您现在的位置是:Thời sự >>正文
Nhận định, soi kèo Al Wehda vs Al Taawoun, 22h15 ngày 23/11: Không dễ cho chiếu trên
Thời sự111人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 23/11/2024 05:00 Nhận định bó ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Chiangrai United, 18h00 ngày 19/4: Tiếp đà chiến thắng
Thời sựHư Vân - 19/04/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...
【Thời sự】
阅读更多VFF bị phạt gần 1 tỷ đồng vì sự cố pháo sáng ở Mỹ Đình
Thời sựTại vòng loại U23 châu Á 2020 được tổ chức trên SVĐ Mỹ Đình hồi tháng 3, U23 Việt Nam đã giành vé vào VCK sau 3 trận toàn thắng, trong đó có trận thắng tưng bừng 4-1 trước U23 Thái Lan. Tuy nhiên, sau niềm vui có mặt tại VCK, VFF và người hâm mộ Việt Nam lại phải đón nhận thông tin không vui liên quan tới án phạt của AFC. Theo đó, Liên đoàn bóng đá châu Á vừa có tới 2 án phạt tiền rất nặng với VFF vì đã để CĐV đốt pháo trong hai trận đấu trên sân Mỹ Đình.
Pháo sáng khiến VFF phải nộp phạt số tiền rất lớn AFC phạt 13,750 USD với trận U23 Việt Nam - U23 Indonesia. Con số tiền phạt tăng lên gần gấp đôi ở trận U23 Việt Nam gặp Thái Lan: 25.750 USD.
Thông báo của AFC còn nhấn mạnh đây là lần thứ tư VFF để xảy ra tình trạng CĐV đốt pháo sáng trong các trận đấu cấp châu lục. Nếu hiện tượng này tái diễn, AFC sẽ có những hình thức xử phạt nặng hơn.
Như vậy tính tổng cả hai án phạt này, VFF phải nộp phạt tới 39.500 USD, tương đương gần 1 tỷ đồng. Đây là số tiền không nhỏ và rất lãng phí bởi câu chuyện pháo sáng cứ lặp đi lặp lại với bóng đá Việt Nam.
Chỉ tính riêng ở V-League, trong khoảng 4 năm qua, các đội bóng đã phải nộp phạt gần 2 tỷ đồng vì pháo sáng. Trong khi đó với cấp đội đội tuyển, VFF từng nhận không ít các án phạt với lý do tương tự. Mất tiền đã đành, pháo sáng còn để lại hình ảnh rất xấu với bóng đá Việt Nam.
Đại Nam
">...
【Thời sự】
阅读更多Công Phượng có thầy mới: Lần cuối cùng để hy vọng
Thời sựNuôi hy vọng... Sau một thời gian tìm kiếm, rốt cuộc đội bóng của Công Phượng cũng đã có được người cầm quân chính thức khi bổ nhiệm HLV Yoo Sang Chul ngay trước vòng đấu thứ 12.
Nhìn vào bảng thành tích của tân thuyền trưởng Incheon Utd, rõ ràng khá danh tiếng khi ông Yoo Sang Chul từng có hơn 120 trận đấu cho tuyển Hàn Quốc với vai trò tiền vệ để có thể hy vọng mang đến sự thay đổi rõ rệt về thành tích cho đội bóng mà Công Phượng đang khoác áo.
Công Phượng sẽ được làm việc với một HLV mới để lại nuôi hy vọng toả sáng ở Incheon Utd Và đương nhiên, được làm việc với một HLV trưởng mới, cơ hội để Công Phượng chứng tỏ bản thân sau khi bất thành với những người cũ gồm ông Jorn Andersen và Lim Jung Yong cũng vì thế tăng thêm một chút.
Bởi rất có thể tư duy huấn luyện của ông Yoo Sang Cheol sẽ khác, cũng như phù hợp với Công Phượng để tiền đạo đến từ tuyển Việt Nam quay trở lại đội hình chính chắc chắn hơn, sau suốt một thời gian dài phấp phỏng với tương lai tại Hàn Quốc kể từ khi đến đây vào tháng 2/2019.
nhưng cũng có thể là lần cuối...
