Nhận định, soi kèo Greenock Morton vs Partick Thistle, 22h00 ngày 31/12: Đôi ngả chia ly...
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Arema FC vs Madura United, 19h00 ngày 24/4: Tưng bừng bàn thắng
Các công đoạn cơ bản để ra đời cuốn sách đặc biệt bao gồm: Đánh giá cuốn sách cần được đóng (tình trạng, thông số, cách làm), dỡ sách, tạo dựng cấu trúc, bọc bìa, trang trí. Hiện nay, nhiều cuốn sách được đóng từ thời Trung cổ vẫn được gìn giữ, tuy nhiên đã được phục chế bởi sách cổ hay bị mất gáy. Một trong những cuốn sách được đóng thủ công lâu đời nhất, nổi tiếng nhất là quyển Thánh kinh đầu tiên của Hà Lan.
Tại Việt Nam, đóng sách thủ công không phải nghề được coi là truyền thống mà bắt nguồn từ các nước châu Âu và Trung Đông, du nhập vào Việt Nam bởi người Pháp. Trải qua chiến tranh và nhiều yếu tố khách quan khác, nghề này đang mai một dần. Hiện tại trong nước vẫn rất hiếm, thậm chí là không có người thợ nào đạt tới trình độ hoàn thiện theo yêu cầu khắt khe của kỹ thuật đóng sách thủ công truyền thống. Ngoài ra, nguồn tài liệu và đồ đạc dụng cụ về ngành nghề này cũng rất hạn chế.
Vậy một ngày làm việc của một bookbinder (thợ đóng sách) như thế nào và các công đoạn cơ bản khi hoàn thiện sản phẩm sẽ ra sao để có thể tạo ra cuốn sách độc bản với giá gấp nhiều lần sách thông thường?
Anh Trần Trung Hiếu - thợ đóng sách với 6 năm kinh nghiệm cho biết, hiện nay sách thủ công ở Việt Nam được thiết kế và sản xuất trên nhiều chất liệu, như bìa sách được làm từ vải đũi tơ tằm dệt thủ công và họa tiết thêu tay, từ vải thô bố cao cấp không sờn và ép nhiệt cao tần; từ giấy trúc chỉ - một nghệ thuật mới được sáng tạo; từ lụa thủy ấn và nhiều nhất là từ da.
Các công đoạn cho ra đời cuốn sách đặc biệt bao gồm: Đánh giá sách cần được đóng (tình trạng, thông số, cách làm), dỡ sách, tạo dựng cấu trúc, bọc bìa, trang trí. Trung bình, thợ mất khoảng 1 tuần làm việc để hoàn thiện một cuốn sách cơ bản. Còn với sản phẩm phức tạp hơn trong trang trí và thiết kế phải vài tuần, có khi vài tháng mới xong. Đây là một “thử thách” không nhỏ với những bạn trẻ đang có hứng thú muốn học nghề đóng sách thủ công, bởi nếu không thực sự đam mê và kiên nhẫn sẽ rất khó theo đuổi.
Để theo đuổi nghề mang tính 'hàn lâm' như đóng sách thủ công này bắt buộc phải có lòng kiên trì, sẵn sàng hy sinh. Anh Lê Đức Anh, thành viên xưởng Sao Bắc chuyên đóng sách thủ công, được nhiều đơn vị như Nhã Nam Books, Omega+ Books... đặt hàng làm sách độc bản, giới hạn cho biết: “Hiện có nhiều bạn trẻ đã tìm hiểu về làm sách thủ công và muốn thử, nhưng đa số phân vân về lựa chọn vật liệu. Thực tế, dễ tìm và dễ sử dụng nhất để mọi người có thể thực hành ngay việc làm một cuốn sách, cuốn sổ tay cho mình tại nhà mà chưa cần đi quá sâu vào tìm hiểu về nghề đóng sách thủ công là các loại vải canvas, vải bố, vải jean. Ở mức độ chuyên nghiệp hơn cần một số vật liệu chuyên dụng như các loại vải đã được bồi sẵn giấy, keo, các loại da”.
"Muốn theo đuổi nghề mang tính 'hàn lâm' như đóng sách thủ công thì bắt buộc phải có lòng kiên trì, sẵn sàng hy sinh. Thêm nữa là phải có đầu óc nhạy bén và khả năng học hỏi không ngừng", anh Lê Đức Anh cho hay.
Còn theo anh Trần Trung Hiếu, khó khăn lớn nhất khi tìm hiểu nghệ thuật đóng sách thủ công là thiếu nguồn tài liệu tiếng Việt, không có những người thầy giàu kinh nghiệm để truyền nghề và đa số dụng cụ chuyên nghiệp phải nhập khẩu.
“Các bạn trẻ, hoặc như tôi lúc mới vào nghề còn là sinh viên thì càng khó khăn hơn bởi dụng cụ chuyên dụng rất đắt tiền. May mắn là vốn liếng tiếng Anh của tôi khá tốt, đủ để tiếp cận tài liệu hướng dẫn về đóng sách của nước ngoài”, anh Trần Trung Hiếu nói thêm.
Tuy nhiên, chính những khó khăn ấy lại làm anh cảm thấy hứng thú hơn với nghề khi mỗi ngày học được thêm một điều mới, có thêm hiểu biết về nghệ thuật đóng sách mình theo đuổi.
"Điều thú vị với tôi khi đóng sách thủ công là không có cuốn nào làm giống nhau, và qua mỗi lần làm đều rút ra được những bài học mới mẻ. Đồng thời, bản thân tâm đắc với các cuốn sách tự thiết kế, mang bản sắc riêng", anh Hiếu bày tỏ.
