp luật theo thẩm quyền đôi khi thiếu sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, gây nên những ách tắc trong hoạt động kinh tế - xã hội.
Số đầu mối các bộ, ngành, địa phương, đơn vị nhiều, chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ dẫn đến tình trạng khó xác định trách nhiệm khi có những hạn chế gây ra.
Ví dụ như lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là lĩnh vực quan trọng tác động trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của người dân.
Trong lĩnh vực này có các khâu: sản xuất, lưu thông, chế biến và tiêu dùng; mỗi khâu do các bộ, ngành khác nhau đảm nhận nên khó xác định được trách nhiệm quản lý khi để xảy ra những hậu quả cho xã hội.
TS. Bùi Đức Thụ, nguyên Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: Media Quốc hội).
Thứ hai,bộ máy cồng kềnh, biên chế đồ sộ đang là gánh nặng của ngân sách nhà nước. Hiện số lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta khoảng 800 ngàn người, nhưng nếu tính cả số cán bộ cấp xã, lực lượng vũ trang và những người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước thì số lượng lên đến gần chục triệu người, tạo gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Trong dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 chi thường xuyên chiếm tới 73,5% tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước; chi trả nợ cả gốc và lãi đến hạn chiếm 23,7% tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước.
Để có nguồn cho đầu tư phát triển, trong những năm vừa qua mới bố trí đủ chi để trả lãi; phần lớn số nợ gốc phải vay đảo nợ và chấp nhận ngân sách bội chi ở mức khá cao trong nhiều năm.
Vì vậy, cân đối ngân sách rất khó khăn, Mọi nhiệm vụ quan trọng, bức thiết khác cũng phải cân nhắc thận trọng, thậm chí phải gác lại, giãn tiến độ thực hiện do không có nguồn ngân sách để thực hiện…
Từ tình trạng trên cho thấy sự cồng kềnh về bộ máy với quy mô biên chế lớn không chỉ tiêu tốn ngân sách Nhà nước mà còn hình thành cơ chế phức tạp, phiền nhiễu đang là nút thắt, rào cản đối với sự phát triển của đất nước.
Để thúc đẩy "nền kinh tế cất cánh", "đất nước hóa rồng" trong sự phát triển, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của dân tộc thì một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách hiện nay là cần phải "sốc lại đội hình", xây dựng bộ máy tinh gọn, năng động, sáng tạo, hoạt động có chất lượng, hiệu lực, hiệu quả; đồng thời tập trung tháo gỡ những nút thắt, những điểm nghẽn về cơ chế đang cản trở sự phát triển của đất nước.
Ông Bùi Đức Thụ (Ảnh: Media Quốc hội).
Vì vậy, vấn đề sắp xếp lại bộ máy, thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị nước ta hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, không thể chậm trễ như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Vấn đề sắp xếp lại bộ máy, tinh giản cả về tổ chức và biên chế đã được đặt ra từ lâu. Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết để thực hiện, kết quả có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu của sự phát triển.
Nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước nói riêng của cả hệ thống chính trị nói chung đang là vấn đề sống còn, là đòi hỏi cấp bách của cuộc sống. Để thực hiện nhanh, có hiệu quả, có chất lượng cần chú trọng giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất,việc sắp xếp các đầu mối trong hệ thống chính trị ở các cơ quan Trung ương và địa phương gọn nhẹ, hoạt động có chất lượng, hiệu lực, hiệu quả thể hiện quyết tâm chính trị, sự thống nhất cao, sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm về vấn đề này.
Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, thực sự là một cuộc cách mạng về tổ chức, đụng chạm đến nhiều vấn đề về công tác cán bộ, cơ chế vận hành đã được quy định trong các văn bản pháp luật và các văn bản khác có liên quan.
Quan điểm chung và mục tiêu, yêu cầu đã rõ nhưng khi triển khai thực hiện chắc chắn sẽ còn phát sinh nhiều vấn đề; vì vậy, cần tập trung chỉ đạo, tháo gỡ, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh đặt ra, bảo đảm quá trình sắp xếp, tổ chức lại bộ máy và nhân sự các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị diễn ra đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, đúng yêu cầu đặt ra.
Thứ hai, việc sắp xếp về mặt tổ chức, nhân sự một mặt phải bảo đảm tinh gọn, giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian không cần thiết… nhưng mặt khác phải đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước có hiệu lực, hiệu quả, khắc phục tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Khắc phục tình trạng sáp nhập mang tính cơ học, chỉ là sự "cộng dồn" các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ không liên quan đến nhau thành một tổ chức mới.
Thứ ba,việc sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị phải bảo đảm thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời phải bảo đảm quản lý, sử dụng tài sản công một cách có hiệu quả.
Việc sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp xã trong thời gian vừa qua dẫn đến tình trạng một số trụ sở cũ bị bỏ hoang, không bán, không cho thuê được, trong khi không có kinh phí bảo vệ, trông coi các cơ sở này dẫn đến xuống cấp nhanh chóng, gây lãng phí rất lớn.
Vì vậy, cần có phương án xử lý về tài sản trong phương án sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị.
