当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Radnicki 1923 vs OFK Beograd, 22h59 ngày 3/2: Xây chắc top 8 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Gloria Buzau vs Botosani, 21h00 ngày 4/2: Chủ nhà thắng thế
Càng lớn tuổi, khả năng sinh sản của cả hai giới sẽ càng giảm. Vì vậy, mỗi người cần có kế hoạch cân đối thời gian cho sự nghiệp và lập gia đình, sinh con để không bỏ lỡ "thời điểm vàng" mang thai và sinh con.
Với nữ giới, theo bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP HCM, tuổi tác ảnh hưởng đáng kể đến khả năng có con. Tất cả phụ nữ sinh ra đã có một số lượng trứng giới hạn. Càng lớn tuổi, số lượng và chất lượng trứng càng giảm dần theo thời gian. Cơ hội có thai cao nhất của phụ nữ là trong khoảng 20 tuổi cho đến đầu những năm 30 tuổi.
Khả năng sinh sản của phụ nữ đã bắt đầu giảm ngay từ tuổi 27 và giảm nhanh sau tuổi 35. Khi đó tổng số noãn ở hai bên buồng trứng cũng như chất lượng noãn sẽ suy giảm. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng tốt nhất người phụ nữ nên có thai ở độ tuổi dưới 30. Nếu trễ hơn, hãy cố gắng có con trước 35 tuổi. Bên cạnh đó, nếu sau 6 tháng cố gắng mà chưa có thai, nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt để kịp thời sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản (nếu cần).
Theo thống kê tại các đơn vị thụ tinh trong ống nghiệm trên toàn thế giới, tỷ lệ có thai giảm từ 50% ở phụ nữ dưới 30 tuổi xuống còn 10% ở phụ nữ trên 40 tuổi và dưới 1% ở phụ nữ trên 45 tuổi, tính theo tất cả nguyên nhân gây hiếm muộn. Khi người phụ nữ khoảng 45 tuổi, họ chỉ còn ít hơn 5% cơ hội thụ thai và hơn 70% sẩy thai ngay cả khi đã thụ thai thành công với trứng của mình.
Chiếc áo buộc dây cổ chết người mọi đứa trẻ đều sở hữu
Chiếc áo này là mặt hàng nguy hiểm và đã bị Ủy ban an toàn hàng tiêu dùng Hoa Kì yêu cầu thu hồi lại. Vậy rốt cục nguy hiểm đến từ đâu?
Điểm mấu chốt nằm ở hai sợi dây trên mũ của chiếc áo. Theo quy định ở Mỹ, các loại áo dành cho trẻ từ 2-12 tuổi hoàn toàn không được có dây rút. Bởi vì trẻ có nguy cơ tử vong khi mặc áo loại này - các sợi dây bị mắc kẹt vào các thiết bị có thể khiến trẻ bị siết cổ.
![]() |
Hầu hết mọi đứa trẻ đều sở hữu chiếc áo kiểu này trong tủ. |
Tháng 01/2007, một bé gái 4 tuổi ở Quảng Tây khi đang chơi cầu trượt thì sợi dây trên mũ bị mắc kẹt lại trên khe của chiếc cầu trượt, sợi dây bị thắt lại quấn quanh cổ làm bé bị nghẹt thở đến chết.
Năm 2011, tại Giang Tây, một cậu bé ba tuổi cũng bị dây áo từ phía sau xiết chặt cổ và tử vong.
Ngày 5/11/2012, một em bé ở Đông Quan mặc loại áo này cũng thiệt mạng vì những sợi dây khi chơi cầu trượt.
Tháng 09/2013, tại huyện Thái Khang tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, một em bé 3 tuổi cũng bất hạnh ra đi, nguyên nhân cũng vì sợi dây quái ác đó.
![]() |
Theo như thực nghiệm, khi các bé chơi và vô tình làm chiếc dây áo bị mắc kẹt lại ở cầu trượt. Lúc này thì cơ thể bé như bị treo lơ lửng và chiếc dây áo trở thành chiếc dây treo cổ thít chặt lại. Trong thực tế, các tổ chức mô và cơ của trẻ em ở độ tuổi này vẫn chưa được phát triển, vì thế nếu như khí quản bị kẹp lại thì sẽ rất nhanh chóng bị nghẹt thở, chưa đầy 1 phút đã có thể bị hôn mê và mấy phút sau thì tử vong.
Ngoài ra khi trẻ nhỏ đi các phương tiện giao thông, ví dụ như lên xuống xe và đóng mở cửa thì mặc những chiếc áo có dây như vậy cũng ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ. Vì chiếc dây có thể bị kẹt lại khi trẻ lên xuống xe.