Hiện tại, Trần Trung Hiếu làm việc tại xưởng đóng sách Sao Bắc. Bên cạnh việc làm những cuốn sách mang tính độc bản, anh còn hợp tác cùng Nhã Nam Books thực hiện những ấn bản sách đặc biệt số lượng lớn với mong muốn đưa những tác phẩm đóng thủ công tiếp cận nhiều hơn với độc giả, khơi gợi sự hứng thú của giới trẻ.
Họa sĩ Trần Đại Thắng chia sẻ: “Thị trường ô tô cũng có phiên bản phổ thông và phiên bản cao cấp. Có xe vài trăm triệu đồng nhưng cũng có loại tới hàng chục tỷ đồng. Vậy tại sao thị trường sách không có quyền đa dạng với những ấn bản đặc biệt cho khách hàng đam mê? Tôi tin rằng, nếu đủ năng lực đáp ứng nhu cầu các ấn bản đặc biệt sẽ góp phần nâng tầm sách Việt”.
Trưng bày gần 30 ấn bản sách đẹp, đặc biệtGần 30 ấn bản sách đẹp được trưng bày, là các tựa sách được thực hiện trong 3 năm qua, đánh dấu bước phát triển mới trên chặng đường làm sách thủ công của Đông A." alt="Đằng sau những cuốn sách đặc biệt được đóng thủ công" />Bộ sách 'World of Science - Làm bạn với khoa học'. World of Science - Làm bạn với khoa họcdành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên, gồm 10 cuốn, mỗi cuốn bao hàm một chủ đề: Loài chim, thực vật và nấm, côn trùng, sinh vật thuỷ sinh, cơ thể người, động vật trên cạn, bò sát và lưỡng cư, kỳ quan thiên nhiên, cách vạn vật vận hành.
Mỗi chủ đề giải đáp cho những câu hỏi về thế giới xung quanh, được thể hiện dưới dạng các tình huống tương tác, hỏi đáp giữa các nhân vật truyện tranh như: Tại sao ta phải khám răng?, Tại sao nói "kì da ra đất"?, Tại sao ta lại bị chuột rút?...
Bộ sách cũng có nhiều chi tiết mang tính phiêu lưu của các nhân vật giả tưởng, các hình ảnh minh hoạ nhiều màu sắc, kích thích trí tưởng tượng.
Nội dung các tập sách được kết nối với giáo trình khoa học bậc tiểu học của Singapore và chương trình giảng dạy khoa học tiểu học được sử dụng ở hơn 160 quốc gia của Đại học Cambridge (Anh).
Sách 'Vòng đời' giúp thêm yêu thiên nhiên, khám phá khoa họcSách 'Vòng đời' (Zenbooks, NXB Dân trí) giúp mỗi cá nhân mở rộng vốn hiểu biết về khoa học, khơi gợi cảm hứng yêu và khám phá thiên nhiên." alt="Tìm hiểu về khoa học qua truyện tranh từ Singapore" />Sau một thời gian, ông quan sát thấy một hiện tượng lạ trong nền giáo dục Brazil: sinh viên có thể trả lời các câu hỏi lý thuyết trong sách rất nhanh, nhưng nếu giữ nguyên bản chất câu hỏi và thay đổi một số ngôn từ và ngữ cảnh thì họ... hoàn toàn bối rối.
Một lần, Feynman hỏi "làm sao đo được mức độ phân cực của ánh sáng khi chiếu vào một dung môi khúc xạ", các sinh viên hàng đầu trong lớp có thể nhanh chóng tính toán chính xác góc phân cực của ánh sáng.
Tuy nhiên trong một lần khác, khi ông hỏi "đứng ở góc độ nào để quan sát được góc nắng phản chiếu trên mặt nước biển?" thì không ai trả lời được. Feynman nhận ra sinh viên học thuộc lòng công thức nhưng không hiểu khái niệm "dung môi khúc xạ" hàm chỉ những môi trường như nước, hay cụm từ "phân cực ánh sáng" tương ứng với góc phản chiếu của ánh sáng mà mắt thường quan sát được.
Ngoài việc không hiểu và không thể áp dụng công thức được dạy, Feynman nhận thấy không sinh viên nào đặt câu hỏi trong lúc ông giảng bài. Sau này một học trò chia sẻ với Feynman rằng "việc đặt câu hỏi chỉ khiến các bạn khác trong lớp coi thường bởi nó cho thấy tôi chưa hiểu vấn đề và đang làm phí thời gian của cả lớp".
"Hoàn toàn không có một nền giáo dục khoa học được giảng dạy ở Brazil. Học sinh được đào tạo để nhớ từng công thức trong sách giáo khoa cho các kì thi, nhưng các em không được dạy để tự khám phá, thử sai để hiểu bản chất các hiện tượng khoa học", Richard Feynman nhận xét khi phát biểu với Hội đồng Giáo dục Brazil.
Quay lại với hiện tại 2024. Apple vừa công bố một kết quả nghiên cứu cho thấy các hệ thống AI tạo sinh như ChatGPT không có khả năng suy luận và phân tích logic để giải quyết vấn đề. Như vậy các kết quả trả lời nghe qua rất thông minh và thuyết phục của ChatGPT chỉ là "học vẹt và bắt chước" lượng dữ liệu khổng lồ từ vô số sách vở, báo chí và Internet mà hệ thống máy học đã được huấn luyện qua.
Ta dễ thấy sự tương đồng giữa nghiên cứu này về hạn chế của ChatGPT với phát hiện của Richard Feynman về nền giáo dục ở Brazil: người và máy đều rơi vào tình trạng "có khả năng nhớ rõ và lặp lại từng con chữ, từng công thức nhưng không hiểu các con chữ và công thức đó thật sự có ý nghĩa gì".
