Với ứng dụng Mobile Banking Eximbank EBiz, khách hàng Eximbank - người điều hành doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện việc phê duyệt các giao dịch và quản lý tài chính mọi lúc mọi nơi trên điện thoại di động, máy tính bảng.
Theo đại diện Eximbank, việc Eximbank EBiz nằm trong top các ứng dụng công nghệ số được khách hàng tin dùng và vinh dự đạt giải thưởng Sao Khuê 2024 là phần thưởng xứng đáng cho ngân hàng trong hành trình chào đón kỷ niệm 35 năm thành lập sắp tới.
"Ngân hàng số" là tương lai của ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng, cung cấp dịch vụ chủ yếu, có tính dẫn dắt và định hướng chuyển đổi cả mô hình kinh doanh. Do đó, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Eximbank đã và đang tập trung đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ. Các tính năng nổi trội, mang đến sự tiện lợi cho khách hàng được ngân hàng khai thác và phát triển để phục vụ kịp thời.
Các tiện ích vượt trội của Mobile Banking Eximbank EBiz bao gồm: giao dịch hợp kênh và liền mạch đa nền tảng trên Internet Banking và Mobile Banking; tạo và phê duyệt giao dịch 24/7 mọi lúc mọi nơi; tra cứu, quản lý thông tin tài khoản. Ứng dụng cũng được đảm bảo với bảo mật nhiều lớp bằng sinh trắc học (vân tay, Face ID); xác thực giao dịch bằng Smart OTP in app; tùy chỉnh giao diện theo hướng cá nhân hóa.
Ứng dụng có các tính năng đa dạng: giao dịch chuyển tiền trong và ngoài hệ thống; chuyển tiền chứng khoán, chuyển tiền chi lương, theo lô, thanh toán quốc tế; thanh toán hóa đơn; tiền gửi online; nộp Ngân sách Nhà nước; cài đặt người dùng và quy trình phê duyệt nội bộ; Tạo mã và thanh toán bằng QRcode; nhận tin biến động số dư OTT; tra cứu tỷ giá, lãi suất; truy vấn thông tin giao dịch; nhận sao kê, sổ phụ, giấy báo có chữ ký số của Eximbank…
Giải thưởng Sao Khuê 2024 là động lực để Eximbank không ngừng đổi mới, sáng tạo, đầu tư công nghệ nhằm đem lại những tiện ích, trải nghiệm ngân hàng số khác biệt làm hài lòng mọi khách hàng.
Ngày 26/3/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vinh dự được Citibank trao tặng giải thưởng "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" (USD Payments Straight Through Processing Excellence Award) nhờ tỷ lệ điện đạt chuẩn STP cao và tỷ lệ phát sinh tra soát thấp. Chương trình Giải thưởng thanh toán quốc tế chất lượng cao của Citibank được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh những ngân hàng có chất lượng thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế dựa vào tỷ lệ thực hiện thành công nghiệp vụ với mức độ chính xác đạt từ 98% trở lên. Giải thưởng này là sự ghi nhận chất lượng công nghệ, chất lượng thực hiện thanh toán tự động cũng như sự xuất sắc trong nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên của Eximbank trong suốt một năm qua. |
Vĩnh Phú
" alt=""/>Ứng dụng Eximbank Ebiz được vinh danh giải thưởng Sao Khuê 2024Theo Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ TT&TT), hiện tất cả các bộ, tỉnh đều đã ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần. Tính đến ngày 20/3, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến trên tổng số thủ tục hành chính của cả nước là 80,44%; Hơn 47,7% là tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số thủ tục hành chính.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của người đứng đầu trong việc triển khai chuyển đổi số nói chung và tổ chức cung cấp dịch vụ công trực tuyến nói riêng, Bộ TT&TT mới đây đã đề nghị thủ trưởng các bộ, ngành cùng bí thư tỉnh/thành ủy, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo một số việc để thúc đẩy hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Cụ thể, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương được đề nghị chỉ đạo đơn vị quản trị, vận hành và đơn vị cung cấp giải pháp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, tỉnh phối hợp với Cục Chuyển đổi số quốc gia để kết nối toàn diện hệ thống này với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (Hệ thống EMC) của Bộ.
Bên cạnh đó, chỉ đạo đơn vị quản trị, vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính và các đơn vị có liên quan rà soát, nâng cao chất lượng của hệ thống. Bộ TT&TT dự định tổ chức đánh giá chất lượng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của các bộ, tỉnh trong thời gian từ ngày 5/4 đến ngày 30/6.
Sẽ công bố chất lượng các hệ thống giải quyết thủ tục hành chính năm 2024
Việc đánh giá, xếp hạng và công bố kết quả đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, tỉnh theo định kỳ và đột xuất là một nhiệm vụ của Cục Chuyển đổi số quốc gia, đã được quy định tại Thông tư 21 năm 2023 của Bộ TT&TT về chức năng, tính năng kỹ thuật của hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, ngày 3/4, Bộ TT&TT đã ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh năm 2024. Bộ tiêu chí bao gồm 6 nhóm đánh giá về: Chức năng; Cấu trúc, bố cục; Hiệu năng; An toàn thông tin; Khả năng truy cập thông tin thuận tiện; Kết nối với hệ thống EMC, với tổng điểm là 100.
Kết quả đánh giá chất lượng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương được chia thành 5 mức độ A, B, C, D, E với điểm số giảm dần; trong đó mức A là những hệ thống có tổng điểm từ 90 đến 100; và mức E là các hệ thống có tổng điểm dưới 50.
Cũng nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, trong các tháng đầu năm nay, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục Chuyển đổi số quốc gia đã tiếp tục tập trung đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp để tăng tỷ lệ sử dụng, đồng thời đảm bảo các dịch vụ dễ sử dụng, thân thiện với người dùng hơn.
Song song đó, trong năm nay, Bộ TT&TT còn xây dựng dự thảo đề án trình Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 2024 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đề án này dự kiến sẽ tập trung thúc đẩy công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, đào tạo kỹ năng số về cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp.
Mục tiêu đặt ra cho các bộ, ngành, địa phương về cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong năm 2024 là đưa tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đạt 50%. Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương trên cả nước cần có mức độ hài lòng trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp đạt tối thiểu 90%. |