Bóng đá

NSƯT Lệ Giang: Hạnh phúc bên chồng nghệ sĩ, chơi đàn đến khi mắt mờ tay run

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-04-22 10:43:10 我要评论(0)

NSƯT Lệ Giang là giảng viên khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc Quố bảng xếp hang c1bảng xếp hang c1、、

NSƯT Lệ Giang là giảng viên khoa Âm nhạc truyền thống,ƯTLệGiangHạnhphúcbênchồngnghệsĩchơiđànđếnkhimắtmờbảng xếp hang c1 Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Nghệ sĩ đã mang đàn bầu tới hơn 80 quốc gia trên thế giới trong suốt hơn 30 năm theo nghề.

Lựa chọn con đường nhiều chông gai, khổ luyện, NSƯT Lệ Giang luôn đau đáu về việc làm sao để đưa cây đàn bầu nói riêng và nhạc cụ dân tộc nói chung tới gần hơn với giới trẻ hiện nay. Trong chương trình hòa nhạc Điều còn mãinăm nay, NSƯT Lệ Giang sẽ mang đến sự kết hợp đặc biệt giữa đàn bầu - nhạc cụ dân tộc truyền thống Việt Nam với nhạc cụ phương Tây trong dàn nhạc giao hưởng. 

NSƯT Lệ Giang có hơn 30 năm gắn bó với đàn bầu.

'Điều còn mãi' sẽ là trải nghiệm đặc biệt

- Lần đầu tham gia một chương trình mang nhiều ý nghĩa vào dịp 2/9, tâm trạng của chị thế nào?

Đây là lần đầu tôi tham gia Hòa nhạc quốc gia Điều còn mãido báo VietNamNet phối hợp với công ty IBgroup tổ chức. Tôi có may mắn và vinh dự được góp mặt ở nhiều chương trình đặc biệt với các sân khấu lớn nhỏ trong và ngoài nước. Lần này cũng là một trải nghiệm đặc biệt khác của tôi bởi trong chương trình Điều còn mãi,ngoài các tác phẩm thanh nhạc còn tôn vinh những tác phẩm khí nhạc.

Thật ấn tượng khi cả Giám đốc âm nhạc và BTC đều muốn kết hợp giữa nhạc cụ truyền thống - đàn bầu với các nhạc cụ phương Tây - dàn nhạc giao hưởng qua một tác phẩm khí nhạc dành cho đàn bầu độc tấu trước giờ đã “đóng đinh” với bản phối cùng dàn nhạc dân tộc. Đây chính là sự sáng tạo của ê-kíp thực hiện và nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng khi không ngại làm mới tác phẩm.

Với tôi, hòa nhạc Điều còn mãichính là cầu nối nghệ thuật giữa hiện tại và quá khứ. Khi được chơi những tác phẩm có từ rất lâu, mang sức sống trường tồn với thời gian, nghệ sĩ có nhiều cảm xúc để thể hiện. Điều này chắc chắn sẽ đưa khán thính giả trải qua nhiều cung bậc cảm xúc đan xen, từ xúc động tới tự hào.

Về phần mình, từ lâu tôi ấp ủ, nuôi dưỡng hy vọng được tham gia một chương trình đặc biệt như Điều còn mãi. Tôi sẽ cố gắng hết sức để có thể đem đến một tiết mục thú vị tới khán giả.

NSƯT Lệ Giang mang tiếng đàn bầu Việt Nam đi biểu diễn ở hơn 80 quốc gia trên thế giới.

- Giám đốc âm nhạc - nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng từng học đàn bầu bài bản nên chị chơi tác phẩm hẳn cũng phải cẩn trọng hơn vì sai là dễ bị 'soi'?

Trong chương trình này, tôi độc tấu tác phẩm ''Cung đàn đất nước'' của tác giả Xuân Khải cùng sự “nâng đỡ” hòa quyện với Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam. Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng sẽ thổi vào tác phẩm một làn gió mới qua kinh nghiệm dày dặn về nghệ thuật phối khí. Anh Hùng trước đây cũng học đàn bầu bài bản nên tôi nghĩ anh sẽ biết cách tôn vinh tác phẩm và dành cho cây đàn bầu nhiều đất diễn.

Ở nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng hội tụ đầy đủ sự am hiểu và tài năng làm nên một tác phẩm đáng mong chờ. Không muốn phụ lòng tin tưởng của mọi người nên tôi đang dành nhiều thời gian và tâm huyết để làm sao có cách thể hiện, trình diễn tác phẩm thật sáng tạo và cảm xúc nhất.