So với con người, các hệ thống AI tạo sinh rất dễ đưa ra câu trả lời lỗi (thay vì thú nhận nó không biết lời giải) nếu người sử dụng chỉ chuyển đổi câu hỏi một chút để làm rối cách hệ thống phân tích bài toán. Ví dụ, tôi chuyển đổi bài toán tiểu học "chó và gà" thành như sau:
"Vừa gà vừa chó, bó lại cho tròn, 36 con, một trăm chân chẵn. Chủ trang trại trước đây có mua thêm hai chú chó và ba chú gà. Hỏi có bao nhiêu gà, bao nhiêu chó?".
ChatGPT (phiên bản 4o mini) trả lời ngay là 16 con chó và 25 con gà. Chứng tỏ trong quá trình "tư duy" trả lời câu hỏi, hệ thống máy hoàn toàn không biết cách đặt ngược lại các câu hỏi làm rõ đề bài. Trong khi đó, học sinh có thể sẽ nêu ý kiến "ngôn ngữ đề bài chưa được rõ ràng về mặt thời điểm của việc tính số lượng chó và gà" khi đối mặt với bài toán này.
Các hệ thống AI tạo sinh như ChatGPT được tạo ra bằng cách nạp cho máy tính một lượng dữ liệu khổng lồ trong quá trình huấn luyện. Sau đó máy sẽ kết hợp giữa việc tra cứu và tích hợp các kiến thức đã hấp thụ trong quá trình huấn luyện để đưa ra câu trả lời trong quá trình sử dụng.
Với các ông lớn công nghệ đổ hàng tỷ USD vào việc thu thập dữ liệu và kiến thức nhân loại để huấn luyện cho máy, các hệ thống này đã có thể nhớ nhiều và nhớ nhanh hơn con người.
Tuy nhiên với kiến trúc hiện tại, đa phần hệ thống AI này vẫn rất kém trong việc tự kiểm tra tính hợp lý của câu trả lời, nhất là trong những tình huống kiến thức hay dữ liệu mới mà AI chưa có. Việc tạo ra hệ thống AI có thể tự phản biện để đánh giá được khi nào máy đưa ra câu trả lời sai trong mọi tình huống vẫn là bài toán mở lớn của ngành trí tuệ nhân tạo.
Như vậy, con người đã thua trong cuộc chiến "học nhớ" so với máy tính nhưng trong cuộc chiến "học hiểu" chúng ta vẫn còn nhiều cơ hội chiến thắng.
Trong sự học hiểu, vấn đề không chỉ là "học gì" mà còn là "thái độ học như thế nào". Với lao động tri thức, lợi thế cạnh tranh của chúng ta so với ChatGPT là khả năng hiểu sâu, khả năng phân tích logic, tự phê bình, đánh giá được khi nào mình chưa hiểu, hay còn hiểu sai để thúc đẩy bản thân tìm tòi thêm.
Quay lại câu hỏi "học gì", tôi nghĩ cần chọn những ngành học đề cao việc hiểu sâu bản chất vấn đề, phân tích và sáng tạo ra lời giải. Trong câu chuyện Richard Feynman phê bình giáo dục Brazil, cũng cần lưu ý thái độ "học vẹt" có phần trách nhiệm của môi trường và hệ thống giáo dục.
Richard Feynman từng nói "Nguyên lý đầu tiên của tư duy là đừng tự huyễn hoặc bản thân, bởi chính chúng ta là kẻ dễ bị chúng ta lừa dối nhất". Tự đánh giá nghiêm túc khi nào bản thân hiểu sai, hiểu thiếu, sẵn sàng đầu tư học hỏi sâu hơn để hiểu rõ và giải quyết vấn đề triệt để vẫn là khả năng của chỉ riêng loài người.
Duy trì một thái độ trung thực và cầu thị về tri thức sẽ đóng vai trò quyết định để con người không bị tụt hậu so với ChatGPT.
Ned Nguyễn
" alt="Học gì để không thua kém ChatGPT" />Công tác chuẩn bị coi như xong, chờ lịch là lên đường.
Đúng ngày hẹn, dù không cần hô hào, không cần thuyết phục nhưng thật là lạ: Có rất nhiều bạn từ ngày ra trường giờ mới đi họp lớp được, rồi có cả mấy bạn đang sống ở nước ngoài cũng về tham gia. Bởi vậy lần họp mặt này là lần họp mặt đông đủ nhất của lớp chúng tôi từ ngày ra trường cho đến nay. Xe chở chúng tôi xuất phát từ cổng trường đại học trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội thẳng tiến đến Hạ Long.
Lên xe ổn định chỗ ngồi một lát thì một bạn nữ có phần hoạt ngôn của lớp, gọi bạn là quản ca cũng đúng, bắt nhịp một trò chơi: Bắt đầu từ bạn ngồi hàng ghế đầu tiên nói một từ tiếng Anh, bạn kế tiếp phải nói từ khác có chữ cái bắt đầu chính là chữ cái cuối cùng của từ bạn trước vừa nói, cứ như vậy đến hết lượt rồi lại quay vòng. Luật chơi là trong vòng 5 giây ai không nghĩ được ra từ thì sẽ bị mất lượt và bị phạt tiền. Số tiến này sẽ được nộp vào quỹ lớp. Tuy nhiên chơi mãi trò này mà cũng chưa thấy ai bị phạt. May là đến điểm ăn sáng nên tạm "game over" trò này.
Ăn sáng xong hình trình của chúng tôi lại tiếp tục. Lại chơi trò chơi.
