Lên đến Bệnh viện Nhi đồng 2, em sốc nặng, vẫn không đo được mạch và huyết áp, tiến triển rất nhanh sang suy đa tạng, hôn mê gan. Các bác sĩ khẩn trương lọc máu, thay huyết tương để cứu sống đứa trẻ.
Vậy nhưng nay đã là ngày thứ 6, nhưng chức năng gan thận vẫn chưa có chuyển biến. “Tiên lượng những ca như thế này rất xấu”, bác sĩ Luân nói.
Bàn tay, cánh tay, cổ chân cậu bé đầy vết thâm tím và máu đông đọng lại, dấu vết của những lần lấy ven truyền dịch hoặc lấy máu xét nghiệm. Hình ảnh này đã quen thuộc đến ám ảnh với các y bác sĩ tại Khoa Hồi sức Nhiễm và Covid-19.
Bác sĩ Võ Thành Luân cho biết, phần lớn trẻ mắc sốt xuất huyết nặng phải thở máy, bù dịch, truyền máu, chế phẩm máu liên tục.
“Chỉ một ca sốt xuất huyết nặng nhập viện buổi tối nghĩa là cả đêm thức trắng truyền dịch cho trẻ. Anh em phải đi nhận hồng cầu, tiểu cầu, plasma liên tục đến tận sáng hôm sau. Đỉnh điểm hồi đầu tháng 8, chúng tôi có 4 ca sốt xuất huyết rất nặng cùng lúc thở máy và lọc máu".
Tại Khoa Hồi sức Nhiễm - Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2, có 11 trẻ sốt xuất huyết nặng đang điều trị, khoảng 80% là trẻ béo phì. Khi bù dịch nhiều, cơ thể trẻ có thể phù lên như trái bóng. Một đứa trẻ 50kg có thể tăng lên 70kg.
Bác sĩ Luân lý giải, sốt xuất huyết gây thất thoát huyết tương qua thành mạch. Mạch máu tổn thương giống như ống nước bị thủng lỗ chỗ, khiến nước chảy ra ngoài, bên trong lại thiếu. Trẻ phải được bù dịch cho đến khi mạch máu hồi phục. Việc này có thể kéo dài đến 3-4 ngày nếu trẻ sốc kéo dài, suy gan thận.
Thêm vào đó, kim đụng vào đâu trẻ cũng bị chảy máu tại chỗ, phồng lên một cục máu, từ vai, tay, bẹn đều bầm. Điều dưỡng muốn tìm được ven truyền sẽ rất khó khăn.
"Điều dưỡng cực nhọc nhất vì chăm sóc 1 ca sốt xuất huyết nặng bằng 3 ca sốc nhiễm trùng”, bác sĩ Luân bày tỏ.
Teo cơ, hoảng loạn, phục hồi khó khăn
Nếu suôn sẻ, trẻ sốt xuất huyết nặng có thể hồi phục sau 7 ngày điều trị. Tuy nhiên, khi trẻ nhập viện muộn, biến chứng suy đa tạng, thời gian điều trị có khi dài đến vài tháng. Câu chuyện phục hồi sau đó rất gian nan với bệnh nhi, phụ huynh và y bác sĩ.
Trong giai đoạn điều trị hồi sức tích cực, trẻ được nuôi dinh dưỡng bằng ống nên khi phục hồi, đường ruột phải làm quen lại từ đầu. Do nằm lâu, trẻ bị teo cơ. Cơ hô hấp, cơ vận động đều yếu nên việc cai máy thở, đi lại rất khó khăn. Thêm vào đó, trẻ bị sợ hãi, tâm lý lo lắng.
PGS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ, một cậu bé 8 tuổi đã rất hoảng loạn khi phải cai máy thở. Bệnh nhi nằm hồi sức suốt 3 tháng vì sốc xuất huyết nặng, suy tạng, phải lọc máu, thay huyết tương.
Trẻ thoát chết nhưng các bác sĩ phải kiên trì giúp em cai máy nhiều lần. “Mỗi khi chuẩn bị cai máy, bé lại hoảng loạn, hụt thở, không cho ai đụng vào. Chúng tôi phải mời chuyên viên tâm lý cùng gia đình động viên, tâm sự mỗi ngày, mãi mới thành công", bác sĩ Quang nói.
Hiện nay, dịch sốt xuất huyết tại TP.HCM đang hạ nhiệt. Tuy nhiên, các bệnh viện vẫn tiếp nhận nhiều ca nặng từ một số tỉnh thành chuyển đến. Sốt xuất huyết chủ yếu chuyển nặng ở người già, thai phụ, trẻ béo phì, người có bệnh nền. Tính đến lúc này, TP ghi nhận 18 trường hợp tử vong trong năm 2022.
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước có 190.005 ca mắc, 72 ca tử vong do sốt xuất huyết. So với cùng kỳ năm 2021, số mắc tăng gấp 4 lần, số tử vong tăng 53 trường hợp.
Báo cáo của Google cho thấy, nền kinh tế số tại khu vực ASEAN đã lần đầu tiên chạm ngưỡng 100 tỷ, tăng 72 tỷ USD so với năm ngoái. Kinh tế số tại Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đang tăng trưởng ở mức từ 20 đến 30% mỗi năm. Trong khi đó, hai đại diện dẫn đầu trong khu vực là Indonesia và Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vượt mức 40% một năm.
