King in Black Vol 11.Dưới bàn tay nhào nặn của Donny Cates và Ryan Stegman, Knull lần đầu xuất hiện trong Venom#3 (2018), theo ComicBook. Ngự trị trong bóng tối từ thuở sơ khai, Knull đã có nhiều năm yên ổn để rồi bị xâm lược bởi các Celestial. Khi giao chiến, Knull có được một phần sức mạnh từ thực thể này, giúp hắn rèn đúc thanh gươm All-Black the Necrosword và hạ sát một Celestial.
Cuộc đại chiến giữa Knull và các vị thần tiếp tục tới khi hắn bị thương, rơi xuống hành tinh lạ. Tại đây, Gorr lấy đi All-Black the Necrosword trở thành kẻ kế thừa sự nghiệp diệt thần. Trong Vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU), All-Black the Necrosword từng được Gorr the God Butcher sử dụng để truy sát các vị thần trong Thor: Love and Thunder(2022). Chiếc đầu Celestial bị Knull sát hại chính là Knowhere xuất hiện trong loạt phim Guardians of the Galaxy.
Mất đi thanh gươm, Knull phiêu bạt và vô tình khám phá Living Abyss. Sử dụng sức mạnh này, Knull tạo ra chủng tộc Symbiote, biến chúng thành đội quân để xâm chiếm các hành tinh. Cuộc chạm chán với Thor tại Trái Đất đã phá vỡ liên kết giữa Knull với Symbiote. Chúng nảy sinh nhận thức, phản bội Knull và cùng giam cầm hắn tại Klyntar.
Nguồn sức mạnh chính của Knull đến từ Living Abyss qua việc tạo ra Symbiote. Bên cạnh đó, Knull sở hữu năng lực tương tự thần thánh, cụ thể là siêu sức mạnh, tự chữa lành hay bắn tia năng lượng. Theo Ben Gibbons từ Screent Rant, Knull vượt trội hai ác nhân đình đám là Thanos và Kang the Conqueror.
Trong khi Kang tạo ra vũ khí công nghệ tân tiến thì Knull có thể điều khiển bóng tối. Khi đối thủ bị Symbiote bao bọc, Knull có thể dễ dàng thao túng hành động theo ý muốn. Với Thanos, gã titan có thể can thiệp vào cái chết, song Knull khai thác sức mạnh này theo cách khác. Ngoài việc khống chế, Knull còn dùng Symbiote để hồi phục, gia tăng sức mạnh.
Bữa tiệc thịnh soạn của loài Symbiote
Trong nguyên tác, phải tới khi Eddie Brock/Venom và Cletus Cassidy/Carnage đối đầu, Knull mới được giải thoát. Ngay lập tức, hắn khôi phục sức mạnh, tiêu diệt bầy lũ phản bội và tiến đến xâm lược Trái Đất. Điều này khá tương đồng với chi tiết trong đoạn trailer khi Knull gửi đội quân Symbiote tới truy sát Venom, song thứ mà hắn ta muốn vẫn chưa được tiết lộ.
Xét về quân số lẫn năng lực, một mình Venom là không đủ để đối đầu Knull cùng binh đoàn Klyntar. Thông tin từ đoạn trailer cho thấy dàn Symbiote quen thuộc từ truyện tranh như Scream, Lasher, Agony, Phage và Toxin cũng sẽ góp mặt.
Ban đầu chúng có thể mâu thuẫn, song để bảo toàn tính mạng cũng là lúc cả nhóm đoàn kết. Dễ thấy, kịch bản đại chiến giữa Knull và nhóm Symbiote do Venom dẫn dắt là có thể xảy ra.
Với việc Venom: The Last Dancelà "điệu nhảy cuối" của Eddie Brock và Venom, Sony dần hé lộ về hồi kết hoành tráng, làm hài lòng khán giả. Dễ thấy Knull là một bất ngờ lớn, Sony đã mạnh dạn sử dụng một nhân vật tầm cỡ.
Mở rộng quy mô, vươn tầm vũ trụ là một chuyện, vực dậy vũ trụ SSU mới là điều mà hãng phim mong muốn sau loạt tác phẩm đáng quên. Chưa kể, Sony khiến người hâm mộ đứng ngồi không yên xoay quanh việc khai thác vũ trụ Spider-Man. Bản quyền sử dụng phản diện, Spider-Man 4 của Tom Holland đều chưa có thông tin rõ ràng.