NSƯT Lệ Giang tự hào với nhiệm vụ "mang chuông đi đánh xứ người".

- Trước xu thế hội nhập lớn, âm nhạc truyền thống nói chung và đàn bầu nói riêng ít được giới trẻ quan tâm như các loại hình hiện đại khác. Là một giảng viên, chị nghĩ sao về điều này?

Bao năm miệt mài lao động nghệ thuật, tôi đã cố gắng mang cây đàn bầu của mình vươn ra khỏi dải đất hình chữ S đến với 5 châu. Tôi cũng mừng vì được bạn bè quốc tế đón nhận rất nồng nhiệt. Bên cạnh đó, tôi và các đồng nghiệp đang cố gắng đẩy mạnh quảng bá nghệ thuật truyền thống nói chung và cây đàn bầu nói riêng đến gần hơn với khán giả trong nước.

Tôi cũng hơi chạnh lòng khi phần lớn khán giả trẻ chưa quan tâm tới nhạc cụ truyền thống. Tuy nhiên, chúng ta không thể trách các bạn vì thực ra thời của họ có nhiều xu hướng và thể loại âm nhạc du nhập. Để tiếp cận giới trẻ, tôi nghĩ cần nhiều dự án học đường truyền bá, phổ cập hơn nữa về âm nhạc truyền thống và đàn dân tộc. 

Rất vui nếu con theo nghề mẹ

- Chị thuộc số ít nghệ sĩ đàn bầu thành công và may mắn có thể sống với nghề, chị đau đáu gì với nghề của mình?

Tôi vẫn đau đáu làm sao có thể đào tạo ra được nhiều thế hệ nghệ sĩ tiếp nối giỏi nghề, đam mê, yêu nghệ thuật truyền thống và đàn dân tộc. Tôi rất mong được sự quan tâm hơn nữa của Chính phủ để bảo tồn và phát triển nền âm nhạc truyền thống nước nhà ngày càng vững mạnh.

- Chị sẽ chơi đàn bầu tới khi nào? 

Tôi sẽ chơi đàn đến khi mắt mờ tay run.

NSƯT Lệ Giang vui khi con theo nghề của mình.

- Khán giả thấy một Lệ Giang say sưa với cây đàn bầu trên sân khấu, còn ngoài đời chị là người thế nào?

Là người cầu toàn nên ngoài đời tôi làm bất cứ việc gì cũng phải hết sức lực của bản thân, tận tâm tận hiến với con đường đã chọn.

- Thường xuyên đi biểu diễn xa, chồng chị có khi nào phàn nàn vì vợ ít ở nhà?

Mọi người thường sợ lấy chồng cùng nghề nhưng tôi lại thấy may mắn vì điều đó. Chồng tôi là biên đạo múa của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, cả hai cùng làm nghệ thuật nên rất hiểu và chia sẻ, cảm thông cho nhau. Chồng tôi chưa từng than vãn mà luôn âm thầm chăm sóc gia đình, các con mỗi khi vợ đi công tác xa nhà. Ngược lại, tôi cũng sẽ như vậy lúc anh bận rộn với công việc. Thậm chí, cả hai còn ủng hộ, động viên nhau để làm nghề thật tốt.

NSƯT Lệ Giang được ông xã luôn động viên, tin tưởng khi làm nghề.

- Ở vai trò người giảng dạy, truyền lửa, nghệ sĩ biểu diễn sân khấu, Lệ Giang đã làm quá tốt, còn với vai trò người vợ, người mẹ, chị chấm cho bản thân mấy điểm? Lệ Giang có muốn con nối nghiệp mình?

Tôi tự chấm mình ở thang điểm trung bình khá. Tôi thích con cái nối nghiệp cha mẹ và rất vui khi cô con gái đầu cũng đang theo học nghề của mẹ. Cháu học đàn bầu ở khoa Âm nhạc Truyền thống của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Những nét mới của Điều còn mãi 2023Hoà nhạc Quốc gia Điều còn mãi 2023 do báo VietNamNet tổ chức dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ diễn ra vào 14h ngày Quốc khánh 2/9/2023 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
- Sẽ đặt camera giám sát và tăng tỷ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT là những điểu chỉnh về tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

Ngày 4/12,  Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tiếp tục tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 theo hướng giữ ổn định về phương thức tổ chức như các năm 2017, 2018 để không ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của giáo viên, học sinh.

