Rỗi lúc nào cho con đi bơi lúc đó
Cho con đi bơi và học bơi là việc làm rất đáng khích lệ của các bậc phụ huynh, nhất là trong bối cảnh tai nạn đuối nước xảy ra khá nhiều hiện nay, trong đó tỷ lệ đuối nước chủ yếu xảy ra ở những đối tượng không biết bơi. Tuy nhiên đi bơi và học bơi như thế nào, vào thời điểm nào cũng là việc các bậc phụ huynh cũng cần phải cân nhắc.
Thực tế không ít trường hợp tranh thủ ngày cuối tuần hoặc tranh thủ những lúc nhàn rỗi, bố mẹ cho con đi tập bơi, sau đó con bị ốm và phải nhập viện điều trị, như vậy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tốn kém thêm kinh phí.
Chị Thu Hoài (Đại Mỗ - Từ Liêm – Hà Nội) mỗi tuần chỉ xin nghỉ được 2 buổi chiều, tranh thủ thời gian nghỉ đó chị về sớm cho con đi học bơi. Tuy nhiên mới chỉ đi được buổi đầu tiên, con chị đã lăn ra ốm và phải điều trị mất vài ngày vì sốt và viêm đường hô hấp cấp.
Theo đó, dù trời nắng rất to nhưng do thời quỹ thời gian có ít nên 2 giờ chiều là hai mẹ con chị Hoài đã khăn gói ra bể để học bơi. Là buổi học đầu tiên và có mẹ đi cùng, nên dù đã hết thời gian 1 tiếng, nhưng con gái chị Hoài vẫn đòi chơi thêm 1 tiếng nữa.
Kết quả là, sau gần 2 tiếng học bơi và nô đùa dưới nước, cộng thêm nhiệt độ cao và trời nắng…chỉ sau 1 buồi đi học bơi, con gái chị Hoài đêm hôm đó đã sốt gần 40 độ và phải ra trạm y tế phường nhờ can thiệp lúc nửa đêm. Cũng từ đó, việc học bơi của con chị Hoài cũng gián đoạn vì sợ lại bị ốm.
Những trường hợp như chị Hoài không phải là hiếm gặp hiện nay, nguyên nhân là do các phụ huynh bị gò bó về thời gian. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia việc cho con đi bơi như vậy là phản khoa học và không mang lại hiệu quả cao.
BS Vũ Thị Thu Thủy – Trưởng khoa Khám bệnh và Hồi sức Cấp cứu (Bệnh viện Thể thao Việt Nam) cho rằng, thời gian lý tưởng để cho trẻ bơi lội đó là buổi sáng từ 6 giờ đến 8 giờ sáng, còn buổi chiều là khoảng 17 đến 18 giờ 30 phút. Lý do là trong khoảng thời gian này nước bể sẽ không còn nóng vì ánh nắng mặt trời chiếu xuống. Thứ hai là thời điểm đó khi đi tắm cơ thể con người ít phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, và ánh nắng lúc này không còn gay gắt nữa.
“Các bậc phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ đi tắm vào khoảng thời gian giữa trưa hay khi trời còn nắng gắt, bởi khi đó không những cơ thể bị mất nước, kiệt sức mà còn dễ bị cảm nắng, và nhiều hệ lụy khác đến sức khỏe”, BS Thủy khuyến cáo.
Trước khi cho trẻ học bơi cần tắm trắng làm quen nước. |
Chủ quan với tai nạn nước giật
Một tai nạn hay nói cách khác là sai lầm nữa mà nhiều người đi tắm hoặc đi bơi ở bể bơi rất hay mắc phải đó là tình trạng nước giật. Thậm chí có người khi bị nước giật nhưng không biết mình bị làm sao.
Ví dụ như trường hợp của bạn Đinh Thành Trung khi ra bể bơi Khu Liên hợp thể thao Quốc Gia (Mỹ Đình), vẫn thói quen như mọi khi đó là thay quần áo bơi và nhảy từ trên cầu xuống nước. Tuy nhiên, hôm đó không hiểu vì lý do gì người Thành Trung cứng đơ như kiểu chuột rút toàn thân. Rất may Trung được mọi người ở bể phát hiện kịp thời và tiến hành sơ cứu, sau đó đưa vào Bệnh viện Thể thao để thăm khám lại.