Trong bối cảnh hiện tại, Venom: The Last Dance không chỉ là một bom tấn giải trí, bộ phim còn phản ánh định hướng mà Sony dành cho SSU. Với khán giả sẽ được chiêu đãi một bộ phim như kỳ vọng, đồng thời hãng phim nhận về doanh thu cùng sự ủng hộ cho các dự án sau này.
Chuyên mục giải trígiới thiệu Cuốn truyện Stephen King viết trong 45 năm. Tác phẩm mang tên You like it darker bao gồm 12 tập truyện ngắn. Các câu chuyện là sự kết hợp của nhiều thể loại nhỏ từ kinh dị sinh tồn, kinh dị huyền bí, viễn tưởng đến chính kịch tội phạm. Một số truyện còn được độc giả coi như phần mở rộng của các cuốn tiểu thuyết trước đó.
" alt="Ác thần 'Venom 3' có đáng sợ?"/>
Ác thần 'Venom 3' có đáng sợ?

Bày tỏ sự chưa đồng tình với những tác phẩm bắt buộc trong dự thảo môn Ngữ văn trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, thầy giáo Nguyễn Hữu Quyền, nguyên trưởng Bộ môn Văn, Sở GD-ĐT Nghệ An gửi tới VietNamNet những nhận xét cũng như đề xuất của riêng mình.VietNamNet giới thiệu bài viết của thầy giáo Nguyễn Hữu Quyền.
 |
Ảnh: Lê Huyền |
Trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới, Ban soạn thảo có nêu hai khái niệm: Tác phẩm bắt buộc và tác phẩm tự chọn.
Tôi hiểu bắt buộc có nghĩa là nó thuộc phần cứng, phần cốt lõi của Chương trình. Muốn hay không, ở địa phương nào cũng cần phải dạy, phải học. Còn tự chọn thì cũng là dạy và học nhưng linh động. Có thể lớp này dạy và học tác phẩm này nhưng lớp khác, trường khác lại chọn tác phẩm khác.
Tự chọn - từ góc nhìn đó, tâm lí thường tình cho rằng sẽ không phải, không còn là “ linh hồn” của Chương trình, dù nó có hay đến mấy (mà hình như cái hấp dẫn nhất, do nhiều nguyên nhân như đặc điểm tâm lí - thẩm mĩ, quy luật tiếp nhận… lại ở đây, ở cái chỗ không bắt buộc).
Theo đó có thể sẽ xảy ra sự tùy tiện từ phía người dạy và người học. Và biết đâu, tâm lí ấy có thể xuất hiện cả ở người biên soạn?
Nói vậy để tránh, để phòng ngừa điều có thể xảy ra, chứ tôi ủng hộ hướng biên soạn này. Vấn đề cần bàn là tác phẩm nào bắt buộc? Tác phẩm nào tự chọn?
Phải xác định tiêu chí lựa chọn
Trả lời câu hỏi trên việc đầu tiên cần làm là xác định tiêu chí lựa chọn.
Tôi đã đọc các tiêu chí của Ban soạn thảo. Còn ý kiến cá nhân tôi là những tác phẩm được đưa vào Chương trình phải là những tác phẩm đạt được các tiêu chí sau:
Một mặt, nó góp phần tiêu biểu tạo nên gương mặt tâm hồn – văn hóa dân tộc trên nhiều cạnh khía trong hành trình dựng nước và giữ nước. Mặt khác, nó cũng là một viên gạch chất lượng đóng góp xây dựng nên văn hóa – tâm hồn nhân loại.
Tác phẩm đó phải có giá trị cao về hình thức nghệ thuật, phản ánh quá trình vận động, phát triển của bản thân văn học, với tư cách là loại hình nghệ thuật ngôn từ (tôi tạm tách nội dung và hình thức, bởi ai cũng biết chúng là một thực thể không tách rời).
Nói cách khác, tác phẩm văn học đưa vào Chương trình phải ưu tiên chất văn, lấy chất văn làm tiêu chí cốt lỏi, có sức lay động tâm hồn con người, đặc biệt là người dạy và người học. Dạy cách học (cách đọc - viết, nghe - nói) nên và phải trên nền tảng những tiêu chí đó mới tạo được hiệu ứng thẩm mĩ, từ đó cho ra những hiệu quả - thứ hiệu quả chỉ có môn Ngữ văn mới có được.