Lần này không phải bạn nữ kia mà là một bạn nam khởi sự một trò chơi khác: Cả lớp chia thành 2 đội, đội nam và đội nữ, mỗi đội cử ra một đại diện để liệt kê các bộ phận người bắt đầu bằng chữ L. Đội nào liệt kê được ít bộ phận hơn sẽ thua! Ở đây chúng tôi chỉ là vui thôi, không hề thô tục, nếu có “tục” thì là “tục thanh” chứ không phải “tục thô”. Cứ làm thế nào mà cười thả ga, xả hết stress là được.
Kết quả: 1 - 0 đã nghiêng về đội nữ!
Người ghi bàn thắng quyết định cho đội nữ là người có cái tên thật nữ tính, và thực tế trong mắt cả lớp đại học thì bạn này cũng luôn dịu dàng, nhu mì, thế mà hôm nay dường như bạn đã phá cách, bạn đã mang cho cả lớp những tiếng cười vô cùng vui vẻ.
“T đã làm chuyện động trời” - như lời một người trong lớp nói về bạn ấy. Bạn ấy giống như hình ảnh con sóng trong thơ của Xuân Quỳnh: “Ồn ào và lặng lẽ, Dữ dội và dịu êm”. Bạn là người phụ nữ có tri thức, có thể dịu dàng đấy nhưng khi cần lại rất quyết liệt, nhu mì đấy nhưng lại rất hài ước… đó là mẫu người phụ nữ mà cánh đàn ông chân chính luôn khao khát.
Mải vui quá nên loáng một cái xe đã đến bến Vịnh Hạ Long. Chúng tôi được công ty tổ chức sự kiện bố trí đưa lên du thuyền, đại diện công ty nói về chương trình tham quan, chúc cả đoàn vui vẻ.
Chúng tôi được bố trí bữa trưa muộn, sau đó nghỉ ngơi để chiều đi tham quan, chèo thuyền kayak.
Ngoảnh đi ngoảnh lại thì trời đã tối. Lúc này cả lớp chúng tôi cùng tập trung lại, ai trông cũng vui vẻ, rạng ngời trong những bộ trang phục dạ hội rực rõ đối với các bạn nữ, các bạn nam thì ăn mặc đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần sang trọng. Cả lớp cùng im lặng nghe bạn lớp trưởng phát biểu. Bạn bảo lâu rồi chúng ta mới có dịp gặp lại nhau, mong là dịp gặp nhau này sẽ thắt chặt hơn nữa tình cảm của các thành viên trong lớp…, rồi bạn bắt nhịp để cả lớp cùng nâng cốc. Lớp chúng mình là một gia đình, zooo…
Ngày họp lớp mọi người được dịp ôn lại “Những ngày xưa thân ái” đầy ắp những kỉ niệm vui buồn. Không phân biệt, không chỉ trích, không áp đặt, tôn trọng sự khác biệt, mọi người thỏa sức thể hiện, được sống thật với mình, được là chính mình, không phải...diễn - như lời một người nói. Và đấy chính là những điều quý giá nhất của chúng tôi.
Cả lớp vẫn nhớ như in chuyện tình của lớp trưởng với hoa khôi của lớp. Chuyện tình của họ như là khuôn mẫu của các tiểu thuyết ngôn tình vậy. Chàng đẹp trai, con nhà giàu tên T, còn nàng là hoa khôi của lớp và của kí túc xá nữ luôn, nàng tên H. Có lần đi chơi Chùa Thầy bằng xe đạp, chàng và nàng ban đầu đi cùng cả đoàn sau rồi thế nào họ… lạc đường luôn. Lãng mạn đến thế là cùng. Tiếc rằng họ đã không đi được cùng nhau đến hết con đường tình đẹp như thơ vậy.
Một điều ghi dấu kỉ niệm sâu sắc với chúng tôi nữa là chuyện khi nâng cốc chúc tụng thường hay đồng thanh… hô, chẳng hạn: H. ơi đừng… sợ vợ - khi tham dự lễ cưới của một bạn nam trong lớp. Lần họp lớp này thói quen đó vẫn còn nguyên, không mấy thay đổi.
Cả lớp lại đồng thanh: T & H hãy thuộc về nhau đêm nay. Thế là cả lớp cùng cười bất tận. (Hôm sau có người thắc mắc là đêm qua T & H có thuộc về nhau không nhỉ? Chắc chỉ có trời mới biết được - một người kết luận).
Cứ thế bữa tiệc như kéo dài vô tận. Đến tiết mục văn nghệ có người hát ”Mong ước kỉ niệm xưa”, người hát "Bạn tôi", “Trả lại em yêu”, “Trả lại em yêu chiếc khăn ngày nào. Vâng, những ngày xưa thân ái, xin trả lại cho em; trả lại cho em khung trời đại học, con đường đi học đầy hoa điệp vàng, đầy lá me bay…
Rồi khi màn đêm buông xuống, một vài bạn về phòng nghỉ, các bạn còn lại lại cùng kéo nhau lên boong tàu. Hôm chúng tôi đi lại đúng hôm Rằm dù không chọn. Giữa biển khơi xanh thẳm, trăng trên trời lại sáng lung linh, khung cảnh còn gì lãng mạn hơn nữa.
Lớp chúng tôi học Toán nhưng lại có rất nhiều bạn biết về thơ ca, hò vè… Lúc này ai biết gì thì diễn đấy. Có thể do khung cảnh lãng man, cộng với tình hình chiến sự tại Ukraina nên khi nghe một bạn đọc bài tho Đợi anh về của Simonov thì chúng tôi như thấm từng lời. Rồi có bạn hát opera, hát văn… - đủ các thể loại luôn.