Trao đổi với phóng viên về hiện tượng nước giật khi đi bơi hoặc đi tắm sông, hồ BS Vũ Thị Thu Thủy cho biết, đây là tai nạn và là một dạng ngạt nước thường hay xảy ra. Điều đáng nói tai nạn này không chỉ xảy ra đối với người không biết bơi, mà nhiều người biết bơi nhưng chủ quan nên vẫn bị như thường.
“Đây là một dạng ngạt nước (nước giật, sốc nước) do ngất khi tiếp xúc với nước. Theo đó có 3 dạng thường hay xảy ra tình trạng ngất dưới nước, đó là chấn thương do sức ép vào vùng thượng vị, nhãn cầu và vùng sinh dục. Đôi khi cũng xảy ra trong tình trạng người bơi gập hoặc ưỡn quá mức đốt sống cổ.
Thứ hai là nguyên nhân do nhiệt hoặc chênh lệch nhiệt. Ở nguyên nhân này thì chia thành hai nhóm đó là sốc nhiệt (do nhiệt độ tăng làm giảm mạch, giảm thể tích tuần hoàn) và nhóm thứ hai chính là nước giật (làm co mạch đột ngột, gây tăng đột ngột thể tích tuần hoàn về tim).
Cuối cùng là ngất do do dị ứng, loại này rất hiếm gặp và chủ yếu là những người có bệnh lý bẩm sinh hoặc do quá sợ hãi”, BS Thủy phân tích.
Để đề phòng nước giật, BS Thủy cho biết: “Cách đề phòng rất đơn gian, nhưng mọi người thường hay bỏ qua. Thứ nhất như tôi đã nói ở trên, mọi người không nên đi tắm khi nhiệt độ ngoài trời quá cao. Điều đặc biệt lưu ý là khi đi tắm ở hồ bơi hay ngoài thiên nhiên chúng ta phải tắm tráng (làm quen với nước) trước cho cơ thể thích ứng sau đó mới hoạt động bơi lội. Nếu bỏ qua giai đoạn này, nhảy thẳng xuống vùng nước sâu rất dễ bị nước giật”.
(Theo Eva.vn)
" alt=""/>Kinh nghiệm cho con đi học bơiTheo bài viết, ngày nhỏ, nghe theo lời dậy bảo của mẹ, nickname này cũng từng nghĩ và sống đúng theo quan niệm: đàn ông đích thực đầu phải đội trời, chân đạp đất chứ không đụng vào mấy việc của đàn bà như làm việc nhà, lo vợ chửa đẻ.
Tuy nhiên, quan niệm ấy đã bị thay đổi kể từ khi anh quen vợ và có con gái. “Cô nàng năm nay được 13 tuổi và vừa trải qua kỳ kinh nguyệt đầu tiên trong đời mình” – nickname Nguyenvuhoangnam viết.
Anh này kể:
“Lần đó vợ đi công tác, chỉ mỗi tôi và con gái ở nhà. Ban đêm đang ngủ tự dưng con gái chạy qua gõ cửa phòng tôi hớt hơ hớt hải rồi đưa chiếc quần sịp có những đốm máu loang lổ.
- Ba ơi, con con… Ba xem nè!
Vì đã được vợ huấn luyện thật kỹ chuyện này nên tôi đã xử lý trường hợp này rất gọn gàng” .
“ Đầu tiên tôi trấn an con gái chuyện này là bình thường và sau đó giúp con “dọn” chiến trường thật sạch sẽ vì đã có kinh nghiệm” – nickname này viết.
Ảnh minh họa |
Nhân đây nick name Nguyenvuhoangnam cũng chia sẻ lại các bước cần phải làm trong trường hợp này:
“Trấn an con: Hãy trấn an con chu kỳ kinh nguyệt chỉ là hiện tượng tâm sinh lý bình thường mà bé gái nào cũng trải qua. Kinh nguyệt cho thấy con đã trưởng thành. Phần lớn các bé gái sẽ bắt đầu có kinh lúc 11-14 tuổi nhưng cũng có người khoảng 9-16 tuổi.