Như đã nói, việc đội nhà thay đổi HLV trưởng sẽ mang đến cơ hội cho Công Phượng trong việc được ra sân thường xuyên hơn ở màu áo Incheon Utd. Thế nhưng, hy vọng này cũng sẽ là cuối cùng dành cho tiền đạo tuyển Việt Nam.
Rất rõ ràng là như thế, bởi đây sẽ là ông thầy thứ 3 mà Công Phượng hợp tác nhưng nếu không thể cạnh tranh được vị trí hay chứng tỏ được bản thân thì e rằng vấn đề lớn nhất nằm ở chân sút HAGL chứ không phải từ các HLV.
nhưng vấn đề lớn nhất vẫn nằm ở đôi chân và cái đầu của Công Phượng Trước đây, người hâm mộ Việt Nam đã từng trách cựu HLV Jorn Andersen khi bố trí Công Phượng đá ở vị trí không phù hợp với lối chơi của Incheon Utd nhưng rốt cuộc khi thay người cầm quân những gì tiền đạo đến từ Việt Nam cũng chẳng khá hơn là bao.
Thậm chí, HLV tạm quyền của Incheon Utd là ông Lim Jung Yong đã thay đổi khá nhiều về lối chơi của Incheon Utd sao cho phù hợp với Công Phượng nhất, nhưng rốt cuộc đã không thay đổi được gì.
Để vì điều này cần phải khẳng định lại rằng, rốt cuộc vấn đề mà Công Phượng đối mặt đầy khó khăn không phải đến từ những người cầm quân mà tự thân chân sút của tuyển Việt Nam chưa thích ứng nổi với môi trường thi đấu, với đội bóng mới mà thôi.
Bản thân HLV tạm quyền Lim Jung Yong đã từng chia sẻ thẳng thắn Công Phượng đang thiếu quá nhiều điều để có thể chiếm một vị trí chính thức ở Incheon Utd. Dù vậy, ở trận gần nhất được đá chính cùng Incheon, Công Phượng đã nhận lời khen tích cực hơn, thể lực cũng tăng lên.
Không thể bật lên và chứng tỏ được giá trị ở thời gian tới đây thì Công Phượng nên tự trách mình chứ trách được ai nữa...
Xuân Mơ
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Augsburg vs Eintracht Frankfurt, 20h30 ngày 20/4: Ca khúc khải hoàn
- Nhận định Chelsea vs MU: Tuchel và nghệ thuật Ralf Rangnick
- Cầu thủ MU chọn De Gea làm đội trưởng thay Maguire
- Thầy Chung giận “tím mặt” với trọng tài, sau trận hoà của CLB TPHCM
- Nhận định, soi kèo Atletico Tucuman vs CA Independiente, 07h30 ngày 19/4: Đạp đáy giữ đỉnh
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 19/11/2021
最新文章
-
Soi kèo góc West Ham vs Southampton, 21h00 ngày 19/4
-
Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Âu đang đi đến cuối chặng đường, tấm vé đầu tiên góp mặt ở Qatar vào năm sau đã được xác định.
Sau khi ĐT Đức, Đan Mạch sớm đoạt vé dự VCK World Cup 2022. Tính đến rạng sáng 15/11 có thêm 5 đội tuyển châu Âu nữa vượt qua vòng loại gồm: Pháp (bảng D), Bỉ (bảng E), Serbia (bảng A), Tây Ban Nha (bảng B) và Croatia (bảng H). Trước đó, Đan Mạch (bảng F) và Đức (bảng J) đã sớm vượt qua vòng loại.
Thất bại 1-2 trước Serbia khiến Roanldo và Bồ Đào Nha phải tranh vé vớt đi World Cup 2022 Ngoài ra, một số đội tuyển cũng đang ở gần vé dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Đó là Tây Ban Nha ở bảng B, Ý ở bảng C, Pháp ở bảng D, Bỉ bảng E và Anh ở bảng I.
