Để có được lời giải thích, Xiaoding và gia đình đã tìm mọi cách để đến được nhà Cheng Momin. Nhưng khi họ đến nơi thì cô tránh mặt. Bố của Cheng không tiếp Xiaoding. Ông còn cầm gạch và đuổi Xiaoding ra khỏi cửa: “Hãy đi tìm nó mà hỏi, đừng có làm phiền ta”.
Thấy bố vợ tương lai có phần xúc động, Xiaoding đành tạm lui ra ngoài, quay sang hàng xóm tìm hiểu sự tình.
Người hàng xóm ban đầu ngại tiếp chuyện Xiaoding nhưng khi thấy chàng trai tội nghiệp đã tiết lộ sự thật. Người này nói Cheng Momin năm nay 38 tuổi chứ không phải 28 tuổi.
Hơn nữa, Cheng Momin còn có một cô con gái. Cô con gái cũng đã lấy chồng và có con nhỏ. Cheng đã lên chức bà ngoại được mấy năm nay.
Xiaoding nghe xong như chết điếng. Anh cảm thấy mình đã bị dắt mũi một cách ngoạn mục nên tìm bà mối để hỏi cho ra nhẽ. Nhưng bà mối từ chối trách nhiệm. Bà nói, việc của bà là giới thiệu người, còn việc tìm hiểu và quyết định kết hôn là của chàng trai.
Cuối cùng, nhờ có sự giúp đỡ của phóng viên, Xiaoding mới liên lạc được với Cheng Momin. Nhưng khi cuộc gọi vừa kết nối, nghe tiếng Xiaoding, Cheng Moumin vội ngắt máy.
Xiaoding quyết định đưa sự việc ra pháp luật, nhờ tòa án đòi lại tiền quà cưới giúp mình.
Hiện, vụ việc vẫn đang được tòa án xem xét. Tuy nhiên, đây cũng là bài học cho những người nóng vội và nhẹ dạ cả tin.
Lời khuyên cho các thanh niên khi tìm kiếm đối tượng để kết hôn là ngoài việc chú ý đến hành vi của người kia, cha mẹ và môi trường sống của đối tượng cũng là 2 yếu tố cần được quan tâm.
Linh Giang(Theo sohu)
Khi hiểu được sự tình, nhiều người đã động lòng và cảm thông với hành động của hai phụ nữ. Tuy vậy, không ít người vẫn lên án gay gắt việc làm này.
" alt=""/>Đến nhà bố vợ tương lai, chàng trai phát hiện vợ sắp cưới đã lên chức bà ngoạiTờ Bloomberg đưa tin, General Motors (GM) cho rằng: "Những bằng chứng của NHTSA về việc túi khí không đạt tiêu chuẩn là chưa đầy đủ và thuyết phục và do đó, chưa đủ cơ sở để tiến hành triệu hồi tới 52 triệu chiếc túi khí hiện nay." Ford và nhà sản xuất ARC cũng có động thái phản đối tương tự.
Tuy nhiên, NHTSA cho biết, hồi tháng 5, họ đã xác minh có ít nhất 7 trường hợp túi khí nổ bung đã dẫn tới thương tích cho người trên xe, trong đó, có 2 trường hợp tử vong. Những sự cố này được ghi nhận kể từ năm 2009 cho tới tháng 3/2023.
Theo đó, túi khí của ARC đã gặp lỗi khi hàn vào xe dẫn tới có thể để lại các mảnh vụn kim loại trong bộ bơm hơi. Khi túi khí kích hoạt và bung ra, những mảnh vụn này có thể bắn trực tiếp ra ngoài carbin xe và làm bị thương người bên trong với độ nguy hiểm không khác gì những phát đạn bắn, thậm chí gây ra tử vong như đã nêu trên. Số các túi khí ARC bị lỗi được sản xuất trong giai đoạn từ 2000-2018.
Trong khi đó, hãng ARC cho rằng, số các vụ tai nạn xảy ra quá ít và không đủ để khẳng định đây là lỗi túi khí mang tính hệ thống. Mặc dù vậy, hồi tháng 5, GM cũng đã đồng ý việc cần phải sửa chữa lỗi túi khí trên 1 triệu chiếc xe đã bán ra sau khi có 1 vụ tai nạn xảy ra,, túi khí bung khiến 3 người trong xe bị thương ở mặt.
