Dù nghèo khổ, bệnh tật, phải bán vé số kiếm cơm mỗi ngày nhưng họ vẫn đồng cam cộng khổ và chưa một lần nghĩ đến chuyện rời xa nhau.
![]() |
Vợ chồng ông Út và bà Khuê |
Từ năm 20 tuổi, bà Khuê bị tai biến nhưng không có tiền chữa trị dẫn đến việc phải sống cả đời với khuôn mặt biến dạng. Thời điểm đó, bà đã có người hỏi cưới nhưng vì mặc cảm nên chuyện của họ không thành. Tình cảm ông Đặng Văn Út khi đó cũng bị bà phũ phàng từ chối. Nhưng ông Út vẫn quyết cưới bằng được bất chấp ngoại hình và sự khước từ của người con gái hơn tuổi.
Chỉ đến khi được gia đình tác động, lại thương hoàn cảnh nghèo của ông Út, bà Khuê mới động lòng và đồng ý về chung một nhà. Ngày đó nghèo, đám cưới chẳng linh đình nhưng bà Khuê chia sẻ: "Tôi xấu xí, tật nguyền nhưng có được tình cảm của mẹ chồng và chồng. Nên thành ra tôi không tủi thân".
Cái nghèo đeo bám, cặp vợ chồng phải bôn ba khắp nơi để kiếm kế sinh nhai. Họ sinh ba người con, con đầu sinh ở An Giang, con thứ sinh ở Kiên Giang còn con út sinh ở Đồng Tháp. Bà Khuê nghẹn ngào nhớ lại: "Khổ nhất là khi mang thai thằng út. Lúc đó có ông chú gợi ý đi lên Đồng Tháp kiếm sống, nhưng khi đi tôi lại không có đồng nào, phải đi bộ đến mình mẩy sưng hết, thậm chí đói cũng không có cơm ăn.
![]() |
Ông Út xúc động nhớ lại khoảng thời gian khó khăn. |
Người ta thương, cho tiền mua bột làm bánh bán chứ không nghĩ mình sinh. Vô tình đi chợ, tôi đẻ rớt con ngoài đó luôn. Lúc đó, tôi khóc nhưng có một cô thương tình bảo đừng khóc, cô mua cho dĩa cơm ăn lấy sức đẻ. Tới 5-6h chiều, ông ấy mới biết tin".
MC Quyền Linh xúc động: "Nghe cô chú kể như thấy như tận cùng của cái khổ và nỗi đau. Không biết lúc đó tại sao cô chú lại có thể vượt qua?". Người phụ nữ 61 tuổi trả lời: "Lúc đó, tôi chỉ nghĩ đến con mình, cố gắng vượt qua hết!".
Đến bây giờ, ông Út bị tai biến tay run bần bật, bà thì hở van tim ba lá, thiếu máu cơ tim, nhịp tim chậm... nhưng ngày ngày vẫn đi bán vé số kiếm sống và trả nợ. Được biết, lúc ông đổ bệnh phải vay mượn hàng xóm, nên giờ hai người con lớn nghèo khổ cũng hỗ trợ trả nợ cho ba mẹ, tháng vài trăm ngàn.
"Người ta thấy mình có lòng trả nên được bao nhiêu hay bấy nhiêu chứ không đòi. Bây giờ có tiền ủng hộ, hai vợ chồng chỉ để dành thuốc thang mà chẳng dám tiêu xài", ông Út không cầm được nước mắt.
Nghèo khổ, bệnh tật như thế nhưng họ vẫn lo lắng cho người con út chưa yên bề gia thất, từng bị tai nạn lao động, đứt lìa đôi bàn tay. Họ cũng lo làm sao trả hết nợ cho những người đã giúp họ lúc khó khăn.
Những năm tháng bên nhau, điều khiến vợ chồng vui nhất chính là gia đình hạnh phúc, con cháu vui vầy và luôn có hiếu với cha mẹ. Tại chương trình, bà Khuê đã viết lá thư để thay những lời tình cảm gửi đến chồng. Bà viết: "Cảm ơn ông vì đã không bao giờ từ bỏ. Nếu không có ông, tôi đã sống trong nỗi tự ti của mình. Chúng mình đã rất khổ, con cái thì không học hành đầy đủ nhưng may mắn ba đứa con trai đều ngoan và là người tốt. Gia đình mình thật có phước phải không?
Những lúc hai vợ chồng bệnh tật đầy người, nhất là lúc ông bị tai biến, tôi rất sợ. Tôi chỉ mong ông được sống để tôi còn lo cho ông. Mong hai chúng ta có chết, thì chết cùng nhau. Sống thì vẫn ở bên nhau".