Theo điều lệ, 55 đội bóng thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) được chia thành 10 bảng đấu. Có 5 bảng gồm 6 đội và 5 bảng 5 đội. Các đội tuyển trong bảng đá vòng tròn 2 lượt, chọn ra 10 đội đứng đầu giành vé trực tiếp đến Qatar và 10 đội nhì bảng sẽ đoạt vé vào vòng play-off gồm 12 đội (2 đội còn lại được xác định thông qua kết quả Nations League 2020/2021).
4 đội tham dự vòng chung kết Nations League (Bỉ, Pháp, Italy và Tây Ban Nha) sẽ được bốc thăm vào các bảng 5 đội do phải thi đấu loạt trận chung kết Nations League trùng thời điểm với 1 loạt trận ở vòng loại World Cup 2022 nên họ cần được đá ít trận hơn.
Thiên Bình
BXH vòng loại World Cup 2022 - KV Nam Mỹ mới nhất
VietNamNet cập nhật liên tục bảng xếp hạng vòng loại World Cup 2022 khu vực Nam Mỹ nhanh và đầy đủ.
" alt="Bảng xếp hạng vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Âu">Bảng xếp hạng vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Âu
-
Hơn 6 tháng nay, lớp học xóa mù chữ ở trường Tiểu học và THCS Hướng Linh thuộc bản Mới, xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị là điểm đến học tập của phụ nữ đồng bào Vân Kiều. Trước khi vào lớp, các mẹ cùng nhau ôn lại con chữ Lớp học nơi đây vô cùng đặc biệt, bởi chỉ toàn là phụ nữ với độ tuổi từ 40 đến 60. Các chị, các mẹ đến với lớp học này đều là trụ cột chính của gia đình nên luôn bận bịu với con cái, việc nhà, việc nương rẫy,..
Ban ngày, các chị, các mẹ lên làm nương, trồng rừng hoặc bẻ bắp, đi thả trâu, bò,.. Sau khi thu xếp được công việc nương rẫy và lo cho con cái, các mẹ mới có thể đến với lớp học.
Có em bé được theo mẹ đến lớp Quanh năm vốn làm bạn với cuốc, rựa, gùi, nên bàn tay các mẹ chai sần, thô ráp … nay những bàn tay thô cứng ấy cố gắng uốn nắn theo từng nét chữ khó nhọc vô cùng. Bởi vậy, không phải ai cũng đủ kiên trì cho đến khi biết đọc thành thạo và viết được tên.
Ban đầu, có khoảng 50 người đến lớp, sau vài buổi, thấy con chữ khó tiếp thu, không ít đã bỏ cuộc giữa chừng. Hiện, lớp học xóa mù chữ ổn định với 36 thành viên.
Lớp học nơi bản Mới được bắt đầu vào lúc 16h30 từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần, đến 19h thì kết thúc.
Các thầy, cô chỉ bảo từng học học viên một, đối với mỗi người lại có các phương pháp khác nhau Dù lịch học đưa ra như vậy nhưng chỉ mang tính tương đối. Những giáo viên đứng lớp hiểu rằng ở nơi rẻo cao, việc đi lại khó khăn, công việc nặng nhọc, vả lại quỹ thời gian của từng gia đình khác nhau nên các thầy cô rất linh hoạt trong việc tạo điều kiện để các mẹ có thể đến lớp sớm hơn hoặc muộn hơn đối với từng cá nhân học viên.
Miễn sao các mẹ, các chị sắp xếp thời gian tới lớp đều đặn và có sự tiến bộ. Nghĩ vậy, nên các mẹ luôn nhận được sự thông cảm và sẻ chia từ các giáo viên ở lớp.
Mẹ đã viết được tên mình
16h chiều, chị Hồ Thị Hồng (35 tuổi, trú tại xã Hướng Linh, Hướng Hoá) tất tả thu dọn gùi, dao, rựa để về nhà để tham gia lớp học xoá mù chữ ở trường Tiểu học và THCS Hướng Linh.
Các mẹ chăm chú nghe giảng Trước đây, khoảng 19h người mẹ của 4 đứa con này mới thu xếp xong công việc ở nương rẫy để về đến nhà, sau đó lại tất bật tắm rửa, nấu cơm cho các con. Thế nhưng, hơn 5 tháng nay, chị Hồng đều thu dọn đồ đạc về sớm đi học và dường như đã thành thói quen.