Hình như mặt trời sắp hửng đông, mà đúng thât, 4h sáng rồi mà. Lúc này chúng tôi mới về phòng ngủ, kết thúc một “đêm trắng” tuyệt vời.
Chợp mắt được một lát thì đã nghe thấy bạn quản ca của lớp đi gõ cửa từng phòng gọi dậy để chụp ảnh. Cả lớp tập trung trên boong tàu trong trang phục đồng phục của lớp được thiết kế rất khỏe khoắn, năng động. Khung cảnh bình minh trên boong tàu giữa biển khơi là phông nền cho những bức ảnh, clip đẹp của chúng tôi.
Chụp ảnh, quay clip xong thì cũng đã quá giờ ăn sáng. Bây giờ cả lớp mới ngồi vào bàn ăn. Lại tiếng cười nói, tiếng zô vui vẻ. Cuộc vui tưởng như không có hồi kết, trong khi đó tàu vẫn đang từ từ về bến.
Khi rời du thuyền lên bờ thì cả lớp không ai bảo ai cùng đứng thành hàng dài giơ tay vẫy và hô to tới 3 lần tên du thuyền để cảm ơn sự phục vụ của nhân viên trên tàu: “B. tuyệt vời, B. tuyệt vời, B. tuyệt vời”. “Tuyệt vời” cũng là từ chúng tôi dành cho buổi họp lớp hôm nay.
Thời chúng tôi, những người giỏi nhất vẫn chọn học Toán. Bởi vậy lớp chúng tôi có rất nhiều bạn thi Toán quốc tế, Tin quốc tế, Toán quốc gia… Giờ đây sau nhiều năm ra trường, rất nhiều bạn thành công, tuy vậy có bạn vẫn còn khó khăn.
Nếu theo chuyên môn thì có nhiều người đã là giáo sư, tiến sĩ. Nếu không theo chuyên môn mà rẽ ngang thì có bạn là cơ trưởng của một hãng bay lớn, có bạn là quan chức cấp Cục, Vụ; quan chức đầu tỉnh; Lớp có nhiều cá tính như vậy mà vẫn chơi được với nhau nhiều năm rồi nên nếu không chân tình thì chắc chắn chẳng thể nào chơi được. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên từ ngày ra trường. Người thân của một người bạn cùng lớp có lần mắng yêu chúng tôi: sao các anh họp lớp gì mà hay họp thế.
Độc giả Anh Phạm
" alt="Mang chân tình đi họp lớp" />Công tử Bạc Liêu - Hắc công tử
Công tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy (1900 - 1974) là con thứ 3 của ông hội đồng Trần Trinh Trạch, một điền chủ giàu nhất Bạc Liêu. Ông Trạch có 7 người con gồm 3 trai, 4 gái. Cả 3 con trai đều là những tay ăn chơi khét tiếng nhưng nổi trội nhất vẫn là cậu ba Huy.
Đến Bạc Liêu gặp những người lớn tuổi, bạn có thể nghe được những giai thoại về Công tử Bạc Liêu.
Công tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy. Ảnh tư liệu Chuyện kể, sau khi được cha giao quản lý điền sản, mỗi khi đi thăm ruộng cậu ba Huy mặc veston thắt cravatte ngồi trên chiếc Ford vedette. Ở những khu vực phải di chuyển bằng đường thủy, cậu ba dùng ca nô.
Thời bấy giờ các phương tiện trên sông đều chèo tay. Chiếc ca nô của cậu ba Huy đi thăm ruộng chạy bằng máy là một hình ảnh hiếm hoi ở vùng quê Bạc Liêu.
Mỗi khi chơi thể thao, cậu ba Huy sử dụng chiếc Peugeot loại thể thao. Xe này ở miền Nam thời bấy giờ ngoài cậu ba ra chỉ con một người nữa sử dụng là vua Bảo Đại.
Xe Citroen của Công tử Bạc Liêu (hiện trưng bày tại nhà lưu niệm Công tử Bạc Liêu). Ảnh: Trần Chánh Nghĩa Tương truyền, trên đời này cậu ba không chịu lép vế hơn bất cứ ai kể cả vua chúa. Vì thế hễ vua Bảo Đại có gì là cậu ba Huy có nấy, kể cả máy bay.
Máy bay của vua Bảo Đại được mua bằng công quỹ. Chỉ có Công tử Bạc Liêu là người Việt Nam duy nhất thời ấy sở hữu máy bay tư nhân. Cậu thường tự lái máy bay để đi thăm đồng ruộng.
Chuyện ăn chơi và khả năng chịu chi của Hắc công tử cũng khiến người ta trầm trồ.
Nghe kể lại, vì say mê nhan sắc và giọng hát của cô ca sĩ trẻ trong nhà hàng, Hắc công tử đã chi 100.000đ (tương đương với nửa kg vàng) chỉ để mời nữ ca sỹ một ly rượu.
Có lần, cậu ba Huy lên Sài Gòn chơi, cậu gọi một chiếc xe kéo để dạo một vòng thành phố. Chiếc xe vừa được kéo đi, cậu nhìn lại thấy còn khoảng hơn 20 chiếc chờ khách.
Không do dự, cậu gọi hết các xe đó lại, mỗi xe chở cho cậu một thứ. Thế là một đoàn xe kéo dài thườn thượt mà trên mỗi xe chỉ chở một món đồ như cặp kính, cây gậy, chiếc nón... Những người phu xe mừng rỡ nhận được khoản tiền hậu hĩnh từ những chuyến đi như thế.
