Năm học 2012-2016, Hà Tĩnh có 129/267 trường ở bậc tiểu học theo học mô hình trường học mới (VNEN), với 945 lớp và 24.539 học sinh.
Sau khi rà roát cụ thể từng điều kiện theo công văn 4885, lãnh đạo các UBND huyện, thành phố, thị xã đã có văn bản gửi lên UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở GDĐT Hà Tĩnh về việc dừng triển khai mô hình trường học mới VNEN trong năm học 2017-2018.
![]() |
Một tiết học được tổ chức theo mô hình VNEN |
Theo báo cáo, tính đến ngày 24/8, tất cả các trường ở cấp tiểu học đang theo VNEN trên 13 huyện, thị xã, thành phố đã dừng hẳn mô hình này, quay về với chương trình học hiện hành vì không đảm bảo các điều kiện của UBND tỉnh Hà Tĩnh đề ra.
Cụ thể, tất cả trường tiểu học trên địa bàn huyện Đức Thọ, thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh và huyện Lộc Hà không đảm bảo được 3 tiểu chí về cơ sở vất chất, sỹ số học sinh và trình độ chuyên môn của giáo viên nên không cần thông qua ý kiến của giáo viên và phụ huynh.
Ông Phan Thanh Dân, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Lộc Hà cho biết “Trên địa bàn huyện có 13 trường đều tham gia mô hình VNEN. Tuy nhiên thực hiện rà soát theo công văn 4885, tất cả các trường đều không đủ ba tiêu chí nên năm nay sẽ dừng hẳn mô hình học này”.
Ông Nguyễn Quốc Hương, Phó Chủ tịch huyện Thạch Hà thông tin Thạch Hà có 10 trường tiểu học đang học mô hình VNEN. "Theo như công văn của tỉnh, các trường này đáp ứng đủ 3 tiêu chí. Tuy nhiên, khi bỏ phiếu kin lấy ý kiến của giáo viên và phụ huynh chỉ có 2% đồng ý tiếp tục học, nên địa phương sẽ dừng VNEN lại”.
Trường Tiểu học Cẩm Quang là trường được Bộ GD-ĐT chọn thí điểm mô hình VNEN đầu tiên trên địa bàn Hà Tĩnh, trong năm học 2017-2018 cùng với 8 trường tiểu học trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên sẽ dừng chương trình lại, vì có tới 95,5% phụ huynh không đồng ý tiếp tục thực hiện.
Bà Nguyễn Thị Xuân Hoàng, Phó phòng GD-ĐT huyện Cẩm Xuyên cho rằng việc dừng thực hiện VNEN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phù hợp với điều kiện thực tế. Những thành tố tích cực của mô hình này sẽ được lồng ghép trong dạy và học theo chương trình hiện hành.
Ngày 4/8 vừa qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh có công văn 4885 do Chủ tịch Đặng Quốc Khánh kí gửi Sở GD-ĐT, UBND các huyện, thành phố thị xã trong tỉnh về mô hình này trong năm học 2017-2018. Cụ thể, ở bậc THPCS sẽ dừng triển khai chương trình trường học mới VNEN, trở lại học theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành của Bộ GD-ĐT. Đối với bậc Tiểu học: Không triển khai thêm các lớp học mới VNEN. Đối với các lớp đang học chương trình VNEN: Giao Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể, thực hiện công khai, minh bạch theo các nội dung sau: Đối với bậc Tiểu học: Không triển khai thêm các lớp học mới VNEN. Đối với các lớp đang học chương trình VNEN:Giao Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể, thực hiện công khai, minh bạch các nội dung với tinh thần: Tổng số học sinh mỗi lớp không quá 30 em; cơ sở vật chất lớp học phải đáp ứng theo quy định trường học mới VNEN của Bộ GD-ĐT; giáo viên giảng dạy được Sở GD-ĐT tập huấn, bồi dưỡng, công nhận đủ tiêu chuẩn dạy chương trình VNEN. Khi các lớp đủ các điều kiện nêu trên, tiến hành lấy ý kiến tự nguyện của phụ huynh và giáo viên theo Quy chế dân chủ cơ sở. Các lớp học đảm bảo đồng thời đạt 2/3 phiếu đồng ý trở lên của các thành phần được lấy ý kiến thì địa phương báo cáo Sở GD-ĐT cho phép tiếp tục triển khai thực hiện học chương trình VNEN. |
Đậu Tình
" alt=""/>Hà Tĩnh không tiếp tục thực hiện mô hình VNEN ở tiểu họcChuyên gia Cục An toàn thông tin chỉ rõ: Việc gần đây các đối tượng treo, móc những chiếc thẻ có chứa mã QR ở cửa nhà và trên xe gắn máy của người dân tại một số địa phương là để dẫn dụ nạn nhân truy cập vào website lừa đảo hoặc tải ứng dụng chứa mã độc nhằm chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, đối tượng lừa đảo cũng có thể đưa ra hướng dẫn để người dân thực hiện theo và chiếm đoạt tài sản.
Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân cần nâng cao cảnh giác trước hình thức lừa đảo trực tuyến mới kể trên. Cụ thể là, người dân cần cẩn trọng khi quét mã QR, xác minh kỹ thông tin giao dịch mới thực hiện các bước chuyển tiền trực tuyến. Khi quét mã QR có đưa tới đường link lạ, người dân cần phải kiểm tra kỹ có bắt đầu với ‘https’ hay không, mới quyết định thực hiện tiếp các thao tác.
Người dân cũng cần xác định, kiểm tra kỹ càng thông tin tài khoản người trao đổi mã QR, kiểm tra kỹ nội dung trang web mà mã QR đưa tới; không cung cấp các thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội… và nên sử dụng xác thực 2 yếu tố và những phương thức bảo vệ khác cho các loại tài khoản trực tuyến.
“Trường hợp nghi ngờ lừa đảo hay đã trở thành nạn nhân của vụ lừa đảo, người dân cần báo ngay với cơ quan chức năng hoặc cơ quan điều tra để được hỗ trợ và xử lý theo pháp luật”, chuyên gia Cục An toàn thông tin lưu ý thêm.
Nghi ngờ các em bị ngộ độc, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã mời bác sĩ khoa Bệnh Nhiệt đới của Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ. Chiều 15/5, sau khi hội chẩn liên viện, các bác sĩ thống nhất chẩn đoán nghi ngờ trẻ nhiễm độc botulinum do ăn giò lụa. 19h cùng ngày, các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp với chẩn đoán ngộ độc botulinum.
"Do không lưu mẫu thức ăn, không tìm nguồn gốc nên trong trường hợp này, chẩn đoán ngộ độc botulinum chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, diễn tiến bệnh, kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và loại trừ các bệnh lý khác", bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Văn Thuận, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết.
Theo các bác sĩ, nếu điều trị trễ, bệnh nhân ngộ độc botulinum sẽ dẫn đến liệt cơ, suy hô hấp phải thở máy từ 3-6 tháng. Do tính chất cấp bách, bác sĩ quyết định điều trị sớm nhất có thể để tránh những biến chứng nặng xảy ra.
Bệnh viện Chợ Rẫy lập tức liên hệ với Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam để điều chuyển 2 lọ thuốc giải độc BAT. Đây là số thuốc còn lại sau đợt điều trị cho chùm ca ngộ độc sau ăn cá ủ muối chua vào tháng 3 tại Quảng Nam.
1h sáng ngày 16/5, tại sân bay Tân Sơn Nhất, đoàn của Bệnh viện Chợ Rẫy đã đón ê-kíp của Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam vận chuyển thuốc BAT về thẳng Bệnh viện Nhi đồng 2. Rạng sáng, cả 3 trẻ đã được dùng thuốc BAT để giải độc botulinum.
Các bé đều ổn định, không có biểu hiện bị phản vệ sau 1 giờ truyền thuốc giải độc. Đến sáng nay, tình hình đều ổn định. Ba bệnh nhi sẽ được tiếp tục theo dõi, khám và đánh giá tình trạng sức khỏe liên tục.
Trước đó, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đã đề xuất cần có trung tâm lưu trữ thuốc hiếm cấp quốc gia, do Bộ Y tế quản lý. Theo ông Thức, cho đến nay, việc cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân ngộ độc cần thuốc hiếm còn mang tính cá biệt.