Nói cho con biết về kỳ kinh nguyệt: Hãy cho con biết kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài 3-7 ngày. Và kỳ kinh đầu tiên có thể tương đối ngắn vì cơ thể cần thời gian để làm quen và dần đi vào chu kỳ đều đặn.
Bao lâu con sẽ bị hành kinh một lần? Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu ra máu trong tháng này tới ngày đầu ra máu trong tháng tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài 28 ngày nhưng chu kỳ 21- 45 ngày cũng là bình thường. Trong những năm đầu, kinh nguyệt của con thường chưa đều ngay. Có thể phải mất tới 5-6 năm hoặc hơn để chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt: Mang đến cho con một cuốn lịch để bàn và chỉ con cách đánh dấu lại chu kỳ kinh nguyệt của mình lẫn các dấu hiệu nhận biết khi sắp tới tháng như: bụng trướng lên, nổi mụn, hay cáu gắt…
Con cần chuẩn bị những gì cho kỳ kinh đầu tiên?Dặn dò con nên mang theo băng vệ sinh bên người khi sắp đến ngày, điều này sẽ giúp con tránh được sự cố bất ngờ xảy ra và chủ động xử lý tình huống. Đồng thời, nên mang theo một chiếc quần lót bên người để thay nếu thật sự cần thiết.
Con có bị mất nhiều máu không?Khi hành kinh, con sẽ có cảm giác mình bị mất rất nhiều máu, trên thực tế lượng máu đó bằng khoảng 3-5 thìa súp (45-75 ml). Trong những chu kỳ đầu tiên máu thường ra ít và không đều. Máu có thể có màu đỏ, nâu, thậm chí là đen.
Xử lý khi con bị máu chảy ra ngoài quần?Trường hợp con lỡ bị chảy máu ra quần ngoài, con có thể che vết máu bằng một chiếc áo khoác quanh vòng eo, dùng tạm khăn giấy lót vào quần và nhanh chóng trở về nhà. Hoặc bí quá có thể nói với cô giáo, người lớn nhờ trợ giúp.
Để chủ động trong mọi tình huống, tốt nhất nên dặn dò con mang theo băng vệ sinh, quần nhỏ và quần lớn để thay phòng trường hợp bị chảy máu ra ngoài. Những ngày bị nên tránh mặc quần áo sáng màu vì dễ làm lộ vết “bẩn” hơn.
Con nên dùng băng vệ sinh thế nào?Băng vệ sinh được đặt bên trong quần lót. Một số loại băng có "cánh" ở hai bên giúp cố định băng chặt hơn. Con nên thay băng 4-8 giờ một lần, khi băng bị ướt hết hoặc khi con cảm thấy không ổn.
Cuối cùng hãy cho con biết,có kinh là bước ngoặt lớn đánh dấu con sẽ trở thành thiếu nữ, đồng thời bộ máy sinh sản của con đã hoạt động và con đã có thể sinh con nếu có hành động quan hệ tình dục. Do vậy con cần cẩn thận trong việc tiếp xúc với bạn khác giới và biết cách bảo vệ mình”.
Chia sẻ của ông bố Nguyenvuhoangnam đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người. Trong đó, phần lớn các bà mẹ đều dành lời khen ngợi ông bố tâm lý này.
Theo các bà mẹ, đây là những kiến thức vô cùng hữu ích và cần thiết không chỉ cho các ông bố có con gái mà còn cho cả các bà mẹ.
“Ông bố trong bài viết thật tuyệt vời, thế này mới gọi là Soái ca đúng chuẩn chứ” – nickname Codai viết.
Minh Anh
(Tổng hợp từ Webtrertho)
CMC Consulting cũng đồng hành cùng các doanh nghiệp trên hành trình tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí và thu được hiệu quả đầu tư cao nhất nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại và kế thừa kinh nghiệm quản trị được tích lũy từ các doanh nghiệp thành công trên thế giới.
Bên cạnh đó, CMC Consulting còn xây dựng các sản phẩm mới mang thương hiệu CMC và phát triển đội ngũ tư vấn tinh nhuệ, gồm các chuyên gia tư vấn với sự am hiểu sâu rộng về giải pháp ngành.