Tuy vậy, cậu ba không ở lâu một nơi nào. Cậu thường xuyên di chuyển khi thì Vũng Tàu, lúc lên Đà Lạt hoặc trở về Cần Thơ.
Cậu luôn chìm đắm trong những cuộc truy hoan suốt sáng thâu đêm. Những chai rượu champagne đắt tiền nhập từ Pháp, những món ăn cầu kỳ lạ miệng đều được bày biện trong những tiệc rượu có cậu tham dự.
Phòng khách bên trong nhà Công tử Bạc Liêu. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa Sau những cuộc nhậu nhẹt ngút trời như thế, cờ bạc là thú vui không thể thiếu với Công tử Bạc Liêu.
Cậu từng đánh bạc với quốc trưởng Bảo Đại, với Bảy Viễn - một tay giang hồ trùm sòng bạc Đại Thế Giới. Trong những lần đánh bạc, có lần cậu thua đến 30.000đ. Thời điểm này lúa chỉ có 1,7đ/giạ và lương của Thống đốc Nam kỳ cũng chỉ 3000đ/tháng.
Hắc công tử (trái) và Bạch công tử (phải) Bạch công tử - tay chơi bậc nhất trời Nam
Ông là Lê Công Phước hay còn gọi là George Phước (1901- 1950).
Là con trai thứ 4 của Đốc phủ Lê Công Sủng, Bạch công tử sinh ra tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc phường 3 TP. Mỹ Tho).
Mức giàu có của đốc phủ Sủng đứng vào hàng nhất nhì của khu vực Mỹ Tho - Gò Công lúc bấy giờ.
Năm 1909, đốc phủ Sủng được đại diện cho tỉnh Mỹ Tho dự hội chợ ở Pháp. Tại kinh đô ánh sáng, đốc phủ Sủng đã tìm mọi cách để sau đó gởi gắm con trai Lê Công Phước sang Pháp du học.
Trên đất Pháp, thay vì chuyên tâm học tập, George Phước lao vào ăn chơi trụy lạc.
Ông Sáu Hiệp - con của ông Nguyễn Hoàng Phi (từng là tài xế cho cậu Phước) kể: Tại Paris hoa lệ, cậu tư nhanh chóng kết thân với giới quý tộc ở Pháp.
Tỏ ra là một ‘tay chơi’ thời thượng và đẳng cấp, George Phước thuê hẳn một phòng đặc biệt tại khách sạn ở trung tâm Paris để ở dài hạn.
Mỗi ngày, cậu tư mặc một bộ quần áo khác nhau được may từ loại vải đắt tiền nhất ở Pháp lúc bấy giờ để không phải ‘đụng hàng’. Phong cách ăn mặc của công tử cũng đậm chất quý tộc với chiếc nón Flécher, tay cầm ba-ton bằng gỗ mun bịt vàng, điếu xì – gà và khoác lên mình chiếc áo choàng bằng da thú vào mùa đông.
Tối đến, cậu lại cùng những người bạn Việt tại Pháp và giới quý tộc đến nhà hàng Table des Mandarins danh tiếng ăn nhậu, rồi cùng nhau lả lướt trên từng bước nhảy đầm…
Khi trở về Việt Nam, Lê Công Phước phải lòng cô đào Phùng Há. Để có thể chiếm trọn trái tim của người đẹp, Bạch công tử đã bỏ tiền thành lập gánh hát Huỳnh Kỳ mà Phùng Há làm đào chính, đi lưu diễn khắp miền lục tỉnh.
Thời ấy, phương tiện đi lại giữa miền đất khắp bốn bề sông nước chủ yếu là bằng xuồng ghe. Nhưng Bạch công tử đã cho người đóng chiếc ghe bầu loại lớn giống như chiếc du thuyền, di chuyển bằng động cơ nhập từ Pháp về, cao hai tầng, có phòng ngủ riêng của từng người, gian ăn uống, khu câu cá giải trí, nhà vệ sinh. Ở trên 'du thuyền' còn được lắp đèn điện sáng cả một vùng mỗi lần chiếc ghe đi qua.
Tuy vậy, sau những cuộc chơi hoang phí vô độ, gia tài của mẹ cha để lại sớm vơi dần rồi đi đến chỗ khánh tận.
Khi chưa được 50 tuổi cậu tư Phước phải sớm lìa đời vì ma túy. Thi hài Bạch công tử được một người quen đem về an táng trên miếng đất vốn là của ông nay đã đổi chủ.
Mộ Bạch công tử thứ 2 từ ngoài vào. Trên bia chỉ vỏn vẹn mấy chữ: 'Bạch công tử, George Lê Công Phước', không ngày sinh ngày mất và tên người lập mộ 'Đệ nhất công tử' Tây đô - Dương Văn Quản
Theo gia phả của dòng họ Dương còn lưu truyền lại tại huyện Bình Thủy (TP. Cần Thơ), Dương Văn Quản (cậu Ba Quản) là trưởng nam của ông bà Dương Lập Cang và Trần Thị Thảo.
Người trong ảnh được đánh dấu mũi tên là công tử Quản. Ảnh chụp từ gia phả họ Dương. Sinh thời, công tử Dương Văn Quản (hay còn gọi là Ba Quản) rất đẹp trai, lại có tiếng là giàu có. Ông được cha để lại cho khối tài sản khổng lồ cùng với ngôi nhà to lớn nhất Cần Thơ lúc bấy giờ. Đất nhà ông Ba Quản cũng rất rộng, từ H.Trà Nóc (TP.Cần Thơ) cho đến cuối H.Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang).