Đồng thời, thực hiện một số điều chỉnh kỹ thuật trong quy trình tổ chức thi nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập để đảm bảo tổ chức Kỳ thi nghiêm túc, khách quan, an toàn.

Cụ thể, về công tác đề thi, nội dung đề sẽ nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12; đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp THPT và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở cho tuyển sinh.

Bộ GDĐT sẽ sớm công bố đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia 2019 để giúp giáo viên, học sinh tổ chức dạy học, ôn tập chuẩn bị tham gia kỳ thi.

Chấm thi: Trường đại học chủ trì, đặt camera giám sát

Về công tác coi thi, Bộ sẽ điều động cán bộ, giảng viên các đại học, học viện, trường đại học và các trường cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên đến các Hội đồng thi tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ để phối hợp tổ chức thi theo nguyên tắc trường ĐH, CĐ địa phương không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình.

Quy định chặt chẽ về sắp xếp phòng thi, nhất là đối với các thí sinh tự do; hướng dẫn chi tiết kỹ thuật niêm phong, lưu trữ, bảo quản bài thi, đề thi để tăng cường bảo mật. Đặt camera giám sát phòng chứa tủ đựng đề thi, bài thi 24 giờ/ngày và tăng cường trách nhiệm của các đối tượng có liên quan trong bảo quản đề thi, bài thi tại Điểm thi, Hội đồng thi.

Về công tác chấm thi, Bộ GD-ĐT sẽ trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ. Sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường tính bảo mật và chức năng giám sát để ngăn ngừa các can thiệp trái phép. Theo đó, mã hóa dữ liệu tạo ra trong quá trình xử lý bài thi trắc nghiệm để tránh người dùng can thiệp và đảm bảo trong suốt quá trình xử lý bài thi, cán bộ xử lý bài thi không thể có được thông tin về mối liên hệ giữa thông tin cá nhân của thí sinh với phần nội dung trả lời trắc nghiệm (đây là một hình thức “đánh phách” điện tử Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh).

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ GD-ĐT và của các trường ĐH, CĐ đối với việc chấm bài thi tự luận (môn Ngữ văn) do sở GD-ĐT chủ trì.

Tăng tỷ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT

Về công bố kết quả thi và phương thức sử dụng kết quả thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT sẽ công bố công khai, rộng rãi thông tin tổng hợp phân tích kết quả thi trước khi công bố kết quả thi.  

Tăng tỷ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT. Dự kiến, điểm xét tốt nghiệp THPT gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp THPT + 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh + điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).

Tăng tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trong tuyển sinh ĐH, CĐ. Cụ thể, các trường chủ động xây dựng và công bố đề án tuyển sinh đảm bảo nguyên tắc tự chủ. Theo đó, ngoài phương thức sử dụng kết quả Kỳ thi THPT quốc gia làm cơ sở tuyển sinh, có thể sử dụng các phương thức khác để tuyển sinh.

Bộ GD-ĐT cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các khâu tổ chức Kỳ thi. Yêu cầu các cơ sở GD-ĐT thực hiện nghiêm túc việc lựa chọn, phân công cán bộ tham gia tổ chức thi theo đúng quy định của quy chế đảm bảo có đội ngũ cán bộ đủ năng lực và có ý thức trách nhiệm cao tham gia kỳ thi; phối hợp với các cơ quan, nhất là cơ quan Công an để tập huấn kỹ về nghiệp vụ tổ chức thi cũng như kỹ năng phòng chống, phát hiện gian lận, nhất là gian lận sử dụng công nghệ cao.

Thanh Hùng

Giáo viên địa phương không chấm bài trắc nghiệm thi THPT quốc gia 2019

Giáo viên địa phương không chấm bài trắc nghiệm thi THPT quốc gia 2019

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, giáo viên địa phương không chấm bài trắc nghiệm.

" alt="Thi THPT quốc gia 2019: Đặt camera giám sát, thay đổi cách tính điểm" width="90" height="59"/>

Thi THPT quốc gia 2019: Đặt camera giám sát, thay đổi cách tính điểm

Bố phạt con đi bộ 3 ngày vì bắt nạt bạn trên xe buýt

Một ông bố tại Ohio (Mỹ) đã phạt con gái phải đi bộ 8km từ nhà tới trường trong cái lạnh 2 độ C vì bắt nạt bạn trên xe buýt.