![]() |
Câu chuyện của họ đã khiến MC Quyền Linh xúc động. |
Quyền Linh xúc động khẳng định: "Chuyện tình của cô chú không đẹp chút nào cả, nhưng tình yêu cô chú dành cho nhau thực sự đẹp lắm. Quyền Linh và Ngọc Lan rất xúc động và chắc chắn khán giả cũng vậy. Cuộc sống này có nhiều điều tiêu cực, nhưng cũng có rất nhiều điều tích cực. Chúng ta hãy nghĩ đến những điều tích cực ấy. Hạnh phúc sẽ được lan toả nếu được hỗ trợ và đồng hành".
Cuối chương trình, MC Quyền Linh ra đề nghị tiếp sức vợ chồng ông Út có thêm điều kiện để phát triển kinh tế. Với quan điểm nếu ủng hộ 10 - 20 triệu đồng, có thể họ sẽ xài hết, nên Quyền Linh quyết định hỗ trợ đóng kệ, đầu tư vốn và hàng hoá để hai vợ chồng mở một tiệm tạp hoá trước nhà thay vì ngày ngày đi bán vé số kiếm sống.
Hành động của nam MC là sự hỗ trợ kịp thời để vợ chồng bớt khổ cực hơn khi không còn phải đội nắng đội mưa bán vé số kiếm cơm qua ngày.
Lê Phương
Lần gặp đầu tiên, ông Hùng đã có ấn tượng mạnh với bà Phụng. Ông tìm mọi cách để bà chấp nhận lời cầu hôn của mình.
" alt=""/>Tình trăm năm tập 49: Vợ chồng nghèo được Quyền Linh giúp đỡ mở hàng tạp hóaTôi về Việt Nam giờ chẳng mua quà gì, cho mỗi nhà chú một hộp bánh, nhà bác một hộp là hết. Trong nhà bác lại chia ra làm mấy nhà con bác thì cứ tự chia nhau. Lì xì thì cứ 20-50 nghìn, không hơi đâu mà sĩ cho lắm, người ta lại ỷ lại ấy chứ.
Le Thuy
Hôm nay kinh tế đã tốt hơn xưa rất nhiều. Có những người sống trong nước có điều kiện tốt hơn người thân tha hương rất nhiều. Chúng ta phải thông cảm và luôn hoan nghênh Việt kiều về quê mà không cần quà cáp. Tôi là một trong số đó, 'mặt dày' về quê đây.
Quang Tran
Tôi là người sống ở nước ngoài trên 28 năm nhưng năm nào cũng về ăn Tết rất vui vẻ, không thấy phiền lòng. Bởi vì không quà cáp nhiều, không mang vác, không cần tỏ ra sĩ diện. Nội ngoại quà bố mẹ đầy đủ, anh em, các cháu làm bữa ăn thế là vui vẻ.
Anh Ngô
Tôi sống ở Sài Gòn, năm về 2-3 lần chơi với bố mẹ. Quà chỉ người thân vài người. Tôi cũng không mua quà Sài Gòn ra chi cho vướng bận. Tôi cứ về nhà mình trước, sau đó đi siêu thị chọn mua bánh kẹo, trái cây hay gì đó rồi qua chơi mấy nhà bà con thân thích. Tôi qua nhà người thân thấy họ khó khăn sẵn sàng cho tiền. Nhưng nhiều người giàu "nứt vách" thì việc quà cáp của các bạn cũng chẳng đáng là gì với họ, việc gì phải cố chứng minh mình có tiền trong khi thực tế họ ở biệt thự, còn mình căn chung cư nhỏ xíu.
Về một tuần thì chỉ mất hai ngày đi chúc Tết còn lại chỉ ở nhà cơm nước, chơi với bố mẹ. Mình về với bố mẹ mình, không có nhu cầu thỏa mãn những cái hư danh với người khác. Các bạn đừng nói bố mẹ nghe hàng xóm nói này nọ. Chính các bạn đang tạo tiền lệ xấu cho họ thôi. Vì lý do đó mà mỗi năm tôi và các con có thể về 2-3 lần thăm bố mẹ, nếu sắp xếp được thời gian, chứ không phải vài năm mới về một lần. Nhìn bé đồng nghiệp làm cùng mà ngao ngán. Hai mẹ con làm việc Sài Gòn, hai năm trời tiết kiệm tiền chỉ để về chơi Tết, dù về sau Tết nhưng tính toán mất vài chục triệu chi phí đi lại, quà cáp các khoản mà nản. Sao phải khổ vậy?
