Nhận định, soi kèo Bangkok United FC vs Nakhon Ratchasima, 18h00 ngày 2/2: Chiến thắng nhọc nhằn
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Estrela vs Benfica, 3h30 ngày 3/2: Đẳng cấp lên tiếng -
Chuyển đổi số hướng đến hình thành hệ sinh thái tài chính sốSở Tài chính Thanh Hóa hiện có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng việc xử lý công việc trên môi trường điện tử. Sở Tài chính hiện có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị CNTT đủ đáp ứng để xử lý công việc trên môi trường điện tử. 100% cán bộ, công chức (CBCC) có máy tính, máy in và các thiết bị CNTT cần thiết khác để phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ. 100% CBCC đã được đăng ký và cấp chứng thư số, chữ ký số chuyên dùng của Ban Cơ yếu Chính phủ để phục vụ cho việc triển khai ký số trong tất cả các công đoạn quản lý văn bản đi, đến và giải quyết hồ sơ công việc. 100% CBCC đã được cấp căn cước công dân gắn chip và đăng ký thành công mã định danh điện tử mức độ 2.
Toàn ngành đã tham gia vận hành, khai thác và sử dụng 9 ứng dụng phục vụ chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính, UBND tỉnh và Sở Tài chính triển khai như: Hệ thống quản lý văn bản đi đến và hồ sơ công việc TD Office; Hệ thống theo dõi nhiệm vụ; Phần mềm quản lý tài sản; Phần mềm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ; Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS)... 100% CBCC tham gia vận hành, khai thác các ứng dụng xã hội số như VNeID, VssID, smartbanking, thanh toán điện tử, mua bán trực tuyến...
Hiện nay, Sở Tài chính đang triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp với tổng số 47 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi chức năng quản lý, thực hiện của sở.
Được phân công chỉ đạo, theo dõi, hỗ trợ các đơn vị: Cục Thuế Thanh Hóa, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Mường Lát, UBND huyện Hậu Lộc, Ngân hàng Nhà nước về công tác triển khai, thực hiện CĐS, Sở Tài chính Thanh hóa đã tích cực phối hợp với các đơn vị để đẩy nhanh tiến trình CĐS và thu được những kết quả tích cực.
Ngành bảo hiểm xã hội, ngành ngân hàng đã tích cực và chủ động thực hiện CĐS, xây dựng hệ thống phần mềm nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành... góp phần tích cực trong thực hiện nhiệm vụ CĐS của ngành.
Ngành hải quan cũng triển khai hiệu quả các hệ thống ứng dụng phục vụ đắc lực cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Kho bạc Nhà nước tiếp tục cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt 100% số đơn vị (trừ khối an ninh quốc phòng); cung cấp thông tin tình trạng xử lý hồ sơ dịch vụ công trực tuyến và biến động số dư tài khoản qua thiết bị điện thoại thông minh.
Đồng thời, Kho bạc Nhà nước thực hiện liên thông giữa hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp sử dụng tại các đơn vị sử dụng ngân sách với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của kho bạc...
Các đơn vị cũng đã thực hiện tốt các hoạt động nhằm duy trì, đảm bảo an toàn thông tin mạng, không để xảy ra sự cố mất an toàn thông tin. Tích cực triển khai các nhiệm vụ, thực hiện CĐS mạnh mẽ trong các lĩnh vực, các đơn vị đã đạt nhiều kết quả tích cực, mang lại nhiều tiện ích, góp phần rút ngắn thời gian làm thủ tục thuế, hải quan, kho bạc, giảm thiểu giấy tờ, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân.
Xác định CĐS là khâu đột phá quan trọng để hiện đại hóa ngành tài chính, mọi hoạt động quản lý nhà nước về tài chính đã và đang được chuyển đổi mạnh mẽ sang môi trường số. Ngành tài chính Thanh Hóa đang nỗ lực xây dựng “cơ quan số” với phương châm “4 không, 1 có”: Làm việc không giấy tờ, hội họp không tập trung; dịch vụ công không gặp mặt; thanh toán không dùng tiền mặt và có số hóa thông tin, dữ liệu.