Sau khi cô con gái 10 tuổi Kirsten bị đình chỉ đi xe buýt tới trường 3 ngày vì tội bắt nạt bạn lần thứ hai, Matt Cox đã quyết định dạy cho cô bé một bài học, BBC đưa tin. Ông bố này đã bắt con phải tự đi bộ đến trường vào một ngày lạnh giá trong khi anh lái xe đi theo sau.

{keywords}
Matt Cox và cô con gái 10 tuổi. (Ảnh: The Sun)

"Bắt nạt người khác là không thể chấp nhận được", Cox viết. "Đây chỉ là biện pháp nhẹ nhàng mà tôi áp dụng để ngăn tệ nạn này trong gia đình mình". Theo WTVG News, Cox đã dừng phạt con sau khi cô bé được phép sử dụng xe buýt trở lại.

Đoạn clip ghi lại hình phạt của Matt Cox dành cho con gái đã thu hút hơn 15 triệu lượt xem trên Facebook và 63.000 bình luận. 

Dorothy Espelage, một nhà nghiên cứu tâm lý tại Đại học Florida kiêm chuyên gia về nạn bắt nạt đối với thanh thiếu niên, nói với BBC rằng thường các bậc phụ huynh của những đứa trẻ ức hiếp người khác không thừa nhận con mình đã sai.

"Điều mà người cha này đã làm đúng đó là thừa nhận và chấp nhận hành vi của con gái mình", cô nói, nhưng cho rằng có thể tìm hình phạt khác thay vì bắt đứa trẻ phạm lỗi đi bộ giữa trời lạnh.

Bị mẹ cạo tóc vì trêu chọc bạn bị ung thư

Một bà mẹ tại Bồ Đào Nha đã trừng phạt con gái như vậy, sau khi cô bé này trêu chọc một bệnh nhân ung thư bị trọc đầu do xạ trị.

{keywords}
Cô gái bị mẹ cạo tóc vì trêu chọc bạn. (Ảnh: Facebook)

Đoạn clip ghi lại cảnh tượng này đã được chia sẻ lên mạng và nhanh chóng gây sốt. Trong clip là hình ảnh một cô bé đang ngồi dưới sàn, liên tục khóc thét và sử dụng 2 tay để che mặt, trong khi một người phụ nữ tóc vàng đang sử dụng một chiếc dao cạo điện cắt tóc cô bé và vứt xuống sàn.

Theo người chia sẻ đoạn clip, người phụ nữ tóc vàng trong đoạn clip là mẹ cô bé. Bà đã cạo tóc con gái mình như một cách để trừng phạt.

Trong khi nhiều người đã bày tỏ ủng hộ cách giáo dục này của người mẹ, cũng có ý kiến phản đối vì cho rằng có nhiều biện pháp để trừng phạt con cái khi chúng phạm sai lầm hơn là cắt đi mái tóc. Ngoài ra, việc quay phim lại và chia sẻ đoạn phim lên mạng xã hội cũng là một hành động khó chấp nhận.

Con bắt nạt bạn, mẹ phạt mặc một bộ đồ cả tuần

Amanda Mitchell, một bà mẹ sống tại tỉnh Newfoundland và Labrador (Canada), đã chia sẻ hình ảnh căn phòng ngủ không có bất kỳ thứ gì ngoài giường và bộ quần áo lên Facebook.

{keywords}
Căn phòng ngủ của Hannah bị biến thành phòng cấm túc. (Ảnh: Unilad)

Mitchell cho biết đây là hình phạt dành cho con gái Hannah vì bắt nạt các bạt cùng lớp và cư xử tệ trong lớp.

"Kết quả: một căn phòng trống. Con bé không có gì cả. Chào mừng đến với phòng cấm túc của mẹ, con gái yêu", Independent dẫn bài viết trên Facebook của Mitchell. Bà mẹ này nhấn mạnh rằng Hannah sẽ phải mặc một chiếc áo với thông điệp chống bắt nạt cả tuần.

Ngoài ra, cô bé được yêu cầu chép phạt 50 lần mỗi ngày, gồm những câu như "Con sẽ không nói dối" và "Con sẽ tử tế với mọi người".

Trước những ý kiến trái chiều về phương pháp dạy con của mình, Mitchell chia sẻ trên Global News rằng cô đã yêu cầu con chép phạt 25 lần thay vì 50, và cho phép con mặc 4 chiếc áo chống bắt nạt thay vì chỉ một. Bà mẹ cũng tiết lộ đã thảo luận với con gái về hành vi xấu trước khi tước hết đồ đạc khỏi phòng.