Có nhiều tiền, nhà rộng lại sở hữu hàng trăm mẫu đất, công tử Quản thích là bán vài miếng để sắm sửa. Khi đó, ô tô là một món hàng vô cùng xa xỉ, ở miền Tây rất ít người có, nhưng công tử Quản cũng mua được một chiếc 'xịn'.
Trong những cuộc vui chơi, thách thức lẫn nhau của giới nhà giàu Tây Đô, không một ai vượt qua được vị thiếu gia họ Dương. Cho đến khi công tử Tây Đô gặp Hắc công tử Trần Trinh Huy.
Cầu Cái Răng nơi ngày xưa 2 công tử đối đầu. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa Bà Nguyễn Thị Hồng Hoa, cháu đời thứ 3 của công tử Quản từng kể, công tử Tây Đô và Hắc công tử thỏa thuận sẽ đánh bài, mỗi ván cược hàng trăm đồng bạc, nếu ai hết tiền trước thì sẽ thua và phải cúi đầu nhường đường cho kẻ thắng.
Cuộc giao đấu kéo dài quá trưa mà 2 vị công tử vẫn còn hàng bao tải tiền bên mình. Sốt ruột, 2 bên thay đổi thể lệ là đếm tiền xem ai có nhiều hơn. Vậy là 2 vị công tử cho người về nhà, mang hết số tiền đang có ra... đếm.
Kết quả là công tử Ba Quản thua thảm bại bởi tuy giàu có nhưng 'chưa là gì' so với vị thiếu gia có tới hàng chục tấn vàng họ Trần.
Từ đó, hai công tử hiểu nhau hơn, kết tình bằng hữu thân thiết hơn. Hai gia tộc họ Trần và họ Dương cũng gần gũi hơn cho đến ngày công tử Quản qua đời (1960), thì mối giao hảo này cũng phai nhạt dần...
"Vua Bảo Đại có gì, Hắc công tử có nấy"
Trên đời này Hắc công tử Trần Trinh Huy không chịu lép hơn bất cứ ai kể cả vua chúa. Vì thế hễ vua Bảo Đại có gì là Ba Huy có nấy, kể cả máy bay.
" alt="Độ giàu có và thú chơi ngông của 3 công tử khét tiếng trời Nam" />Trao đổi với Zing, quản lý của NSND Công Lý chia sẻ hiện tại nam nghệ sĩ bình phục tốt. Anh ăn uống bình thường, có thể tự đi lại nhưng chưa nhanh nhẹn như trước.
Thời gian qua, NSND Công Lý được điều trị tại nhà riêng. Hàng ngày, bác sĩ sẽ đến nhà để hướng dẫn nghệ sĩ tập vật lý trị liệu.
"Anh giao tiếp được với mọi người và hiểu hết ý. Tuy nhiên, anh vẫn bị mệt mỏi và hạn chế về sức khỏe. Anh Lý chủ yếu tập vật lý trị liệu, không phải thăm khám tại bệnh viện nhiều như trước. Hiện tại mức độ phục hồi sẽ do thần kinh và cơ, mọi cái cần thời gian, cơ địa riêng", quản lý của NSND Công Lý chia sẻ.
Nghệ sĩ Xuân Bắc thăm Công Lý vào dịp cuối năm.
Nói về thời gian quay lại với các hoạt động nghệ thuật, đại diện của nam nghệ sĩ nói chưa có mốc cụ thể. Anh cho biết mọi việc phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sự cố gắng của nam nghệ sĩ.
Trước đó, vào ngày 16/2, chị Ngọc Hà - vợ nghệ sĩ Công Lý - đăng tải hình ảnh anh có mặt tại một trung tâm thương mại. Chị bày tỏ niềm vui khi chồng có thể tự mua đồ uống, dán màn hình điện thoại.
NSND Công Lý nhập viện vào cuối tháng 7/2021. Theo chia sẻ từ người thân, anh bị trượt chân ngã tại nhà. Anh phục hồi sức khỏe và xuất viện vào tháng 10/2021. Ngọc Hà tâm sự trong thời gian điều trị, nam nghệ sĩ nhớ sân khấu, khán giả. Anh cố gắng ăn uống, tập luyện để sớm được trở lại với công việc.
NSND Công Lý, sinh năm 1973, hiện là Phó giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội. Nhiều năm qua, khán giả yêu thích diễn xuất của Công Lý qua vai Bắc Đẩu trong chương trình Táo Quân.
Gần đây, nghệ sĩ thường xuyên tham gia một số phim truyền hình được chú ý như Mê cung, Hướng dương ngược nắng, Hương vị tình thân... Nhân vật ông bố tên Tuấn ởHương vị tình thân không phải vai dài hơi, song vẫn để lại ấn tượng trong lòng khán giả. Công Lý diễn xuất xúc động ở các phân cảnh thể hiện tình cảm gia đình, cha con với Phương Oanh.
Ngoài tham gia diễn xuất, NSND Công Lý cũng đảm nhận vai trò phó đạo diễn ở một số dự án. Nhiều lớp diễn viên trẻ được học hỏi kinh nghiệm khi làm việc cùng anh.
(Theo Zing)
Việt Anh tới thăm, tiết lộ sức khoẻ hiện tại của NSND Công Lý
Đầu năm mới, diễn viên Việt Anh tới thăm NSND Công Lý và cho biết tình hình sức khoẻ của nam nghệ sĩ đã tốt lên nhiều.