Theo đó các phẩm bắt buộc và tác phẩm tự chọn sẽ khác nhau về mức độ, cấp độ khi dựa vào các tiêu chí đó trong quá trình lựa chọn.
Từ góc nhìn trên, tôi có một vài nhận xét sau về dự thảo chương trình môn Ngữ văn mới:
- Chỉ bắt buộc dạy – học 6 tác phẩm (Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập) là thiếu khách quan, chưa thỏa đáng, chưa toàn diện.
Nhìn vào các văn bản trên, ai cũng nhận ra cảm hứng yêu nước là dòng chủ lưu. Mạch chảy nhân đạo quá khiêm tốn (một sự chia tách tạm gọi, bởi ai cúng biết các nguồn mạch này có mặt trong nhau), trong khi tâm hồn – văn hóa Việt Nam (và cả thế giới nữa) đâu có như vậy?
Mặt khác, xin nói thật, một số tác phẩm dự kiến bắt buộc, dù rất có giá trị nhưng về hình thức biểu hiện không còn quen thuộc với học sinh, có thể dễ dẫn đến sự thiếu hấp dẫn - điều không ai mong muốn trong đổi mới chương trình - sách giáo khoa lần này.
Vả lại, không lẽ nào lại dạy học sinh đọc – nói, nghe - viết bằng cách chủ yếu tập trung bắt buộc dạy hịch, cáo, văn tế…? Dĩ nhiên là cách học mà Ban soạn thảo nêu ra phải có nội hàm rộng lớn hơn. Nhưng dù lớn rộng mấy thì theo như tôi hiểu cũng phải bắt đầu từ yêu cầu đọc - viết, nghe - nói cụ thể đó.
 |
Ảnh: Đinh Quang Tuấn |
Tôi nghĩ, không biết có phải do Ban soạn thảo quá coi trọng cảm hứng yêu nước, hay do một quán tính nào đó, hoặc vì lí do nào đó ngoài văn học… mà đưa vào hoặc gạt đi một số tác phẩm xứng đáng được vào phần bắt buộc?
Những tác phẩm đề xuất
Cần có cái nhìn kết hợp giữa thể loại và lịch đại trong lựa chọn, biên soạn. Dù có lưu ý vị trí tác gia nhưng không nên bị mặc định điều đó trong lựa chọn.
Tác phẩm nào đạt được những yêu cầu mà các tiêu chí đặt ra cao nhất, rõ nét nhất, tiêu biểu cho các cột mốc của sự vận động, phát triển của thi pháp cũng như tâm hồn, văn hóa dân tộc thì đưa vào phần bắt buộc.
Sau đây là các tác phẩm bắt buộc:
Một số tác phẩm văn học dân gian với tư cách là nền tảng, cội nguồn tâm hồn - văn hóa dân tộc là truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy và truyện cổ tích Tấm Cám.
Văn học Trung đại chọn những tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du. Bên cạnh đó là một số ít bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương với tư cách Bà chúa thơ Nôm, tiêu biểu cho sự bứt phá về thi pháp trong quá trình vận động, phát triển của văn học dân tộc hòa nhập với nhân loại.
Tôi không chọn Nguyễn Khuyến mặc dù ông rất lớn, nhưng về thi pháp tác giả này vẫn thuộc phạm trù trung đại.
Văn học giai đoạn đầu thế kỉ XX đến 1945 có Tống biệt của Tản Đà, Mùa xuân chín của Hàn Mạc Tử, Chí Phèo của Nam Cao, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Văn học giai đoạn 1945-1975 có Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
Văn học giai đoạn sau 1975 đến nay có Phiên chợ Dát của Nguyễn Minh Châu, Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp.
Về phần tự chọn trong Chương trình, tôi ủng hộ phương án Ban soạn thảo gợi ý đưa vào dạy - học một số tác phẩm thấm đượm hơi thở tươi ròng, đa góc cạnh của cuộc sống, sự phong phú, đa thanh của tiếng Việt.
Ngoài ra, người trực tiếp đứng lớp có thể tự lựa chọn một số tác phẩm với điều kiện nhân văn, nhân bản, có tác dụng giáo dục. Sẽ không có sự “hỗn độn” nào ở đây bởi vì thầy cô giáo đứng lớp trước hết là những công dân có trách nhiệm. Họ hiểu rõ ý nghĩa của việc mình làm. Đây là cơ hội rèn luyện năng lực, phẩm chất của cả người dạy và người học.