Bị phạt gần 8 tỷ đồng vì bắt nạt bạn khiến bạn tự tử

Tòa án thành phố Otsu thuộc tỉnh Shiga, Nhật Bản hồi tháng 2/2019 đã tuyên phạt 2 thanh niên phải bồi thường 37 triệu Yên (khoảng 7,7 tỷ đồng) vì hành vi bắt nạt khiến một bạn học cùng lớp tự tử vào ngày 11/10/2011.

{keywords}
Anh Go Kasai, một người cha ở tỉnh Aomori, cũng có con gái là bé Rima Kasai tự tử vì bị bắt nạt. (Ảnh: Reuters)

Tại phiên thẩm vấn, gia đình nạn nhân kể rằng con họ từng bị bạn bè bóp cổ và bắt ăn ong chết. Các bị cáo thừa nhận một số hành vi mà gia đình nạn nhân cáo buộc, nhưng cho rằng họ chỉ nghĩ rằng đó chỉ là trò đùa.

"Hành động của những người bạn học là nguyên nhân chính khiến cậu bé tự tử", Thẩm phán Shigeyasu Nishioka khẳng định.

Danh tính của 2 bị cáo và nạn nhân không được tiết lộ. Tại Nhật Bản, bắt nạt là một vấn đề xã hội lớn, với hơn 410.000 vụ bắt nạt được báo cáo tại các trường phổ thông các cấp ở nước này trong năm 2017. Theo dữ liệu của Bộ Giáo dục Nhật Bản, 10/250 học sinh tự tử là nạn nhân bị bắt nạt tại trường học.

Sầm Hoa

" alt="Những hình phạt 'bá đạo' dành cho những đứa trẻ bắt nạt bạn" width="90" height="59"/>

Những hình phạt 'bá đạo' dành cho những đứa trẻ bắt nạt bạn

Thời của thanh toán trực tuyến và ví điện tử

Theo ông Yeo Siang Tiong, từ cuối năm 2019, trước ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 trên toàn khu vực Đông Nam Á, 2 lĩnh vực quan trọng là giao dịch tài chính trực tuyến và phân khúc thị trường của ví điện tử sẽ có bước tiến rất xa tại khu vực này.

Ông Yeo Siang Tiong phân tích, do những yêu cầu về giãn cách xã hội, hiện nay, người tiêu dùng ở khu vực này lựa chọn tránh sử dụng dịch vụ trực tiếp tại các chi nhánh ngân hàng bởi vì đây là những không gian công cộng có thể phát tán virus SAR-CoV-2. Thay vào đó, họ gia tăng sử dụng những giải pháp an toàn hơn như các ứng dụng ví điện tử và giao dịch trực tuyến bằng điện thoại di động.

{keywords}
Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á Yeo Siang Tiong

"Từ cuối năm 2019, trước ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 trên toàn khu vực Đông Nam Á, tôi đã đọc một bài báo với nội dung cho thấy rằng, các giao dịch tài chính trực tuyến trong khu vực sẽ đạt quy mô 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025 và phân khúc thị trường của ví điện tử cũng tăng trưởng gấp năm lần, đạt quy mô 114 tỷ USD trong cùng thời điểm. Tôi cho rằng, hai lĩnh vực quan trọng này sẽ còn vượt xa con số dự đoán khi chúng ta vẫn đang cố gắng giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp để bảo vệ sức khỏe cộng đồng", ông Tiong nhận định.

Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á đưa dẫn chứng: "Một nghiên cứu mới đây cũng ghi nhận rằng, 40% số người tiêu dùng trong khu vực Đông Nam Á cho biết họ có mức độ sử dụng ví điện tử nhiều hơn bao giờ hết và Malaysia đang là đất nước dẫn đầu trong lĩnh vực này. Mặt khác, tiền mặt cũng đang dần mất đi “ngôi vương” khi số người sử dụng tiền mặt để mua sắm hàng hóa và dịch vụ giảm đi."

Lý giải việc Đông Nam Á sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ của các hệ thống ngân hàng số và thanh toán trực tuyến, ông Tiong cho rằng đây là khu vực của các quốc gia với dân số trẻ. Người trẻ không quen với việc phải đến trực tiếp các cơ sở cung cấp dịch vụ tài chính, xếp hàng rất lâu để điền vào các mẫu phiếu bằng giấy và bút giống như những gì mà những thế hệ trước thường làm.