Tiến hành CĐS thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của sở, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các đầu mối công việc từ môi trường truyền thống sang môi trường số. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Tăng cường công tác tuyên truyền về sử dụng dịch vụ công trực tuyến và bưu chính công ích để CBCC biết và sử dụng. Triển khai thực hiện tuyên truyền về giải quyết TTHC trên môi trường điện tử nhằm giới thiệu các lợi ích khi sử dụng dịch vụ công của sở...
Để đạt được mục tiêu đề ra, Sở Tài chính Thanh Hóa đang xây dựng quy trình nội bộ giải quyết TTHC trình UBND tỉnh ban hành, cập nhật các quy trình điện tử trên hệ thống một cửa điện tử của tỉnh. Số hóa, cập nhật kịp thời, xây dựng hệ thống CSDL thuộc nhiệm vụ, phạm vi quản lý, thông tin các lĩnh vực hoạt động, các văn bản pháp luật, chính sách thuộc lĩnh vực quản lý; thông tin, CSDL trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, của Bộ Tài chính và của Chính phủ.
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị hệ thống họp trực tuyến, hệ thống mạng LAN, máy tính, máy in, máy quét, thiết bị số hóa... đáp ứng yêu cầu CĐS tại Sở Tài chính và đơn vị trực thuộc. Tổ chức số hóa dữ liệu quản lý chuyên ngành tại cơ quan, đảm bảo hoàn thiện hệ thống thông tin chuyên ngành trên nền tảng số hóa và vận hành bởi quy trình số. Tạo lập dữ liệu thống kê phục vụ quản lý số liệu chuyên ngành, tổng hợp số liệu chỉ tiêu kinh tế xã hội toàn tỉnh.
Xây dựng, phát triển CSDL các ngành tài chính đáp ứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa và bảo đảm kết nối, chia sẻ, tích hợp với CSDL của bộ, ngành. Đầu tư trang thiết bị, phương tiện khoa học - kỹ thuật để bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong CĐS, góp phần thúc đẩy hoạt động trên môi trường số...
TheoLinh Hương (Báo Thanh Hoá)
"> -
“Ở Việt Nam, mọi người chưa thực sự quan tâm đến “quyền được chơi” của trẻ em. Đặc biệt những thành phố lớn như Hà Nội, đô thị hóa phát triển khiến khoảng trống vui chơi của các em biến mất. Thay vì cầm trên tay đồ chơi công nghệ, các em cần được ra ngoài để vui chơi và hoạt động thật sự”. Đây là trăn trở của nữ kiến trúc sư Chu Kim Đức. Kiến trúc sư Việt lọt top 100 phụ nữ có ảnh hưởng của năm 2020Kiến trúc sư Chu Kim Đức, người vừa được vinh danh trong top 100 phụ nữ có tầm ảnh hưởng năm 2020 của BBC.
Từ bỏ sự nghiệp riêng để làm hoạt động xã hội
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Chu Kim Đức theo đuổi giấc mơ trở thành kiến trúc sư tại Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, chuyên ngành quy hoạch đô thị. Năm 2004, chị tiếp tục sang Pháp học thạc sĩ về thiết kế sân vườn cảnh quan và khảo cổ học. Trở về nước, cô gái sinh năm 1980 gây dựng riêng cho mình một công ty thiết kế sân vườn.
Sau đó, chị lại chuyển hướng sang học thêm dựng và làm phim nghệ thuật. Cơ duyên đã giúp chị gặp bà Judith Hansen (Mỹ) trong một lần bà ghé thăm Hà Nội để chụp ảnh không gian chơi của trẻ em. Nhận thấy Hà Nội có rất nhiều di tích tham quan đẹp nhưng trẻ em lại không có chỗ vui chơi, bà ngỏ ý tặng một sân chơi cầu trượt hình con rùa cho trẻ em ở khu vực hồ Hoàn Kiếm. Nhưng đề xuất này không được tán thành.