Sự cố này tương tự như lỗi túi khí Tanaka trước đây. Năm 2021, 100 triệu túi khí do hãng Tanaka của Nhật Bản sản xuất lắp đặt trên 30 triệu chiếc ô tô khắp nước Mỹ đã phải triệu hồi. Đây là đợt triệu hồi túi khí lịch sử đầu tiên của toàn ngành ô tô khiến Takata phải phá sản ngay sau đó và hàng loạt nhà sản xuất ô tô bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Với trường hợp lần này, nếu 52 triệu túi khí ARC bị triệu hồi, có thể gây ra thiệt hại vô cùng lớn cho hãng ARC cũng như các hãng xe sử dụng túi khí của công ty này bao gồm: GM, Ford, Stellantis, Tesla, Volkswagen, BMW, Hyundai, KIA, Maserati, Mercedes-Benz, Porsche và Toyota.
Trong thư phản đối của mình gửi NHTSA, GM ước tính rằng đợt triệu hồi này sẽ ảnh hưởng tới 15% trong tổng số 300 triệu ô tô đang đăng ký lưu thông tại Mỹ, tương đương khoảng 45 triệu phương tiện. Mức thiệt hại kinh tế có thể lên tới 10 tỷ USD. và sẽ ảnh hưởng tới khoảng 1 triệu túi khí trên các xe ô tô của GM."
Dự kiến, tháng 1/2024, NHTSA sẽ chính thức đưa ra kết luận cuối cùng về việc này.
Hùng Dũng(theo Carscoops)
" alt=""/>Các hãng xe phản đối kết luận 52 triệu túi khí ARC bị lỗi tại MỹAnh Nguyễn Tuấn Hoà (35 tuổi, trú ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam) bức xúc khi chiếc ô tô cũng là phương tiện "kiếm cơm" nuôi cả gia đình của mình dù mới được hơn 2 năm đã năm lần bảy lượt dính lỗi, đến nay vẫn chưa thể khắc phục được.
Chia sẻ câu chuyện của mình với VietNamNet, anh Hoà cho biết, chiếc Toyota Wigo 1.2 AT đời 2021 được anh mua trả góp tại đại lý Toyota Đà Nẵng Cơ sở 1 (số 71 Duy Tân, TP. Đà Nẵng) vào tháng 4/2021 để chạy dịch vụ.
Ban đầu, chiếc xe vận hành khá trơn tru, bản thân anh cũng hài lòng với sản phẩm "ngon bổ rẻ" của Toyota. Nhờ chiếc xe này, anh có được nguồn thu nhập ổn định để trang trải tiền thuê nhà, nuôi vợ con và trả nợ trong thời gian dịch Covid-19.
Tuy nhiên, đến tháng 8/2022, sau hơn 1 năm mua xe, anh bắt đầu thấy chiếc xe có những biểu hiện bất thường. Cụ thể, khi di chuyển có tiếng kêu lạch cạch từ khoang động cơ, máy bị nóng, yếu, ì, khó tăng tốc và rất ngốn xăng,... Sau đó, anh Hoà đã đưa xe đến đại lý Toyota Đà Nẵng Cơ sở 1 để kiểm tra và yêu cầu bảo hành, số km đi được vào thời điểm này là 42.223 km.
"Ban đầu, nhân viên kỹ thuật kiểm tra và cho rằng, do kim phun, bu-gi có vấn đề, rồi do buồng đốt bẩn,... Họ đưa ra nhiều nguyên nhân và đề xuất các hướng khắc phục. Tất cả những phán đoán và phương pháp xử lý họ đưa ra, tôi đều đồng ý để làm, miễn sao xe đi không còn bị lỗi. Tổng cộng tôi đi vào đại lý này phải đến vài ba chục lần", anh Hoà than thở.
Suốt thời gian 1 năm 3 tháng sau đó, đại lý nhiều lần sửa chữa nhưng chiếc xe Toyota Wigo của anh Hòa vẫn không hết các triệu chứng bất thường. Cuối cùng, đến tháng 7/2023, đại lý Toyota Đà Nẵng đề xuất thực hiện "bổ máy" để kiểm tra rõ sự cố bên trong động cơ nhằm bảo hành khắc phục triệt để. Khi đó, chiếc xe của anh Hòa đã đi được 87.554 km. Anh Hòa bất đắc dĩ đành chấp nhận "bổ máy" và được đại lý này thực hiện các hạng mục như thay thế xéc măng, bộ gioăng máy, dẫn hướng cam, tay đòn cam, tăng cam tự động. Thế nhưng, sau khi đi được khoảng 4.000 km, chiếc xe lại "dở chứng", tái diễn hiện tượng y như cũ.
