WhiteHat Contest là cuộc thi thực hành kiến thức an ninh mạng được diễn đàn WhiteHat.vn tổ chức định kỳ hàng quý dành cho các bạn trẻ yêu thích an ninh mạng. Như ICTnews đã thông tin, WhiteHat Contest 11 đã chính thức bắt đầu từ 9h sáng ngày 25/6/2016.
Cũng như các kỳ WhiteHat Contest trước, các đội thi tham gia cuộc thi WhiteHat Contest 11 thi online trên hệ thống WhiteHat WarGame (wargame.whitehat.vn) với hình thức thi CTF Jeopardy (còn gọi là “Cướp cờ”) - một hình thức thi kiến thức chuyên sâu về bảo mật máy tính theo mô hình trò chơi chiến tranh mạng, tập trung vào hai kỹ năng tấn công và phòng thủ mạng máy tính của người chơi. Đây cũng là hình thức thi khá phổ biến trong các cuộc thi về an toàn thông tin. Cụ thể, trong thời gian diễn ra cuộc thi, các đội truy cập vào máy chủ ra đề thi và phải giải các bài tập thử thách thuộc 5 chủ đề: Web Vuln (lỗ hổng web), Reverse (dịch ngược), Pwnable (khai thác lỗ hổng phần mềm), Forensics (điều tra số) và Crypto (mã hóa).
Là lần thứ hai cuộc thi được mở rộng phạm vi cho cả các đội quốc tế tham gia, WhiteHat Contest 11 đã thu hút sự tham gia của 227 đội thi đến từ nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Ba Lan, Mỹ, Trung Quốc… Trong đó, có các đội hiện đang dẫn đầu trên CTFTime (website xếp hạng các cuộc thi an ninh mạng toàn cầu) như p4, Dragon Sector…
Đặc biệt, WhiteHat Contest 11 là lần đầu tiên Ban tổ chức cuộc thi quyết định sẽ trao giải cho cả các đội quốc tế, thay vì chỉ giới hạn cho các đội trong nước như WhiteHat Contest 10. Mặc dù vậy, theo thông tin về kết quả chung cuộc mới được Ban tổ chức chính thức công bố, vượt qua 224 đội thi khác trong đó có nhiều đội quốc tế, ba đội BabyPhD, MeePwn và ISITDTU đều của Việt Nam đã xuất sắc chiếm giữ cả 3 vị trí dẫn đầu cuộc thi.
![]() |
Ngay lúc này bạn đã có thể đặt hàng những chiếc Nexus 5X và 6P rồi chờ đợi trong khoảng từ 2-3 tuần cho sản phẩm 5X và 4-6 tuần cho 6P để được trải nghiệm. Tung hai sản phẩm cùng lúc có cái lợi và cũng có nhiều cái hại. Đặc biệt là khi hai sản phẩm có tính năng và chất lượng khá chênh lệch nhưng giá lại không quá chênh lệch. Điều này có thể nâng tầm một sản phẩm và cũng có thể “dìm chết” sản phẩm còn lại. Liệu Google có đang phạm phải một số sai lầm với 2 sản phẩm này?
Đóng băng tài khoản khi đặt hàng
Đây không phải là vấn đề của những chiếc điện thoại, mà là vấn đề với chính sách bán hàng của Google. Nếu bạn mua sản phẩm trên Google Store, bạn sẽ phải chờ vài tuần và thậm chí là cả vài tháng mới nhận được sản phẩm. Điều này hoàn toàn trái với những gì Google đã cam kết về việc “bạn sẽ không mất tiền” cho đến khi sản phẩm được chuyển đến.