Bà chính là người truyền cảm hứng cho kiến trúc sư Kim Đức phát triển ý tưởng sân chơi cộng đồng cho trẻ em thành phố.
“Một người đến từ nửa vòng trái đất còn nhận thấy sự thiếu hụt về không gian cho trẻ em. Là người Việt Nam, mình muốn làm điều gì đó thật ý nghĩa, thiết thực chứ không nằm lại ở các mô hình. Vì vậy, dự án xã hội xây dựng sân chơi được hình thành.
Tôi chưa bao giờ hối hận khi rẽ ngang từ sự nghiệp cá nhân sang tham gia dự án xã hội này. Đây thật sự là hoạt động ý nghĩa đối với các em nhỏ và cả cộng đồng”, chị Kim Đức bày tỏ.
Trong 6 năm, chị nỗ lực xây dựng hơn 180 sân chơi cộng đồng từ vật liệu tái chế cho trẻ em Việt Nam.
Dự án phát triển sân chơi cộng đồng từ vật liệu tái chế cho trẻ em được chị Đức và các đồng nghiệp trong nhóm Think Playgrounds - TPG lên kế hoạch thực hiện từ năm 2014. Thành công bước đầu của nhóm là mô hình sân chơi phiêu lưu tại Bãi giữa sông Hồng. Sau đó, việc xây dựng sân chơi được nhiều khu phố như Ngọc Hà, Tân Mai,… hưởng ứng.
Từ vật liệu tưởng chừng bỏ đi như vỏ lốp xe, chai nhựa, tấm gỗ thừa đều được chị và các tình nguyện viên thiết kế thành cầu trượt sắc màu, đồ chơi xếp hình bắt mắt,…Sân chơi cộng đồng xây dựng trên tiêu chí tạo nên không gian lành mạnh, bổ ích và có nhiều hoạt động ý nghĩa cho các bé tham gia.
Vượt qua khó khăn ban đầu về kinh phí cũng như ý kiến trái chiều, chị Đức và nhóm TPG vẫn luôn miệt mài với hành trình thuyết phục cộng đồng tiếp nhận ý tưởng xây dựng sân chơi cho trẻ trong khu dân cư. Để gắn bó dài lâu hơn, năm 2016 chị cùng nhóm đăng ký thành doanh nghiệp xã hội. Với số tiền nhận được từ các quỹ tài trợ và bán mô hình sân chơi, chị dùng để duy trì phát triển dự án phát triển sân chơi cộng đồng miễn phí.
"Trẻ em không chơi mà các em đang làm những việc quan trọng"
Ứng dụng những kiến thức sẵn có về kiến trúc, chị Kim Đức luôn chú trọng thiết kế mô hình trò chơi gần gũi, kích thích sự sáng tạo những vẫn đảm bảo an toàn cho các bé. Bên cạnh đó, nhiều mô hình mới mẻ, độc đáo từ quốc tế cũng được đưa vào như sân chơi phiêu lưu, sân chơi tái chế, sân chơi trị liệu, sân chơi low carbon.
Sân chơi phiêu lưu ở bãi giữa Sông Hồng do chị Đức và các cộng sự thực hiện Mỗi loại hình đều mang một ý nghĩa riêng dành cho bé khi trải nghiệm, như sân chơi tái chế giúp bé có ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường, tận dụng lại đồ vật không dùng đến để chơi như dây buộc, rơm rạ, chai lọ. Những thứ tưởng như “rác” lại thu hút các em sáng tạo và chơi một cách thích thú.
Hay sân chơi trị liệu được chị cùng nhóm phát triển trong bệnh viện, góp phần hỗ trợ tích cực cho các bé, giúp các em phấn chấn và vui vẻ hơn trong quá trình điều trị. Còn sân chơi low carbon là ý tưởng cải tạo một không gian công cộng sử dụng các nguyên liệu thân thiện, thải ít carbon nhất như lốp xe, gỗ bạch đàn, vỏ hộp sữa ép thành tấm chống thấm.