Thống kê cũng cho thấy, trong năm 2019, Việt Nam sở hữu 61 triệu người dùng Internet. Trung bình người Việt dành 3h12" mỗi ngày cho Internet trên smartphone, chủ yếu để sử dụng các ứng dụng mạng xã hội và truyền thông liên lạc (52%), ứng dụng xem video (20%) và game (11%) và các ứng dụng dùng cho công việc.
Theo đánh giá của Google, Việt Nam cùng Indonesia là hai thị trường bứt phá về kinh tế số so với các quốc gia còn lại trong khu vực. Báo cáo còn cho thấy quy mô nền kinh tế số tại Việt Nam có thể đạt 12 tỷ USD năm 2019 và thậm chí là 43 tỉ USD vào năm 2025.
Google cũng dự đoán kinh tế số Việt Nam sẽ tăng trưởng nóng nhất trong các lĩnh vực gồm thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến, và gọi xe công nghệ.
![]() |
Kinh tế số đang làm thay đổi cơ cấu xã hội và góp phần tạo ra nhiều việc làm mới tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Đông Nam Á đang tự định hình thế giới công nghệ
Đánh giá của Google cho thấy, sự tăng trưởng vượt trội khắp khu vực Đông Nam Á đến từ dòng chảy cư dân trực tuyến mới trong khu vực. Theo thống kê của Google, số cư dân trực tuyến tại 6 quốc gia này đã tăng thêm khoảng 100 triệu người so với 4 năm trước.
Thị trường khách hàng tăng trưởng đã tạo động lực cho các doanh nghiệp trong khu vực. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc giúp những startup “kỳ lân” như Gojek cho đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng các công cụ kỹ thuật số để mở rộng quy mô một cách nhanh chóng.
Thương mại điện tử đang là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Hơn 150 triệu người dân tại khu vực này đang mua những thứ họ cần qua mạng.
![]() |
Thương mại điện tử và du lịch trực tuyến là 2 lĩnh vực được dự đoán sẽ phát triển nóng nhất tại nền kinh tế số Việt Nam. |
Giá trị của ngành thương mại điện tử Đông Nam Á hiện đạt 35 tỷ USD, tăng gấp 7 lần so với chỉ 5 tỷ USD hồi 4 năm trước. Google cũng nhận định rằng, quy mô mảng thương mại điện tử tại đây sẽ chạm mốc 150 tỷ USD vào năm 2025.
Không chỉ thương mại điện tử, thị trường ứng dụng gọi xe công nghệ tại Đông Nam Á cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ. Hiện có tới 40 triệu người gọi xe, đặt thức ăn và sử dụng các dịch vụ khác theo nhu cầu, so với chỉ 8 triệu người vào năm 2015.
Theo Google và Temasek, do là khu vực có nhiều người dùng Internet gắn kết nhất thế giới, Đông Nam Á đang tự định hình các xu hướng công nghệ.
Khi nói đến các dịch vụ như “gọi xe công nghệ” hay giao món ăn, khu vực Đông Nam Á đang tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Nhịp tăng trưởng đó sẽ còn tiếp tục khi một thế hệ mới ngày càng lớn lên và nhiều người dân nông thôn tiếp cận được với Internet.
Theo dự báo của Google, đến năm 2025, nền kinh tế số khu vực ASEAN sẽ tăng gấp 3, chạm mức 300 tỷ USD. Với quy mô này, nền kinh tế số khu vực ASEAN sẽ rút ngắn được khoảng cách với những thị trường phát triển hơn về tỷ lệ đóng góp vào GDP.
Trọng Đạt
" alt=""/>Kinh tế số ASEAN đạt 100 tỷ USD, Việt Nam dẫn đầu khu vựcTS.BS Trần Thị Hồng Thu cho biết, dù nghiện Tiktok chưa được xếp vào bệnh lý tâm thần, tuy nhiên trong quá trình thăm khám, các bác sĩ đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ ở lứa tuổi học sinh được gia đình đưa đến vì “quá mê” Tiktok.
Theo TS Thu, nghiện Tiktok cũng như nghiện chơi game, nghiện Facebook, tức người dùng bị cuốn hút vào thế giới ảo gây hạn chế những kỹ năng khác. Người trưởng thành thì bỏ bê công việc, bỏ ăn, bỏ ngủ để vào mạng, còn học sinh thì lực học giảm sút, không tập trung, giảm chú ý…
“Một vấn đề với những người trẻ bị nghiện internet nói chung và Tiktok nói riêng là ảnh hưởng đến nhận thức, có thể gây hậu quả lâu dài cho tương lai. Trẻ gặp tình trạng này có đặc điểm chung là dáng vẻ lơ ngơ”, TS Thu nói.
TS Thu khuyến cáo, trong xã hội hiện đại, việc cấm đoán trẻ hoàn toàn khỏi các thiết bị điện tử, internet dường như là không thể, nhất là trong bối cảnh các con phải dùng mạng để học online. Bởi vậy, phụ huynh cần xây dựng cho con lối sống lành mạnh, tiếp xúc hợp lý với thiết bị điện tử để tránh tình trạng nghiện mạng xã hội nói trên.
Quỳnh Anh
Một số phụ huynh bày tỏ lo lắng khi tình trạng sốt của trẻ F0 không thuyên giảm dù đã cho uống thuốc hạ sốt và đặt câu hỏi, sốt ở mức độ nào cần liên hệ cơ quan y tế.
" alt=""/>Bé lớp 1 nghiện quay Tiktok, gia đình hốt hoảng đưa con đi khám tâm thần