Cuối cùng, tôi có ý kiến đề nghị Ban soạn thảo Chương trình, Hội đồng thẩm định nên lắng nghe mọi sự góp ý trên rất nhiều bình diện, từ tư tưởng đổi mới giáo dục đến cách tư duy, cách tổ chức, chương trình tổng thể, chương trình từng bộ môn, tích hợp liên môn…, trong đó có ý kiến của người đứng lớp trực tiếp và học sinh.
Theo tôi, không trực tiếp đứng lớp thì khó biên soạn và phản biện chương trình sát hợp với đối tượng. Thực tế đã chứng minh điều đó. Mong không có sự lặp lại.
Nguyễn Hữu Quyền

Những tác phẩm được Bộ GD-ĐT gợi ý đưa vào chương trình Ngữ văn mới
Trong dự thảo chương trình môn Ngữ văn ở chương trình phổ thông mới vừa công bố, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra phụ lục các văn bản (ngữ liệu) bắt buộc và gợi ý cho các tác giả SGK và giáo viên.
" alt="Đề xuất thêm tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn mới"/>
Đề xuất thêm tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn mới
- Sau khi nhận 4,5 triệu đồng tiền hỗ trợ học sinh trong diện bị ảnh hưởng bởi sự cố Formosa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Triệu Vân đã không phân bổ cho học sinh mà “tạm ứng” để giáo viên trong trường đi du lịch. |
Mặc dù nhận tiền hỗ trợ cho học sinh thuộc diện bị ảnh ưởng sự cố Formosa nhưng Hiệu Trưởng trường Tiểu học Triệu Vân không phân bổ cho học sinh mà “tạm ứng” cho giáo viên đi du lịch. |
Trao đổi với VietNamNet sáng nay, bà Nguyễn Thị Phước Hòa – Trưởng phòng GDĐT huyện Triệu Phong (Quảng Trị) cho biết, lãnh đạo đơn vị đã chỉ đạo lập đoàn thanh tra, tiến hành kiểm tra việc chi trả hỗ trợ học sinh bị ảnh hưởng do sự cố Formosa tại Trường Tiểu học Triệu Vân.
Hoạt động thanh, kiểm tra được thực hiện sau khi có dư luận phản ánh liên quan đến việc lãnh đạo Trường Tiểu học Triệu Vân bị “tố” dùng tiền hỗ trợ học sinh thuộc diện bị ảnh hưởng Formosa cho công đoàn nhà trường đi du lịch.
Thông tin ban đầu hco biết, tháng 12/2016, ông Lương Viết Hùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Triệu Vân tiếp nhận 4,5 triệu đồng tiền ủng hộ học sinh bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển Formosa từ Phòng GDĐT huyện.
Tuy nhiên, sau khi nhận tiền hỗ trợ, ông Hùng đã giữ lại và không tiến hành phân bổ cho học sinh. Sau khi phụ huynh học sinh phát hiện sự việc và có phản ánh, đến ngày 20/3/2018, số tiền này mới được lãnh đạp trường trao trả cho học sinh.
Ông Hùng nói với VietNamNet, sau khi nhận tiền từ Phòng GDĐT huyện, ông đã bàn giao 4,5 triệu đồng cho kế toán.
“Khi tôi lên nhận tiền, phòng chỉ bảo kí nhận tiền hỗ trợ ảnh hưởng Formosa chứ không nói đối tượng được nhận tiền là các em học sinh".
"Trước đó, trường có hứa cho công đoàn 5 triệu đồng để đi du lịch nên tôi tạm ứng số tiền trên đưa cho công đoàn đi du lịch”, ông Hùng cho hay.
Liên quan đến thông tin trên, bà Nguyễn Thị Phước Hòa – Trưởng Phòng GDĐT huyện Triệu Phong cho hay: "Thầy Hùng không thể đổ trách nhiệm cho Phòng GDĐT huyện được. Khi tiếp nhận tiền nhưng không rõ đối tượng được hỗ trợ, tại sao trong khoảng thời gian dài như vậy, thầy Hùng không hỏi lại mà lại tạm ứng cho công đoàn đi du lịch”.
Quang Thành
" alt="“Ém” tiền hỗ trợ sự cố Formosa của học sinh cho giáo viên đi du lịch"/>
“Ém” tiền hỗ trợ sự cố Formosa của học sinh cho giáo viên đi du lịch