Chị Kim Đức luôn chú trọng thiết kế mô hình trò chơi gần gũi, kích thích sự sáng tạo những vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ.
Chị Đức nhận định, nhiều người vẫn cho rằng các em chơi bên ngoài là nguy hiểm. Nhưng sự thật là ngay cả khi đang chơi, trẻ cũng có thể học được nhiều thứ như kỹ năng phản xạ nhanh và nhớ lâu hơn. Thông qua các trò chơi trong sân phiêu lưu, các em còn học được cách bảo vệ bản thân như cách dập lửa hay sử dụng dây thừng để leo xuống đất,… Ngoài ra, việc đào bới, xây đắp góp phần kích thích sự sáng tạo, thỏa mãn được sự khám phá của các em.
“‘Trẻ em không chơi mà các em đang làm những việc quan trọng’, câu nói của nhà giáo dục Montessori luôn khiến tôi ấn tượng”, chị chia sẻ.
Tiếp tục hành trình “giành lại sân chơi cho trẻ”
Nỗ lực bền bỉ với dự án “Giành lại sân chơi cho trẻ” của kiến trúc sư Chu Kim Đức trong suốt thời gian qua tạo ra tác động tích cực. Tháng 11 vừa qua, chị được BBC vinh danh là một trong 100 người phụ nữ ảnh hưởng của năm 2020, ở hạng mục sáng tạo.
Nữ kiến trúc sư cũng cho biết, bản thân khá bất ngờ khi nằm trong danh sách đề cử và được BBC liên hệ phỏng vấn online. Với chị, đây vừa là niềm vui, vừa là vinh dự khi những cố gắng xây dựng sân chơi cộng đồng được nhiều người ghi nhận hơn.
Chị cũng đang ấp ủ kế hoạch kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy “quyền được chơi” cho trẻ em từ thành thị đến nông thôn. Nữ kiến trúc sư kỳ vọng: “Các khu dân cư sẽ nhận ra tầm quan trọng và có phương án để xây dựng cho trẻ không gian vui chơi. Nếu mọi người cùng chung tay, các phương án như play street (chơi trong phố), sân chơi di động, sân chơi tái chế, sân chơi phiêu lưu sẽ càng được nhân rộng hơn nữa”.
Ngọc Linh
Hai nhà khoa học người Việt nhận giải thưởng Noam Chomsky
GS.TS Trần Thị Lý và PGS.TS Trần Xuân Bách là 2 người Việt vừa nhận được giải thưởng Noam Chomsky. Giải thưởng trao tại trụ sở Hiệp hội các nhà nghiên cứu hàn lâm liên quốc gia (Mỹ) vào 7 giờ sáng nay (9/12) theo giờ Việt Nam.
"> -
Theo tiến sĩ Đỗ Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Viết văn - Báo chí (Đại học Văn hóa Hà Nội): "Ngang qua bình minhlà khúc ca bi tráng về những người lính kiên trung, bất khuất ấy ở cả chiều kích rộng lớn, hào sảng, tình yêu Tổ quốc, biển cả, tinh thần quyết tử bảo vệ chủ quyền đất nước lẫn những xúc cảm riêng tư, sâu lắng…
Nhờ đặc trưng bao quát và “ôm chứa” thể loại, bố cục này tạo cơ hội cho tác giả triển khai mạch tư tưởng, cảm xúc và hình tượng trữ tình trong sự phong phú, linh hoạt, uyển chuyển, đan xen giữa chất sử thi và thế sự, hùng ca và bi ca, giữa câu chuyện “thời sự” có tính thời điểm liên quan tới chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa".
Nhà phê bình văn học Hoàng Thụy Anh nhận xét về tác phẩm trong bài viết Trái tim người từ lòng biển vút lên: "Ngang qua bình minhcủa Lữ Mai có 8 chương gọn ghẽ, cô đọng. Chị cấu trúc triển khai tác phẩm theo mô hình khá quen thuộc: Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương. Nhưng, chị đã biết lạ hóa mô hình quen thuộc ấy bằng sự kết hợp nhiều yếu tố song trùng: Thực và mơ, giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa tự hào và đau thương, giữa sự sống và cái chết... Chị sử dụng yếu tố kỳ ảo để tạo dựng cuộc gặp gỡ, trò chuyện 'người đã khuất thức cùng người sống'".