Không những vậy, công ty cũng tham vọng tạo ra đột phá mới tại thị trường quốc tế với hai mảng Outsourcing (Cung cấp nguồn lực triển khai theo nhu cầu của khách hàng) và Managed Services (Hỗ trợ vận hành sau khi hết thời hạn bảo hành).
Dẫn dắt CMC Consulting trong giai đoạn phát triển mới là ông Hồ Thanh Tùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc. |
Dẫn dắt CMC Consulting trong giai đoạn phát triển mới là ông Hồ Thanh Tùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc. Ông Hồ Thanh Tùng là chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực CNTT với 22 năm kinh nghiệm làm việc tại hãng Oracle, 15 năm là Tổng Giám Đốc Oracle tại Việt Nam và là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Quản trị Doanh nghiệp. Ông đã tham gia vào Ban Lãnh Đạo Tập đoàn CMC từ năm 2017 và hiện giữ chức Tổng Giám Đốc Tập đoàn, đóng góp một phần quan trọng vào thành công của CMC, đặc biệt là Khối kinh doanh Công nghệ và Giải pháp.
Đồng hành cùng ông Hồ Thanh Tùng trong các hoạt động điều phối công ty là bà Nguyễn Hằng Thu - Phó Chủ tịch phụ trách Tư vấn và Triển khai. Bà Nguyễn Hằng Thu gắn bó cùng CMC Consulting từ những ngày đầu mới thành lập, song hành cùng Ban Lãnh Đạo Công ty thành lập một đội ngũ Tư vấn SAP có khả năng xây dựng các giải pháp từ lớn tới phức tạp cho các khách hàng trong và ngoài nước. Trong giai đoạn tới, bà Thu sẽ tiếp tục tập trung vào nhiệm vụ nâng cao năng lực tư vấn cũng như triển khai các giải pháp của CMC Consulting.
Bà Nguyễn Hằng Thu - Phó Chủ tịch phụ trách Tư vấn và Triển khai CMC Consulting. |
15 năm phát triển của CMC Consulting
CMC Consulting tiền thân là Công ty Cổ phần Liên Doanh Ciber-CMC, được thành lập từ năm 2008 dựa trên sự hợp tác giữa Tập đoàn Công nghệ CMC (Việt Nam) và Ciber (Hoa Kỳ). Đến năm 2018, Ciber-CMC trở thành liên doanh giữa Tập đoàn CMC với Approxima của Đan Mạch. Cho tới nay, CMC Ciber duy trì danh hiệu là Đối tác Vàng (Gold Partner) của SAP Việt Nam, là nhà cung cấp uy tín với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn - triển khai giải pháp Quản trị doanh nghiệp.
Dựa trên thế mạnh của Tập đoàn công nghệ CMC, CMC Ciber đã cung cấp thành công dịch vụ Tư vấn và Triển khai cho các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế với trọng tâm chuyên sâu về nền tảng số ERP của SAP.
Đội ngũ nhân sự nhiệt huyết sẽ đưa CMC Consulting trở thành doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số. |
Sau 15 năm thành lập và phát triển, CMC Ciber đạt nhiều thành tựu xuất sắc: Năm 2021 là công ty Việt Nam duy nhất nhận giải thưởng Đối tác xuất sắc của SAP ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản (SAP Asia Pacific Japan Partner Excellence); Liên tiếp 10 năm đạt chứng chỉ PCoE Certification (Partner Center of Expertise) được SAP công nhận, nhằm đảm bảo các quy trình, hệ thống và nhân sự đều đạt chuẩn chất lượng mức dịch vụ cao nhất của SAP (2012-2022).
Với đội ngũ nhân sự gồm hơn 150 chuyên gia tư vấn ERP giàu kinh nghiệm, CMC Ciber đã triển khai thành công nhiều dự án chuyển đổi số cho các đối tác là các tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực Bất động sản và Xây dựng, Viễn thông, Sản xuất, Tài chính Ngân hàng, Bán lẻ,... trong nước và quốc tế.
Phương Dung
" alt=""/>CMC Ciber đổi tên thành CMC Consulting