Chị Hồng chia sẻ: "Làm ruộng, làm rẫy, trồng sắn quanh năm nay rồi, nay có các cán bộ tạo điều kiện nên mình muốn đi học để biết thêm con chữ. Mình nghĩ vậy, nên mình chưa vắng buổi nào cả".
Dù bận rộn nhưng các mẹ đều cố gắng tham gia lớp học xóa mù chữ Thời điểm này, đang vào cao điểm thu hoạch sắn nên ai ai cũng bận rộn hơn. Dẫu có về muộn, thì chị Hồng đến lớp muộn hơn một chút. Chị Hồng kể, ngày trước gia đình vất vả, nghèo khó, phải ở nhà chăm em nên không được đi học. Thiếu con chữ là thiệt thòi nên bữa nay chị phải quyết tâm học chữ.
Chị Hồ Thị Phong (45 tuổi, thôn Hoon, trú tại xã Hướng Linh, Hướng Hóa) tâm sự gia đình chị cách lớp học hơn 3km, phải đi bộ tới lớp nhưng chị luôn đi học đúng giờ. Về nhà, nếu có gì thắc mắc chị hỏi thêm mấy đứa con của chị.
Từ nhỏ chị đã bỏ lỡ cơ hội học hành nên suốt ngày chị quanh quẩn gắn bó với núi rừng.
Công việc chủ yếu là làm rẫy, trồng lúa, ngô, khoai, sắn. Chồng chị mất hơn 5 năm nay, một mình chị nuôi 6 người con. Hoàn cảnh sống vất vả nên chị chưa nghĩ đến ở tuổi này mà có ngày chị biết mặt con chữ, ê a đánh vần rồi làm toán được, vì vậy, chị hết sức vui mừng.
Giáo viên đứng lớp tận tình cầm tay từng mẹ, nắn nót viết từng nét chữ Chị Phong cho biết, học ở lớp này đã hơn 5 tháng, giờ đã biết đọc, biết viết. Về nhà mình cùng ngồi học, cũng chăm chỉ như làm bạn với con cái. Giờ đi về xuôi hay ra chợ đã biết tên đường và phân biệt được đâu là quán cơm nên không sợ bị nhầm lẫn nữa...
Bà Hồ Thị Hoa (60 tuổi, học viên lớn tuổi nhất của lớp học xóa mù chữ) chia sẻ, trước đây, vì không viết được tên nên mẹ phải điểm chỉ bằng tay. Nay không những viết được tên mà còn có thể đọc chữ. Càng biết chữ mẹ càng muốn học để việc đọc, viết thành thục hơn. Có được kết quả như vậy là nhờ vào công lao của các thầy, cô ở trường’.
Được biết, lớp học xoá mù chữ tại bản Mới được trường Tiểu học và THCS Hướng Linh khai giảng vào tháng 7/2019, theo kế hoạch xoá mù chữ của huyện Hướng Hoá. Ngoài bản Mới, còn có 2 lớp xoá mù chữ mở tại 2 thôn Cu Vơ và Coóc.Thầy Trương Quang Tiến (giáo viên đứng lớp xoá mù chữ ở điểm trường thôn Cu Vơ) cho hay, để vận động các học viên đến lớp, các giáo viên phải đến từng nhà, lên tận rẫy để mời người dân về lớp học.
Các học viên đều khá lớn tuổi nên giáo viên phải đổi mới và linh hoạt trong cách truyền đạt. Thầy Tiến cho biết thêm, đến nay, đa số học viên đọc được viết được, so với ngày đầu là mù chữ hoàn toàn.