Những câu chuyện về người lính, đàn bà, thiếu nữ, trẻ con… ở Điêu Lương lúc xuất hiện cõi dương, lúc cõi âm, lúc đất liền, lúc ngoài hải đảo, tách biệt và hòa nhập đều hết sức bất ngờ.
Lữ Mai dựng chân dung người lính hải quân không đơn thuần chỉ là những công việc, thử thách mà họ đang hàng ngày đối mặt, mà ở đó, chị còn làm đầy lên thế giới tâm hồn, tình cảm hết sức chân thành của những người lính tuổi đôi mươi.
Trong tương quan với không gian biển, nỗi niềm của họ trở nên thật hơn. Biển được chị nhìn mang giữ sự sống,luôn ôm chứa tình mẫu tử thiêng liêng: “Vòng tay mẹ hãy rộng dài nhấp nhô vỗ về như biển / Đủ cho tất cả chúng con”.
Tác phẩm Ngang qua bình minhcủa nhà thơ, nhà báo Lữ Mai đã dành được nhiều cảm tình của độc giả. Ảnh: SGGP.
“Tôi nghĩ rằng lòng biết ơn và sự tri ân của chúng ta đối với những người lính không bao giờ đủ. Người viết trẻ như tôi, còn nhiều thiếu sót và hạn chế, nhất là đối với một thể loại trường sức, một đề tài cao cả, sâu xa.
Biết vậy, nhưng không thể nào không rung động, trắc ẩn và không cầm bút. Viết, trước hết là cho chính chúng tôi, để thêm trân trọng, biết ơn bao thế hệ những người đã hy sinh phần hạnh phúc riêng tư cho Tổ quốc, cho nhân dân được bình yên”, Lữ Mai tâm niệm.
Chia sẻ về trường ca Ngang qua bình minh, tác giả Lữ Mai cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi viết thể loại trường ca. Lao động sáng tạo bao giờ cũng có nỗi nhọc nhằn riêng, nhưng đối với tôi đó cũng là niềm thăng hoa tuyệt diệu.
Trong thời điểm toàn xã hội căng thẳng, tổn thất vì dịch bệnh Covid-19, đúng giai đoạn “sôi sục” nhất, hoang mang nhất, tôi nhận được những cuộc gọi điện hỏi thăm tình hình đất liền từ các đồng chí bộ đội đang làm nhiệm vụ trên tàu trực và ở đảo xa.
Bấy giờ, tôi chợt nhận ra rằng những người lính của chúng ta cũng đang gánh trên vai những nhiệm vụ cao cả, quan trọng, họ phải từng phút, từng giờ canh giữ chủ quyền biển đảo trong mọi điều kiện hoàn cảnh.
Vậy nhưng, dường như mọi sự quan tâm, chia sẻ và yêu thương đều gửi tới đất liền - nơi không chỉ có gia đình, quê hương các anh, mà có cả chúng tôi, những con người chỉ thoáng gặp trong hải trình ngắn ngủi.
Có một người lính còn mang về cho chúng tôi cát và nước biển khi con tàu anh đi thả neo làm lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, với niềm tin những người nơi đất liền sẽ luôn được sẻ chia, che chở. Kỷ niệm ấy khiến tôi xúc động và quyết định viết tập trường ca mà ý tưởng, hình ảnh đã được ngẫm ngợi, liên tưởng từ trước đó”.
Nhà thơ nói về cảm xúc khi đoạt giải Nobel 2020
Trong bài phát biểu nhận giải Nobel Văn học, nhà thơ Louise Gluck tiết lộ bà "vừa hoảng sợ, vừa vui mừng" khi biết mình đoạt giải văn chương danh giá bậc nhất.
20:32 10/12/2020
"> 'Ngang qua bình minh'