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác, đó là hiện vẫn còn một tỷ lệ đáng kể số người chưa được thụ hưởng dịch vụ ngân hàng tương xứng, có nghĩa là, những người này còn chưa có bất kỳ tài khoản ngân hàng hoặc bản sao kê tín dụng nào. Điều đó đặc biệt rõ nét tại các quốc gia mới nổi như là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

Lấy ví dụ với Singapore, ông Tiong cho biết cả khu vực tư nhân và khu vực công của quốc gia này đều đang triển khai những chiến dịch tích cực để nâng cao trình độ nhận thức về dịch vụ tài chính trực tuyến cho dân số già tại quốc gia này.

"Theo một khảo sát mới đây mà tôi có cơ hội được đọc, những hoạt động này đang gặt hái thành công khi những người lớn tuổi ở Singapore bắt đầu đồng ý sử dụng các công cụ và ứng dụng trực tuyến để thực hiện các giao dịch tiền tệ", ông Tiong cho biết thêm.

Chuyển đổi số và phòng tuyến an ninh mạng

Nói về Quá trình chuyển đổi số của ngành tài chính và những thách thức về tăng trưởng, Tổng Giám đốc Yeo Siang Tiong nhấn mạnh, niềm tin chính là giá trị cốt lõi của một cuộc cách mạng số, khi khách hàng sử dụng các ứng dụng web, ví điện tử và ngân hàng di động là bởi vì họ thật sự có nhu cầu.

"Chuyển đổi số, trong bất kỳ lĩnh vực nào, luôn đặt ra những thách thức mới, đặc biệt là đối với các ngân hàng và các tổ chức dịch vụ tài chính. Nói một cách đơn giản, việc đổi mới phương thức thực hiện giao dịch của ngân hàng đồng nghĩa với yêu cầu nâng cấp các hệ thống cũ, bao gồm cả con người, quy trình và công nghệ", ông Yeo Siang Tiong khẳng định.

Về phương diện an ninh bảo mật, ông Tiong cho biết thiết bị đầu cuối phải trở thành nền tảng cơ sở vững chắc và các ngân hàng phải hiểu rõ điều đó. Các tổ chức dịch vụ tài chính, trong quá trình chuyển đổi và quản lý, phải xử lý nhiều dữ liệu hơn và cần phải sử dụng một cách tiếp cận thích ứng về bảo mật, đồng thời cách tiếp cận đó nên mang tính chủ động hơn là thụ động - để luôn sẵn sàng đối phó trước khi bị tấn công.

Để khẳng định tầm quan trọng của phòng tuyến an ninh mạng cho dịch vụ thanh toán điện tử, ông Tiong đưa ra dẫn chứng: "Một câu trả lời không mong muốn cho câu hỏi về lý do tại sao các ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử nên coi trọng vấn đề an ninh mạng một cách hết sức nghiêm túc, từ sự cố an ninh mạng gây thiệt hại 81 triệu USD của ngân hàng Bangladesh - một cú sốc lớn với cả thế giới vào năm 2016. Sự cố này bắt nguồn từ một email tấn công lừa đảo trực tuyến (spear-phishing email) mà một nhân viên bất cẩn đã click vào để lại hậu quả là những thiệt hại vô cùng lớn về kinh doanh, uy tín và tài chính.".

"Chúng ta đang triển khai hành trình chuyển đổi số và nhu cầu sử dụng các thiết bị cổng thanh toán trực tuyến (online payment gateways) và ví điện tử (e-wallets) chắc chắn sẽ tiếp tục và thậm chí là gia tăng. Mặc dù các ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ tài chính chịu trách nhiệm bảo vệ các hệ thống của mình, tôi tin chắc rằng họ có thể vững bước trên hành trình hướng tới tương lai khi xây dựng được các phòng tuyến an ninh mạng hiệu quả và thông minh.", ông Yeo Siang Tiong kết luận.

H.N.

Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam tăng trưởng mạnh

Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam tăng trưởng mạnh

Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng nhanh, đặc biệt thời gian trong và sau dịch bệnh.

" alt="Đông Nam Á là mảnh đất màu mỡ cho thanh toán không dùng tiền mặt" width="90" height="59"/>

Đông Nam Á là mảnh đất màu mỡ cho thanh toán không dùng tiền mặt