Đến lúc này, dường như vượt quá "năng lực bảo hành", đại lý Toyota Đà Nẵng phải xin hỗ trợ từ nhà máy Toyota Việt Nam cho trường hợp xe của anh Hòa. Tháng 10/2023 vừa qua, Toyota Việt Nam đã cử kỹ thuật viên của hãng trực tiếp vào Đà Nẵng kiểm tra chiếc xe Toyota Wigo của anh Hòa trong 3 ngày nhưng vẫn không "bắt được bệnh" một cách chính xác.
Hãng Toyota lại đề nghị anh Hòa cho phép "bổ máy" lần 2 để thay thế thêm hàng loạt chi tiết như mặt quy lát, supap, lò xo supap, cò mổ cam, xích cam, dẫn hướng cam, tăng cam tự động, dẫn hướng cam,... Các chi tiết này được lấy từ một động cơ khác chưa sử dụng.
Mặc dù rất chán nản, anh Hòa một lần nữa đồng ý với hi vọng, việc "tân trang" động cơ xe sẽ khắc phục dứt điểm được sự cố. Cũng như lần "bổ máy" trước, chiếc Wigo của anh Hoà vận hành được một thời gian ngắn không còn tiếng kêu lạ khó chịu. Nhưng "đến hẹn lại lên", chỉ sau 5.000 km, chiếc xe lại phát ra tiếng kêu lạch cạch lại như ban đầu. Vòng luẩn quẩn "xe gặp lỗi - phản ánh - kiểm tra - bảo hành sửa chữa - lại lỗi" vẫn chưa dừng lại với chủ xe này.
Toyota Việt Nam vẫn chưa tìm ra nguyên nhân lỗi động cơ xe
PV VietNamNet đã liên hệ tới Toyota Đà Nẵng, một lãnh đạo Phòng Dịch vụ của đại lý này xác nhận, chiếc xe Toyota Wigo của anh Hoà đã được đội ngũ kỹ thuật của đại lý cũng như của hãng Toyota Việt Nam kiểm tra, tiến hành mở máy và thay thế nhiều linh kiện, phụ tùng nhưng chưa thể khắc phục hết được lỗi phát ra tiếng kêu lạch cạch ở động cơ.
"Mới đây, chúng tôi đã liên hệ với anh Hoà để mời hợp tác mang xe đến kiểm tra một lần nữa và đang chờ ý kiến của khách hàng để xử lý dứt điểm lỗi này", đại diện đại lý Toyota Đà Nẵng nói.
Trả lời VietNamNet về sự việc này, hãng Toyota Việt Nam cho biết: "Trong suốt thời gian qua, hãng và đại lý vẫn đang nỗ lực để xác định chính xác nguyên nhân của hiện tượng lỗi động cơ trên xe Toyota Wigo của khách hàng Nguyễn Tuấn Hòa và việc này cần thời gian".
"Trong trường hợp kết luận là có lỗi sản phẩm, chúng tôi cam kết sẽ thực hiện theo đúng chính sách bảo hành của Toyota Việt Nam. Chúng tôi cần và mong nhận được sự phối hợp chặt chẽ của khách hàng để sớm tìm ra nguyên nhân gốc rễ cũng như giảm thiểu ảnh hưởng đến thời gian và hoạt động kinh doanh của khách hàng", phía Toyota Việt Nam thông tin.
Quay trở lại với khách hàng là anh Nguyễn Tuấn Hoà, chủ xe này cho biết, bản thân là một lái xe chuyên chở khách, anh rất hoang mang khi phải chạy một chiếc xe lỗi động cơ, có nguy cơ bị hỏng hóc giữa đường bất cứ lúc nào. Ngoài ra, mỗi lần gác lại công việc đưa xe vào đại lý sửa là một lần mất thời gian, công sức và tiền bạc.
Anh Hòa cho hay: "Phía hãng Toyota và đại lý Đà Nẵng đang tiếp tục đề nghị tôi cho "bổ máy" lần thứ 3. Tuy nhiên, qua một thời gian dài, tôi thấy việc xử lý lỗi của hãng xe lớn mà như đi "mò kim đáy bể" thế này thì rất mất thời gian và thiệt hại vẫn là ở khách hàng. Tôi không còn tin là "bổ máy" lần thứ 3 sẽ khắc phục được triệt để lỗi.
"Vì vậy, tôi không đồng ý cho tiếp tục mở máy nữa. Tôi đề nghị hãng Toyota Việt Nam cần thay thế cả cụm động cơ mới cho chiếc xe của tôi, hoặc thu hồi, mua lại sản phẩm để tôi tìm mua chiếc xe khác", anh Hoà nói.
Bạn có đang gặp phải vướng mắc về mua bán và chất lượng, an toàn xe? Hãy chia sẻ thông tin về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!