Mặc dù Google không trừ tiền trong tài khoản của bạn như những gì đã cam kết, nhưng công ty này cũng kiểm tra tài khoản của bạn để đảm bảo bạn đủ tiền thanh toán cho món hàng. Thực tế, Google sẽ đóng băng số tiền này trong tài khoản của bạn trong vài ngày (tùy theo tình hình tài chính của chủ nhân). Điều này khiến nhiều người phải chịu một vài khoản phụ phí trước khi khoản đóng băng được hủy bỏ. Một số ngân hàng hoàn lại những khoản phụ phí này, một số khác thì không.
Cáp USB-C
![]() |
Cả hai chiếc Nexus đều hỗ trợ cổng USB-C, đây là lần đầu tiên các thiết bị Nexus hỗ trợ loại cổng này. Chính điều này cũng làm nảy sinh một số vấn đề rắc rối. Thứ nhất là hầu hết những chiếc máy tính để bàn và laptop hiện nay đều hỗ trợ cổng USB loại A, loại hình chữ nhật cỡ lớn chúng ta hay bắt gặp.
2 đầu sạc của cả 2 chiếc Nexus đều là USB-C, điều đó có nghĩa là loại cáp này không chỉ có thể đổi chiều ở phần cắm vào điện thoại mà còn có thể đổi chiều với đầu còn lại. Thế nhưng chiếc Nexus 6P lại được bán kèm theo 2 cáp USB còn Nexus 5X lại chỉ có 1.
Cả hai chiếc Nexus đều sở hữu một cáp USB-C cả 2 đầu, trong khi đó chỉ có chiếc Nexus 6P có thêm một dây cáp một đầu USB-C một đầu USB-A. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn sạc Nexus 5X trong ô tô hoặc ở cơ quan, bạn buộc phải mua một củ sạc riêng hoặc một loại cáp riêng với giá trung bình khoảng 12 USD.
Bộ nhớ 16GB
" alt=""/>5 điều Google đã sai lầm với Nexus 5X và 6P![]() |
02H00 NGÀY 7/7: BỒ ĐÀO NHA - WALES
BỒ ĐÀO NHA
Bị treo giò trận bán kết: Tiền vệ William Carvalho.
Nguy cơ nghỉ bán kết vì chấn thương: Trung vệ Pepe.
Đường vào bán kết:
+ Hòa Iceland 1-1
+ Hòa Áo 0-0
+ Hòa Hungary 3-3
+ Vòng 1/8: Thắng Croatia 1-0 (sau 120 phút)
+ Tứ kết: Hòa Ba Lan 0-0 (thắng penalty 5-3)
Ghi bàn nhiều nhất: Cristiano Ronaldo và Nani (cùng 2 bàn).
Thành tích bán kết EURO: Thắng 1, thua 3.
Trận bán kết EURO gần nhất: Hòa Tây Ban Nha 0-0 (thua penalty 2-4) năm 2012.
Điều thú vị:
+ Bồ Đào Nha vào bán kết mà chưa từng thắng trong 90 phút từ đầu giải.
+ Tiền đạo Cristiano Ronaldo cần 1 bàn thắng nữa để cân bằng kỷ lục ghi 9 bàn trong các kỳ EURO của cựu danh thủ Michel Platini.
WALES
Bị treo giò trận bán kết: Hậu vệ Ben Davies và tiền vệ Aaron Ramsey.
Đường vào bán kêt:
+ Thắng Slovakia 2-1
+ Thua Anh 1-2
+ Thắng Nga 3-0
+ Vòng 1/8: Thắng Bắc Ai-len 1-0
+ Tứ kết: Thắng Bỉ 3-1
Ghi bàn nhiều nhất: Gareth Bale (3 bàn).
Thành tích bán kết EURO: Chưa từng vào trước đây.
Điều thú vị: Đội tuyển Xứ Wales cho đến thời điểm này của EURO 2016 đã ghi 10 bàn thắng sau 59 lần sút, đạt tỷ lệ chuyển hóa thành bàn hiệu quả nhất trong các đội vòng bán kết.
" alt=""/>'Khám' 4 đội vào bán kết EURO 2016