Hương Lài
Lốp xe "độ xích", vượt đầm lầy đến lớp học giữa núi rừng
- Con đường lầy lội không khác gì đầm lầy, những chiếc xe máy phải quấn nhiều vòng xích vào lốp để tăng độ bền và bám đường. Các thầy cô vẫn ngày ngày vượt những trở ngại như thế để tới lớp với các em nhỏ giữa đại ngàn
" alt="Lớp học xoá mù vô cùng lạ ở rẻo cao">Lớp học xoá mù vô cùng lạ ở rẻo cao
-
Hạnh phúc nào bằng có người Phụ nữ ở bên
Như Ông có Bà với những tháng ngày hạnh phúc không quên, dù bên bom đạn
Như Bố có Mẹ nắng mưa bao năm sắt son bầu bạn
Có Phụ nữ bên mình mọi hoạn nạn sẽ qua.Ông vững vàng đi qua tháng năm vì đã có Bà
Bao nhiêu chắt chiu cho mái nhà ấm cúng
Mẹ bên Bố chắc là một sự lựa chọn đúng
Hạnh phúc nào bằng có người phụ nữ ở bên.Cả cuộc đời hy sinh vất vả, tóc trắng với sương đêm
Người phụ nữ biết chịu đựng, chở che cho ấm êm trong những căn nhà nhỏ bé
Như em – bên anh, dù có đôi khi chúng ta còn bóng lẻ
Phía tương lại đang chờ, có thể - phải không em.Chỉ cần gọi phụ nữ thôi không cần phải gọi tên
Là tất cả thương yêu viết nên cuộc sống
Người phụ nữ bên chúng ta, ai chẳng yêu thương như sông dài biển rộng
Có người phụ nữ đó bên mình, cuộc đời như có ánh bình minh!08 - 3 - 2018.
" alt="CÓ NGƯỜI PHỤ NỮ Ở BÊN">
Tuấn PhốCÓ NGƯỜI PHỤ NỮ Ở BÊN
-
Nhận định, soi kèo Sông Lam Nghệ An vs Quảng Nam, 18h00 ngày 20/4: Thứ hạng không đổi
-
Về con số chênh lệch lớn giữa nhóm học sinh chọn môn xã hội và học sinh chọn môn tự nhiên, thầy Quyền cho rằng điều này phù hợp với mục tiêu tốt nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp tương lai của các em.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: Hải Long).
"Hàng năm, nhà trường có khoảng 100 học sinh vào đại học bằng kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội và đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, khoảng trên dưới 30 học sinh dùng chứng chỉ quốc tế như IELTS, SAT. Như vậy, nhóm học sinh này chỉ cần đảm bảo điều kiện tốt nghiệp, chiếm tỷ lệ gần 1/3 học sinh toàn trường.
Ngoài ra số học sinh lựa chọn khối D truyền thống để xét tuyển đại học tương đối cao, việc các em chọn môn thi còn lại sẽ theo hướng giảm áp lực và dựa trên thế mạnh, sở trường của các em là hoàn toàn phù hợp", thầy Phan Hữu Quyền chia sẻ.
Cô Bùi Thùy Linh - Hiệu trưởng Trường THPT Thạch Bàn, Hà Nội - cung cấp con số chi tiết hơn.
Theo đó, trường có 732 học sinh, 613 em chọn tiếng Anh, 298 em chọn vật lý, 181 em chọn giáo dục kinh tế và pháp luật (giáo dục công dân theo chương trình cũ), 71 em chọn hóa học, 19 em chọn sinh học, 72 em chọn lịch sử, 27 em chọn địa lý, 2 em chọn tin học và không có học sinh nào chọn môn công nghệ.
Như vậy, tại trường Thạch Bàn, tỷ lệ học sinh chọn tổ hợp khối D truyền thống (toán, văn, tiếng Anh) cao nhất với 83,7%. Đứng vị trí thứ hai là khối A1 (toán, vật lý, tiếng Anh), tỷ lệ khoảng 40,7%.
Học sinh chọn tổ hợp khối A (toán, vật lý, hóa học) chỉ có tối đa 71 em, chiếm tỷ lệ 9,6%. Trong khi số học sinh chọn tổ hợp khối B (toán, hóa học, sinh học) tối đa chỉ có 19 em, chiếm 2,5%.
Tỷ lệ học sinh chọn tổ hợp khối C (văn, sử, địa) cũng tương đối thấp, tối đa 27 em, chiếm tỷ lệ 3,6%.