![]() |
Trước khi các tiêu chuẩn về loại áo này được đưa ra ở Việt Nam và các nước châu Á, các phụ huynh Việt hãy chú ý đến vấn đề này, tuyệt đối không để các em nhỏ dưới 6 tuổi mặc loại áo như vậy để tránh xảy ra những chuyện thương tâm như ở trên.
Bao bọc chân tay trẻ sơ sinh gây nguy cơ hoại tử
Thông thường, từ trước đến nay theo kinh nghiệm chăm sóc con của các bà các mẹ, trẻ sơ sinh thường nhanh mọc móng tay, vì thế, nên sử dụng bao tay, chân để bảo vệ bé, đề phòng bé tự mình cào vào mặt. Tuy nhiên, nếu mẹ không cẩn thận, những chiếc bao bọc tay, chân này có thể khiến con bị sưng tay, hoại tử thậm chí tháo khớp tay như có trẻ đã từng bị.
![]() |
Đầu tháng 6/2016 vừa qua, bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM cho hay nơi đây vừa tiếp nhận xử trí một trường hợp bé nhũ nhi bị cọng chỉ siết chặt dẫn đến hoại tử ngón tay.
Đó là bé T.N.Y (45 ngày tuổi). Trước đó, bé Y. được chuyển đến cấp cứu trong tình trạng quấy khóc, riêng ngón trỏ và giữa của bàn tay trái bị thâm tím, sưng tấy, bắt đầu hoại tử do thiếu máu nuôi lâu ngày.
Người nhà của bé cho biết hằng ngày dù bé được người nhà chăm sóc lau rửa vệ sinh thân thể nhưng ít chú ý đến tay chân vốn được che kín trong bao. Khi thấy bé khóc quấy không ngủ cả đêm, người nhà kiểm tra tháo bao tay ra thì phát hiện 2 ngón tay sưng tấy, tím đen do 1 cọng chỉ của bao tay tưa ra quấn siết chặt mà không hay biết.
![]() |
Theo PGS TS Nguyễn Tiến Dũng - Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, bác sĩ đã gặp trường hợp trẻ đeo bao tay lâu ngày, bàn tay đứa bé cứ nắm chặt. Bố mẹ khi rửa ráy cho con đã không mở bàn tay ra, khiến vi khuẩn tích tụ làm bàn tay trẻ bị viêm nhiễm, các đường chỉ vân tay sâu hóm, đóng vảy...
Do đó khi cho trẻ mang bao tay, bao chân cần hết sức cẩn trọng vì ngón tay của trẻ nhũ nhi rất nhỏ và mềm, mạch máu càng nhỏ hơn, chỉ một vật chẹn lấy hoặc tì đè ngón quá lâu là rất dễ xảy ra hoại tử đầu ngón (nhất là khi trẻ quấy khóc cần kiểm tra kỹ bao chân bao tay trẻ ngay để xử trí kịp thời nếu sợi chỉ tưa siết một ngón chân, ngón tay của trẻ.
Dép nhựa Crocs mê hoặc hàng triệu phụ huynh
Dép Crocs - dép nhựa có quai sau di động và đục nhiều lỗ bên trên là loại dép vô cùng phổ biến trong những năm gần đây, đặc biệt là với trẻ em. Kiểu dáng ngộ nghĩnh, màu sắc đa dạng và cảm giác thoải mái là lí do nhiều ông bố bà mẹ chọn mua loại dép này cho con mình. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, loại dép này có nhiều tác hại nếu đi chúng quá lâu.
![]() |
Bác sĩ Megan Leahy, một bác sĩ chuyên chữa các bệnh về chân tại Viện Xương khớp Illinois (Mỹ) đã trả lời tờ Huffington Post:
“Dép Crocs không thích hợp để có thể đi suốt cả ngày. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự khi chúng ta đi dép xỏ ngón vì những loại dép này thiếu bộ phận an toàn ở gót chân. Khi phần gót chân không vững, các ngón chân sẽ có xu hướng bấu chặt lấy dép , điều này có thể dẫn tới tình trạng viêm gân dây chằng, nguy hiểm hơn nữa có thể dẫn tới biến dạng ngón chân, các vấn đề về móng chân, chai chân.”
Ngoài ra, đã có nhiều trường hợp tai nạn thang cuốn xảy ra khi trẻ đi dép nhựa dẻo dáng crocs. Kiểu dép này rất dễ bị kẹt vào thang cuốn do phần đầu dép dài và tương đối mềm. Bé có thể để dép quá sát cạnh thang cuốn, từ đó dép có thể bị trượt, ma sát và có nguy cơ gây tai nạn cuốn chân vào thang.
