![](https://imgs.vietnamnet.vn/logo.gif)
Nhưng mọi thứ đã không diễn ra như vậy. Microsoft và Intel không còn đứng trên đỉnh thế giới. Và 2 gã lớn đó chưa bao giờ bắt tay nhau cả.
Toàn văn dự thảo quy định về bảo đảm an ninh không gian mạng quốc gia (KGMQG) vừa được Bộ Công an đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ tại địa chỉ www.mps.gov.vn để lấy ý kiến đóng góp trong thời gian 2 tháng, bắt đầu từ ngày 7/4/2017.
Trong dự thảo tờ trình Nghị định, Bộ Công an khẳng định, việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về bảo đảm an ninh KGMQG nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo đảm an ninh KGMQG trong tình hình hiện nay là cần thiết.
Gồm 28 Điều chia thành 5 Chương, dự thảo Nghị định do Bộ Công an chủ trì xây dựng quy định nguyên tắc, nội dung, biện pháp, căn cứ, thẩm quyền, trách nhiệm bảo đảm an ninh KGMQG; quản lý nhà nước và trách nhiệm của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong bảo đảm an ninh KGMQG.
Đối tượng áp dụng các quy định tại Nghị định này là cơ quan chuyên trách bảo đảm an ninh KGMQG; cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động bảo đảm an ninh KGMQG của Việt Nam. Trong đó, cơ quan chuyên trách bảo đảm an ninh KGMQG gồm cơ quan chuyên trách bảo đảm an ninh không gian mạng thuộc Bộ Công an và cơ quan chuyên trách bảo đảm an ninh không gian mạng thuộc Bộ Quốc phòng.
Dự thảo Nghị định quy định, các nguyên tắc đảm bảo an toàn KGMQG gồm có: Tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đảo đảm an ninh KGMQG góp phân phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh KGMQG phải tuân thủ quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; không được lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh KGMQG để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; của cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Đồng thời, việc đảm bảo an ninh KGMQG cũng phải đảm bảo nguyên tắc có phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong bảo đảm an ninh KGMQG; cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo đảm an ninh KGMQG.
" alt=""/>Bộ Công an đề xuất các biện pháp phòng, chống hacker xâm phạm không gian mạng quốc giaNgày 13/4/2017, ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cùng đoàn công tác của Thành ủy Hà Nội đã tới thăm và làm việc tại Tập đoàn Công nghệ CMC. Tại đây, ông Hoàng Trung Hải đã ghi nhận những đóng góp tích cực của CMC trong tiến trình xây dựng và phát triển ngành Công nghệ thông tin của thành phố cũng như cả nước.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC đã báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cùng thành tựu 24 năm xây dựng và phát triển và những sáng tạo, nỗ lực, đóng góp không ngừng của CMC – Tập đoàn công nghệ Top 2 Việt Nam trong sự phát triển chung của ngành CNTT đất nước. Theo đó, năm 2016, CMC đạt doanh thu 4.300 tỷ, lợi nhuận 200 tỷ, tăng trưởng 18,6% về doanh thu và 25% lợi nhuận so với năm 2015, nộp ngân sách 160 tỷ đồng.
“Chiến lược của CMC trong 05 năm tới là phải đi ra quốc tế. Ngay đầu năm 2017 CMC đã thành lập CMC Global để hiện thực hóa chiến lược này, với mục tiêu đưa các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao của CMC ra thế giới . Trong tháng 6/2017, CMC sẽ thành lập công ty tại Nhật Bản bên cạnh các VP công ty tại Mỹ, Pháp, Singapore. Đến năm 2020 CMC Global phải có ít nhất 2.000 người làm việc ở nước ngoài, doanh thu từ thị trường quốc tế sẽ lớn hơn doanh thu từ thị trường nội địa.” – Ông Chính nhấn mạnh.
Nhân dịp này, ông Nguyễn Trung Chính đưa ra một số đề xuất với Bí thư thành ủy Hà Nội về việc CMC đồng hành cùng thành phố trong việc triển khai ứng dụng CNTT cũng như các chương trình thúc đẩy nghiên cứu sáng tạo trong lĩnh vực này. Cụ thể, với nghị quyết 36 của TW Đảng về ứng dụng và phát triển CNTT và nghị quyết 36a của Chính phủ về chính phủ điện tử, với kinh nghiệm 24 năm và có nhiều năm triển khai ứng dụng CNTT cho các cơ quản Đảng, Chính phủ và các bộ nghành, CMC sẵn sàng cùng thành phố triển khai nghị quyết 36a để xây dựng chính quyền điện tử, TP thông minh, sẵn sàng từ khâu tư vấn, thiết kế, triển khai cho đến việc tự đầu tư để triển khai các dịch vụ công theo mô hình PPP cho các dịch vụ hành chính, bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, dịch vụ nhà đất, điện nước, dịch vụ an ninh an toàn thông tin…CMC cũng mong muốn cùng thành phố xây dựng Thành phố thông minh, xây dựng khu công nghệ cao, Campus thông minh về công nghệ đẳng cấp thế giới với hệ sinh thái xanh sạch đẹp thân thiện với môi trường.
Đặc biệt, tại sự kiện, ông Chính cho biết: “Ngoài việc vừa thành lập CMC Global, trong tháng 6/2017, CMC sẽ thành lập thành lập công ty tại Nhật Bản để cung cấp sản phẩm, dịch vụ CNTT cho thị trường Nhật Bản. CMC rất mong được thành phố ủng hộ.”
" alt=""/>CMC đề xuất được triển khai ứng dụng CNTT cho Hà Nội