HongBui
Theo tôi, các bạn nên mạnh dạn bỏ quà cáp. Về nhà mời người thân đi ăn một bữa là được rồi. Đôi khi do thói quen, cũng có khi là lo lắng thái quá chứ chưa chắc người ở nhà đã trông quà như các bạn nghĩ đâu. Thấy các em họ tôi về mang rất nhiều kẹo để phát cho mỗi nhà một túi, thực lòng là tôi rất áy náy, chẳng nhẽ không nhận thì phụ công em.
Lien
" alt=""/>Tôi 'mặt dày' tay không về quê ăn TếtGần đây, có một TikToker đã xúi bậy trẻ em tìm cách "chứng minh" cho việc đứa trẻ trên dưới 20 kg có thể lọt được lỗ với đường kính 25 cm hay không? Các bé được hỏi rõ độ tuổi, cân nặng và tiến hành chui vào cọc với phần thưởng là hai gói bim bim. Vậy là cuộc tranh cãi nổ ra. Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có nhà Vật lý, Sinh học nào lên tiếng lý giải trường hợp trên dựa trên cơ sở kiến thức chuyên ngành. Ấy vậy mà TikToker kia đã bất chấp thực tế, chà đạp lên mọi định luật vật lý để "thực nghiệm hiện trường".
Theo đoạn video được chia sẻ, người này đã xúi các bé chui đầu vào trước và gập người thành hình chữ "L". Trong khi đó, cọc nằm ngang với bề mặt trái đất (chịu rất ít lực hút), nên xét về mặt thực tiễn, nó hoàn toàn khác với thực tế vụ tai nạn. Nói cách khác, cách làm này hoàn toàn không có giá trị hữu ích gì.
Ở đây, chúng ta không thể hiểu máy móc rằng mọi đứa trẻ 20 kg đều giống nhau về hình thể. Cụ thể, đứa trẻ 20 kg theo chuẩn chỉ số BMI (tỷ lệ vàng) mà WHO đưa ra rất khác với thực tế gầy, béo, lùn, cao của mỗi thể trạng. Còn một yếu tố nữa là cân nặng cũng bị xương chi phối, trong độ tuổi đang phát triển, xương luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số cân nặng của trẻ.
Theo nhẽ thông thường, một đứa trẻ 10 tuổi sẽ có trọng lượng khung xương nặng hơn và cao hơn đứa trẻ 8 tuổi, nhưng phần cơ thể còn lại có thể ít hơn (do gầy, béo khác nhau như đã đề cập ở trên). Nói nôm na cho dễ hiểu là: một cây sào dài 20 m nặng 20 kg vẫn dễ dàng lọt hố, nhưng một con lật đật có chiều cao chỉ 20 cm và cho dù có đường kính nhỏ hơn đường kính lỗ cọc vẫn khó lọt được.
Vì vậy, cân nặng không quyết định chu vi cơ thể, đồ vật, không quyết định việc rơi, lọt hay không? Chuyện TikToker kia làm thực nghiệm dựa trên số cân nặng trong trường hợp này cũng là hoàn toàn sai về mặt kiến thức.
>> Những YouTuber, TikToker 'đánh sập' quán ăn, nhà hàng
Một điểm nữa, đó là bãi để cọc mà TikToker thực hiện clip này nằm ở đâu, sao lại được tự do tiếp cận và đặc biệt là với trẻ em như thế? Đống cọc tròn này tiềm ẩn rủi ro về lăn trượt dây chuyền theo hiệu ứng domino, gây nguy hiểm cao cho người không có trách nhiệm, quyền hạn và kiến thức, kỹ thuật. Vậy mà TikToker này đã dẫn dụ các bé tiếp cận và chui đầu vào một cách quá nguy hiểm như thế. Riêng trong câu chuyện này đã thể hiện sự hạn chế hiểu biết của một bộ phận người làm nội dung mạng xã hội ngày nay.
Câu chuyện này thực ra không có gì đáng phải tranh cãi gay gắt cả, đơn giản bởi vì thực tế một đằng, thực nghiệm một nẻo. Đoạn video của TikToker kia rất lố bịch và ấu trĩ. Tôi cho rằng, những người có trách nhiệm, các nhà quản lý nội dung trên mạng xã hội nên có biện pháp xử lý mạnh tay đối với các TikToker, người sáng tạo nội dung trên mạng khi tạo ra những sản phẩm thiếu hiểu biết, có thể gây sai lệch thông tin, kiến thức, dẫn tới những hậu họa khôn lường như thế này.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>TikToker xúi trẻ chui vào cọc bêtông để thử nghiệm