Việc sắp xếp, giảm đầu mối các cơ quan, tổ chức phải lấy sự thuận lợi trong phục vụ người dân, doanh nghiệp là tối thượng, phải loại bỏ những người kém năng lực, phẩm chất ra khỏi bộ máy, khắc phục tình trạng người giỏi, có năng lực, trình độ chạy ra ngoài, người yếu kém ở lại, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền.
Việc sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện trong thời gian vừa qua cũng gây một số khó khăn cho người dân, doanh nghiệp do phải đi xa hơn khi đến làm việc với các cơ quan này, nhất là ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa.
Vì vậy, cần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền số và áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 trong quản lý kinh tế - xã hội.
Thứ tư,việc sắp xếp, giảm đầu mối các cơ quan, tổ chức phải gắn liền với việc tinh giản biên chế. Giảm đầu mối nhưng tinh giản biên chế chậm, không đạt yêu cầu vẫn tạo gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, khó có thể cơ cấu lại ngân sách Nhà nước theo hướng tích cực như giảm bội chi ngân sách, tăng chi đầu tư phát triển, chi trả nợ và thực hiện các nhiệm vụ cấp bách khác.
Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế phải phản ánh đầy đủ các nội dung, tiến độ và cách thức thực hiện, bao gồm cả phương án sử dụng cán bộ đối với những người tiếp tục làm việc, những người dôi dư và nguồn kinh phí thực hiện…
Thứ năm,đẩy mạnh phân công, phân cấp quản lý kinh tế - xã hội. Sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải đẩy mạnh phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội giữa Trung ương và các địa phương.
Mặt khác, phải thực hiện phân công, quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị, bảo đảm mỗi cơ quan, đơn vị phải rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, không trùng lắp, chồng lấn với các cơ quan, tổ chức khác và phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình.
Việc phân công, phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội phải theo nguyên tắc cấp nào làm tốt hơn, có hiệu quả hơn thì giao cấp đó đảm nhận; khắc phục tình trạng tập trung quan liêu, thủ tục rườm rà phải báo cáo, xin phép quá nhiều cơ quan mới thực hiện được.
Việc phân công, phân cấp về chức năng, nhiệm vụ phải gắn liền với phân công, phân cấp về quyền hạn, trách nhiệm trong tổ chức thực hiện.
TS. Bùi Đức Thụ, nguyên Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh: Media Quốc hội).
Thứ sáu,cần quán triệt yêu cầu của sự sắp xếp về tổ chức lần này không chỉ là gọn nhẹ, giảm đầu mối và biên chế, mà mục tiêu quan trọng hơn là phải nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.
Vì vậy, việc lựa chọn người lãnh đạo cũng như từng thành viên trong bộ máy phải tiến hành công khai, dân chủ, chọn được đúng người có năng lực, có bản lĩnh, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá, đổi mới vì sự phát triển chung của đất nước vào các vị trí phù hợp.
Sự sắp xếp về tổ chức bộ máy và nhân sự ở các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở lần này phải thực sự là một cuộc cách mạng, phải thay đổi về chất, tạo nên sự đột phá về chất lượng hoạt động, đáp ứng được yêu cầu của đất nước khi bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển.
Thứ bảy,sự sắp xếp về tổ chức và tinh giản về mặt nhân sự phải gắn liền với việc cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, giải phóng sức sản xuất, mở rộng quyền của người dân và doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế; khắc phục tình trạng không quản được thì cấm, tạo môi trường thực sự thông thoáng để thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.
Thứ tám, việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy và nhân sự lần này sẽ đụng chạm đến nhiều vấn đề, trong đó có nhiều vấn đề lớn đã được luật định như tổ chức của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, chính quyền địa phương…
Vì vậy, cần rà soát kỹ các nội dung sẽ thực hiện, những vấn đề có vướng mắc về mặt pháp lý để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức thực hiện.
Phải chuẩn bị tốt về điều kiện vật chất để tổ chức thực hiện. Việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy và nhân sự lần này sẽ phát sinh nhu cầu kinh phí lớn như để giải quyết chế độ, chính sách đối với người dôi dư, tăng cường cơ sở vật chất cho cơ quan mới sáp nhập...
Chỉ nói riêng về trụ sở của các cơ quan, tổ chức sau sáp nhập sẽ rơi vào tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu như việc sáp nhập 2 xã dẫn đến tình trạng thừa trụ sở một xã, đồng thời phải mở rộng trụ sở xã mới sau sáp nhập…
Thứ chín,khẩn trương hoàn thiện, nâng cao chất lượng đề án sắp xếp, kiện toàn về tổ chức bộ máy và nhân sự của các cơ quan trong hệ thống chính trị, để chủ động thực hiện một cách đồng bộ, nhanh, bền vững. Đây là vấn đề lớn, phức tạp, rộng khắp, bao trùm mọi cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, đụng chạm đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và các cơ chế, chính sách điều hành đất nước.
Sự thành công của công cuộc đổi mới này không chỉ cần sự thống nhất và quyết tâm chính trị cao, mà còn phải bảo đảm tính khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn trong tiến trình chấn hưng đất nước, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển của dân tộc.
TS. Bùi Đức Thụ
Nguyên Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội
" alt="Tinh gọn bộ máy, con đường chấn hưng đất nước"/>