Nghệ sĩ Quang Thái - người đặc biệt ghi dấu ấn với vai Tư Chung - ông chủ Hãng sơn Đông Á trong phim “Biệt động Sài Gòn” vừa qua đời ngày 17/6,ộcsốngriêngtưcủanghệsĩQuangTháinhiềugiantruânlậnđậlịch bóng đá la liga hưởng thọ 83 tuổi. Đây là bộ phim đầu tiên và gần như duy nhất làm về “biệt động thành”, một lực lượng đấu tranh rất đặc thù, gần như chỉ có ở đô thị Sài Gòn từ sau những năm 1961 cho đến thời điểm 30/4/1975. Khi vào vai trùm tình báo Tư Chung, ông đã 45 tuổi nhưng được chọn nhờ gương mặt lai Tây, vẻ ngoài vừa hào hoa vừa dễ gần. Vai diễn trùm tình báo Tư Chung được ông lột tả ấn tượng trên màn ảnh, chinh phục được khán giả.
Cảm xúc của bà như thế nào khi hay tin nghệ sĩ Quang Thái - Trùm tình báo Tư Chung của phim “Biệt động Sài Gòn” qua đời? Tôi nhận được tin anh Quang Thái qua đời khi vừa nhập viện điều trị thoái hoá 3 đốt sống. Nói là bàng hoàng về sự ra đi của anh Thái thì không hẳn bởi tôi biết anh bị tai biến mấy năm nay rồi. Tuy nhiên, tôi thực sự rất buồn vì đó là một mất mát lớn. Vậy là trong dàn nghệ sĩ đóng nhân vật chính của phim, anh Bùi Cường rồi anh Quang Thái đã ra đi, giờ chỉ còn lại mỗi “Ngọc Mai” Hà Xuyên và “Huyền Trang” Thanh Loan. Càng buồn hơn khi biết tang lễ của anh Thái diễn ra vào 21/6 tới nhưng với tình trạng sức khoẻ của tôi ở thời điểm hiện tại thì không thể vào thắp nén hương tiễn biệt anh được rồi. Lần gặp gần nhất giữa bà với nghệ sĩ Quang Thái là từ bao giờ? Như đã kể, tôi biết anh Quang Thái bị tai biến mấy năm nay. Nhiều đoàn phim và truyền hình muốn đến gặp anh để làm phóng sự truyền hình nhưng anh yếu quá nên đành phải huỷ. Cách đây 5 năm, tôi gặp cả anh Thái và vợ anh Thái ở hồ Thành Công (Hà Nội) để tặng anh cuốn tạp chí điện ảnh viết về nhân vật Tư Chung và phim “Biệt động Sài Gòn” thì anh đã đi lại khó khăn rồi. Thời điểm đó anh vẫn nói được và anh rất cảm động khi đã mấy chục năm trôi qua nhưng bộ phim vẫn được khán giả mến mộ, các nghệ sĩ tham gia phim vẫn được quan tâm. Sau lần đó, nghe nói anh bị tai biến nặng hơn nên nằm một chỗ. Mấy lần tôi cũng định đến nhà thăm anh nhưng do sức khoẻ của anh cũng yếu lại có nhiều cái hơi bất tiện nên anh em không gặp được nhau.