Hiệu trưởng một trường THPT khác tại Hà Nội cũng chia sẻ tỷ lệ tương tự trường Thạch Bàn với khoảng 82% học sinh chọn thi tiếng Anh và 46,3% học sinh chọn vật lý.
"Kết quả khảo sát chọn môn thi tốt nghiệp THPT nằm trong dự đoán của nhà trường. Khi chỉ có 4 môn thi tốt nghiệp gồm 2 bắt buộc, 2 tự chọn, các em sẽ chọn môn thi thuộc tổ hợp môn phổ biến nhất, được nhiều trường đại học xét tuyển nhất.
Đồng thời các em cũng lựa chọn môn thi có thể ghép được 2 tổ hợp môn, gia tăng cơ hội xét tuyển đại học.
Việc chọn tiếng Anh và vật lý giúp các em xét tuyển được bằng hai khối là D01 và A01. Đây cũng là 2 khối có độ phủ cao tại các trường đại học", vị hiệu trưởng phân tích.
Ông cũng lý giải nguyên nhân vì sao rất hiếm thí sinh chọn thi hóa, sinh: "Nếu các em đăng ký hóa, sinh, các em chỉ có một tổ hợp xét tuyển là khối B truyền thống. Các tổ hợp khác có thể có nhưng hiếm ngành tuyển.
Ngay cả ngành nghề xét tuyển bằng khối B cũng không nhiều như khối A, D, C, đa số thuộc nhóm ngành y, dược có điểm chuẩn cao. Do đó, chỉ học sinh nào có mục tiêu rõ ràng vào các trường y, dược mới chọn khối này".
Ngược lại với nhóm trường THPT ở nội thành, học sinh các trường THPT vùng ngoại thành, điểm chuẩn đầu vào lớp 10 không cao, có sự lựa chọn khác.
Thầy Đinh Quang Dũng - Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân, Sóc Sơn, Hà Nội - cho biết, trường chỉ có khoảng 70 trên tổng số hơn 500 học sinh chọn thi môn tiếng Anh.
Khảo sát các trường tại Ba Vì, Ứng Hòa, Mỹ Đức, số học sinh chọn thi tiếng Anh phổ biến ở khoảng dưới 100 em, chiếm tỷ lệ dưới 1/5.
Số học sinh chọn môn xã hội cũng chiếm ưu thế hơn hẳn so với số học sinh chọn môn tự nhiên, tỷ lệ 7-3. Trong đó môn xã hội được chọn nhiều nhất là giáo dục kinh tế và pháp luật. Với môn tự nhiên, học sinh lựa chọn vật lý nhiều nhất.
"Nhiều học sinh của trường chỉ có mục tiêu đỗ tốt nghiệp, sau đó sẽ đi học các trường cao đẳng nghề. Vì vậy, các em sẽ có xu thế chọn môn xã hội với suy nghĩ dễ "ăn" điểm.
Bên cạnh đó, mặc dù nhà trường rất chú trọng dạy tiếng Anh cho các em, đồng thời khuyến khích các em học tốt môn này, nhưng học sinh với đầu vào lớp 10 không cao có tâm lý ngại học ngoại ngữ. Khi tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc, các em có xu hướng "buông".
Đây là điều mà nhà trường rất tâm tư khi đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT", thầy Đinh Quang Dũng chia sẻ.
Cùng với thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, các trường đại học, cao đẳng sẽ phải điều chỉnh đáng kể tổ hợp môn xét tuyển.
Một trong những mối quan tâm lớn nhất của học sinh lớp 12 hiện nay là ngoài 5 tổ hợp môn truyền thống (D01, A00, A01, C00 và B00), các trường sẽ xét tuyển các tổ hợp mới nào để tăng cơ hội dự tuyển cho thí sinh.
" alt="Hơn 3/4 học sinh một trường chọn tổ hợp môn xã hội để thi tốt nghiệp THPT">Hơn 3/4 học sinh một trường chọn tổ hợp môn xã hội để thi tốt nghiệp THPT