![]() |
Bé 2 tuổi máu chảy đầm đìa vì đôi dép được bán phổ biến
Lisa Connor, một bà mẹ 26 tuổi đến từ Blackpool, Anh đã chia sẻ một bức ảnh kinh hoàng khiến cư dân mạng hoảng hốt: con gái mới 2 tuổi của chị bị những vết thương đau đớn và máu chảy ròng ròng trên chân ngay sau khi đi đôi xăng-đan mẹ mới mua được 30 phút. Đôi xăng-đan màu hồng đáng yêu tưởng chừng sẽ là món quà sinh nhật ý nghĩa cho cô bé Esmé Connor nhưng không ngờ lại trở thành đồ vật nguy hiểm chết người.
![]() |
“Esmé đau đớn vô cùng. Tôi không thể tưởng tượng được tại sao lại xảy ra chuyện này khi mà con bé mới xỏ đôi dép trong vòng nửa tiếng. Máu chảy khắp mắt cá chân và bàn chân con bé. Con bé khóc không ngừng. Đương nhiên là giày dép mới mua về có thể hơi cứng và khó đi ban đầu nhưng đến mức như thế này thì thật là không hiểu nổi.” – mẹ của bé Esmé cho biết.
![]() |
“Tôi rất thất vọng vì tôi vẫn mua trang phục ở cửa hàng này thường xuyên. Tôi nghĩ rằng họ không nên bán những sản phẩm như thế này nữa. Đôi dép được làm bằng nhựa dẻo nên tôi cũng không biết nguyên nhân con bị chảy máu và đau đớn như vậy là do đâu. Vết cắt đau nhất là ở dưới xương mắt cá chân của con bé.”
Người đại diện của cửa hàng nơi chị Lisa mua đôi dép cho biết: “Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì vụ việc này và chúng tôi đang xem xét lại một cách nghiêm túc. Hiện cửa hàng đang thu hồi lại tất cả các đôi dép loại này đang được bày bán trên thị trường để điều tra chi tiết”
(Theo Khám phá)Điểm mặt loạt quần áo “sát nhân” mẹ Việt hồn nhiên cho con mặc mỗi ngày
Có nhà nhưng ngủ chợ
Chúng tôi đứng rất lâu trước căn nhà số 1632/29/4 đường Huỳnh Tấn Phát (KP.4 Thị trấn Nhà Bè, H. Nhà Bè TP.HCM). Tấm biển nhà tình thương hiển hiện trên bức vách đã bạc màu và loang lổ. Vài chiếc quần treo lủng lẳng cạnh cửa sổ đóng kín đầy bụi và ẩm mốc. Con hẻm không rộng nhưng cũng đủ thoáng. Chiếc võng được đặt ngay trên hẻm trước mặt nhà kèm theo những vật dụng linh tinh khác.
![]() |
Phía trước nhà ông Đặng |
Bước vào bên trong. Nền nhà quá bẩn. Đồ đạc dụng cụ vứt tứ phía. Trên vách, những tấm ảnh đã ngả màu. Đây là phòng khách của căn nhà. Một cô gái thấy chúng tôi bước vào lặng lẽ bỏ ra ngoài. Thêm một chiếc võng còn mới được đặt ngay ngắn giữa phòng. Dưới võng là quần áo, lon nước giải khát và rác rến. Bên cạnh võng, một nồi cơm điện đậy kín nắp.
![]() |
Phòng khách |
Tiếp tục ra phía sau. Phòng ngủ. Căn phòng nhỏ hẹp, ánh sáng tù mù. Mùi tanh tưởi xông lên mũi khiến chúng tôi rùng mình. Đảo mắt quanh phòng, phòng trống, không có vật dụng.
Có tiếng động. Chúng tôi nhìn về hướng phát ra. Dưới nền nhà, trên sạp gỗ lót tấm chiếu rách, một phụ nữ lõa lồ nằm bất động. Đầu và mình chị nằm trên khô. Riêng đôi chân nhúng hẳn vào vũng nước sình quá bẩn. Đặc biệt, một chân chị bị xích bằng sợi xích sắt ...
"Nó là con gái út của tui đó", ông Mai Văn Đặng (60 tuổi) chủ nhà từ sau nói vọng tới. Ông cho biết thêm, con ông tên Mai Thị Kim Tân, 26 tuổi bị bệnh tâm thần từ nhiều năm nay, gần đây trở nặng nên phải xích lại...
![]() |
Nhà bếp |
Ông Đặng là người dân cư ngụ tại khu vực này từ rất lâu. Gia đình ông vốn là gia đình lao động làm mai ăn chiều. Chợ Phú Xuân gần nhà ông là nơi cả gia đình ông mưu sinh. Hiện nay, mỗi ngày cả ông và bà đều làm công cho những tiểu thương tại chợ. "Cũng may, làm gần nhà thỉnh thoảng còn về thăm chừng con bé", ông bày tỏ.
Nhìn người con gái nằm thiêm thiếp trên nền nhà chúng tôi không sao cầm lòng được.