Có dịp tôi đi máy bay thì gặp lại Quang Thắng - con trai của anh Thái, tôi có hỏi thăm về sức khoẻ của anh và được cháu Thắng kể qua cho biết. Trước khi bà và nghệ sĩ Quang Thái đóng chung với nhau phim “Biệt động Sài Gòn”, cả hai đã từng quen biết nhau chưa, thưa bà? Có chứ, chúng tôi quen biết nhau từ trước khi đóng chung phim. Vì hồi đó anh Thái thuộc biên chế của Đoàn Kịch nói Trung ương, còn tôi đang công tác ở Đoàn Kịch nói Quân đội. Dù anh em có biết nhau nhưng vì anh Thái hơn tôi mười mấy tuổi nên anh em cũng không thân thiết.Nhắc đến kỷ niệm khi đóng chung phim “Biệt động Sài Gòn” thì nhiều lắm bởi phim quay tới gần 4 năm trời cơ mà. Mặc dù, khi tôi nhập cuộc là đoàn phim đã quay được 1 năm rồi nhưng mà anh em trong đoàn phim sống với nhau vui lắm. Tôi còn nhớ, vì phim quay ở Sài Gòn nên đoàn phim đã bố trí cho chúng tôi ở trong khu tập thể Đồn Ấp. Mùa hè, anh Quang Thái, anh Bùi Cường và tôi đều đưa các con vào đây chơi nên khu tập thể hồi đó như một vườn trẻ vậy, lúc nào cũng rộn ràng tiếng nói cười, cả của người lớn lẫn trẻ em. Trong phim, vai của Ni cô Huyền Trang với vai Tư Chung – ông chủ hãng sơn Đông Á có khá nhiều cảnh cảm động. Bà còn nhớ những kỷ niệm và cảm xúc ngày ấy? Trong phim “Biệt động Sài Gòn”, cảnh chung giữa tôi với anh Thái ít hơn giữa anh Thái với Ngọc Mai (nhân vật vợ giả của Tư Chung). Tuy nhiên, cảnh nào giữa anh em tôi cũng rất cảm động. Đoạn kết, khi Huyền Trang thoát khỏi “lốt” nhà sư để trở lại biệt động thành thực hiện nhiệm vụ cài bom mìn đánh toà Đại sứ, cảnh đó thực sự rất nhiều cảm xúc. Cho đến sau này, khi hai anh em ngồi lại nói chuyện với nhau vẫn thấy rưng rưng. Rồi cảnh Huyền Trang bị bắn chết, Tư Chung phải nén mình lại, bế Huyền Trang đi trong làn bom đạn và lửa cháy ngút trời. Cảnh đó cũng khiến anh em tôi lẫn đoàn phim xúc động lắm. May mà hồi đó tôi còn nhẹ cân nên anh Thái còn bế được, chứ như bây giờ chắc là không ai bế nổi.Bây giờ, ngồi ngẫm lại, tôi thấy chúng tôi thật có duyên bởi vai Tư Chung và vai Huyền Trang trong phim đều là vai để đời của cả hai anh em. Đây cũng là bộ phim đầu tiên và là phim duy nhất cả hai anh em đóng chung với nhau. Và không chỉ có chúng tôi đâu mà các nhân vật do anh Bùi Cường, Hà Xuyên, Thuý An... đều để lại những dấu ấn lớn trong lòng khán giả.
Ngoài đời, bà thấy nghệ sĩ Quang Thái là một người như thế nào? Ngoài đời, anh Thái là một người sống rất ôn hoà, điềm đạm, kiệm lời và khá nội tâm. Anh cũng sống thanh bạch và chừng mực lắm. Thời đó đi đóng phim là vì trách nhiệm và tâm huyết với nghề chứ cát – sê có đáng là bao đâu. Nhiều nghệ sĩ Sài Gòn cảm thấy hơi ngỡ ngàng vì không ngờ nghệ sĩ Hà Nội lại sống thanh bạch đến thế. Cuộc sống riêng tư của anh Thái cũng khá nhiều gian truân, lận đận. Cả hai người vợ của anh đều tên là Yến và đều mất khá sớm. Tuy nhiên, anh Thái có một nét đặc biệt đó là vừa điển trai lại vừa có duyên nên đi đâu cũng được nhiều người yêu quý. Nhiều người tình nguyện chăm sóc anh ấy lắm. Tôi còn nhớ, hồi sống ở Đồn Ấp, anh Thái được một người tên là má Sỹ chăm sóc rất tận tình. Những ngày cuối đời của anh gắn bó với người vợ là một giáo viên. Chị đến với anh cũng xuất phát từ tình yêu thương và lòng mến mộ. Tôi nghe nhiều người kể về sự chăm sóc ân cần và chu đáo của chị dành cho anh trong những ngày anh bị bệnh mà ngưỡng mộ lắm. (Theo Dân trí) 'Trùm tình báo Tư Chung' của phim Biệt động Sài Gòn qua đờiNSƯT Quang Thái, nghệ sĩ kịch nói nổi tiếng ở Hà Nội trong thập niên 1970-1980 đã qua đời vào lúc 21h30' ngày 17/6, hưởng thọ 83 tuổi. |