Nhà ông Đặng có 7 người gồm ông bà, 3 con gái và 2 cháu ngoại nhưng không có chiếc giường nào trong nhà. Có thể họ ngủ dưới đất ? Không thể, vì nền nhà quá bẩn và chật chội. Nghĩ mãi chưa có câu trả lời...
Dường như đoán biết, ông Đặng mỉm cười nhỏ nhẹ : "Nhà như thế làm sao mà ngủ. Nhờ gần chợ, tối nào cha con cũng kéo nhau ra chợ tìm những sạp trống trèo lên đó mà ngủ. Chỉ một người ở nhà nằm trên võng để theo dõi diễn biến. Như thế mà đã nhiều năm trôi qua rồi đấy ...
Bệnh nhân tâm thần vẫn là con người
"Anh biết cái vũng trong nhà vì sao mà có không ?", ông Đặng hỏi và không đợi chúng tôi trả lời. Ông nói tiếp, con bé Tân đó. Bị bệnh tâm thần từ nhỏ thỉnh thoảng nó vẫn lên cơn. Một ngày vào năm 2013 nó bỏ nhà đi từ 2g sáng đến chiều mới về. Cứ thế, ngày nào cũng đi. Thức ăn ai cho cũng không ăn vứt đi rồi tìm bới ở những nơi bẩn thỉu để có cái ăn.
Được một thời gian nó thuyên giảm phần nào bớt đi và "hiền" hơn. Đến cuối năm 2015 bệnh nó trở nặng. Ngày nào cũng vậy cứ chiều đi đêm về, tinh thần rối loạn ...
![]() |
Bà Đặng bên con |
Nhìn con như thế làm cha làm mẹ ai chịu nổi ? Chúng tôi tìm cách xích cháu lại cho ở hẳn trong phòng. Thế là la hét đập phá. Trong phòng không có cái gì còn nguyên vẹn. Thậm chí nền nhà nó cạy lên một mảng lớn. Gạch thì nó đập vỡ vụn. Còn lại cát trên nền nó hốt tung lên khắp phòng.
Căn nhà này là nhà tình thương được chính quyền địa phương xây cho từ năm 2003 với diện tích 3,5mx9,5m đến nay đã xuống cấp. Một phần do thời gian, nhưng phần chính xuống cấp là do con tôi phá phách quá. Ông đưa chúng tôi đi quanh nhà. Căn nhà rệu rã lắm rồi.
![]() |
Chân chị Tân bị xích |
Gia đình chúng tôi rất nghèo. Thu nhập của cả 2 vợ chồng nhờ làm công ngoài chợ mỗi ngày chưa đến 100.000đ nhưng phải lo cho mấy miệng ăn. Cũng may, bà con chòm xóm và chính quyền địa phương giúp đỡ nhiều nên cũng qua được khó khăn.
Cái lo nhất của tôi bây giờ là cháu Tân. Bệnh tình càng ngày càng nặng. Cháu la hét, phá phách làm kinh động cả xóm...
![]() |
Nỗi lòng người cha |
Chị Lê Phương Khanh, cán bộ xóa đói giảm nghèo UBND thị trấn Nhà Bè thừa nhận những khó khăn mà gia đình ông Đặng chịu đựng bấy lâu nay.
Chị cho biết, chính quyền rất "để ý" đến gia đình này, đã có những trợ giúp nhất định. Các đoàn thể trong địa phương vẫn thường xuyên đến thăm viếng giúp quét dọn nhà cửa làm vệ sinh chung quanh.
Chị Khanh cho biết thêm, gia đình ông Đặng là gia đình khó khăn nhất của thị trấn nên rất được quan tâm giúp đỡ.
Tiếp xúc với ông Lê Bảo Lộc, phó chủ tịch UBND thị trấn được ông cho biết :"Hiện nay chúng tôi đã hoàn tất thủ tục để đưa chị Tân về Trung Tâm bảo trợ xã hội TP. Hồ sơ đã trình UBND Huyện và chỉ còn chờ quyết định của cấp trên. Sau khi chị Tân được đưa đi chữa bệnh, chúng tôi sẽ có kế hoạch xây lại căn nhà cho ông Đặng để gia đình có nơi chốn trú ngụ."
Bệnh nhân tâm thần cũng là con người. Nhìn cảnh chị Tân trú ngụ ở nhà, chân chìm trong nước bẩn, mình nằm trên chiếu rách xót xa vô cùng. Cũng mong những việc làm đầy ắp tính nhân văn của UBND Thị trấn Nhà Bè sớm thành hiện thực ...
Trần Chánh Nghĩa
Nhận định, soi kèo Al Sadd vs Al Ahli Saudi, 23h00 ngày 3/2: Khác biệt động lực