" alt="NSND Công Lý vẫn phải tập vật lý trị liệu" />
- ·Nhận định, soi kèo Bilbao vs Las Palmas, 0h00 ngày 24/4: Nỗ lực vươn lên
- ·Xe to đền xe bé, xe đúng đền xe sai: Lý giải của người trong cuộc
- ·Nhận thức lại thế giới trong thời kỳ cách mạng công nghệ
- ·Vác đá lạnh xuyên đêm, anh công nhân phấn khởi kiếm được 400 ngàn đồng
- ·Nhận định, soi kèo TPHCM vs Hà Tĩnh, 19h15 ngày 25/4: Bắn hạ Chiến hạm đỏ
- ·Duy Nam: ‘Khó có vai chính phù hợp vì tôi không phải soái ca’
- ·Niềm đam mê thầm kín của Steve Jobs
- ·Nghề mới Life
- ·Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Melbourne Victory, 16h35 ngày 25/4: 3 điểm xa nhà
- ·Những câu chuyện tình cảm động của đệ nhất phu nhân Mỹ
Hình ảnh đầu xe nát bét sau vụ tai nạn sáng ngày 21/7 tại Hà Nội. Để tìm hiểu sự liên quan trách nhiệm sau tai nạn, VietNamNet đã liên hệ tới Volvo Hà Nội để làm rõ.
Đại diện Volvo Hà Nội cho biết, công ty rất lấy làm tiếc về sự cố xảy ra với chủ nhân chiếc xe Ferrari 488. Ngay sau khi xảy ra tai nạn, hãng xe đã xác minh thông tin. Đến thời điểm này, Volvo Hà Nội đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian 1 tháng đối với kỹ sư T và kỹ thuật viên để giải quyết sự việc.
Theo tường trình của kỹ sư T. với Volvo Hà Nội, anh T nhận sửa chữa chiếc siêu xe của anh H. là trên cơ sở giao kết cá nhân với Ferrari Việt Nam. Tại thời điểm cần di chuyển xe, do không mang bằng lái, anh T. đã giao cho một kỹ thuật viên trẻ tuổi cầm lái và xảy ra tai nạn.
Volvo Hà Nội khẳng định, cùng với xác minh, kiểm tra trên hệ thống lịch sử khách hàng, đây là quan hệ giao dịch cá nhân giữa kỹ sư T, Ferrari Việt Nam và chủ xe. Volvo Hà Nội không có trách nhiệm trực tiếp trong vụ tai nạn.
"Trước đó, tháng 1/2022, chúng tôi hỗ trợ Ferrari bằng cách cho mượn địa điểm (cầu nâng) để Ferrari làm chương trình dịch vụ, còn các công việc đều do nhân viên kỹ thuật của Ferrari thực hiện với các khách hàng của Ferrari. Trên thực tế, chúng tôi cũng không thực hiện việc tư vấn, báo giá, cung cấp dịch vụ, phụ tùng sửa chữa cho chiếc xe Ferrari 488 và cũng không thu nhận tiền dịch vụ từ chủ nhân của xe", Volvo Hà Nội cho hay.
Đại diện của Volvo Hà Nội nhấn mạnh: "Đặc biệt, kể từ khi thành lập tại Hà Nội năm 2017, giữa Volvo Hà Nội và Ferrari chưa bao giờ có bất kỳ thỏa thuận và hợp tác nào về việc sửa chữa, bảo dưỡng xe Ferrari.... Tương tự, chúng tôi cũng không làm dịch vụ với xe ngoài thương hiệu Volvo. Trên lịch sử giao dịch chưa bao giờ ghi nhận là xưởng của Volvo Hà Nội nhân sửa xe ngoài, kể cả tư vấn báo giá".
Vị này cũng cung cấp thêm: Việc siêu xe Ferrari được cứu hộ đưa về xưởng dịch vụ, ban lãnh đạo công ty Bắc Âu cũng không được báo cáo trước và không nhận được đề nghị nào về việc này của Ferrari Việt Nam. Do đó, công ty đã yêu cầu kỹ sư T. chuyển chiếc siêu xe ra khỏi khuôn viên xưởng của Volvo Hà Nội. Hiện, xe đang nằm ở một gara tư nhân bên ngoài.
Volvo Hà Nội cũng cho biết, hãng không cho phép nhân viên của mình làm ngoài ngay tại cơ sở của hãng như vậy. Việc làm của kỹ sư T. và kỹ thuật viên là vi phạm nội quy lao động của công ty. Hiện, hai nhân sự của Volvo Hà Nội đang cùng chủ xe giải quyết với tư cách cá nhân. Công ty cũng sẽ áp dụng hình thức kỷ luật nội bộ các nhân sự này.
Tuy nhiên, trước câu trả lời của Volvo Hà Nội, chủ xe H. vẫn cho rằng, Volvo Hà Nội vẫn phải có trách nhiệm trong vụ tai nạn. Nếu phủ nhận chối bỏ trách nhiệm như vậy, anh sẽ kiện công ty. Ước tính thiệt hại của chiếc siêu xe này lên tới 6 tỷ đồng.
Ferrari Việt Nam: Chủ xe chỉ mua phụ tùng, không bảo dưỡng tại hãng
Tuy nhiên, khác với trả lời của Volvo Hà Nội, Ferrari Việt Nam lại đưa ra những thông tin khá bất ngờ.
Trả lời phóng viên VietNamNet, đại diện truyền thông Ferrari Việt Nam cho hay, chủ xe Ferrari 488 chỉ là khách hàng mua phụ tùng chứ không phải khách bảo dưỡng dịch vụ.
"Trước đây, khách hàng đã liên hệ với bên Ferrari nhưng mới dừng lại ở việc đặt mua phụ tùng. Khi khách đặt mua dây cua-roa, phía chúng tôi đưa ra hai phương án lựa chọn cho khách. Một là khách sẽ đợi kỹ thuật viên của Ferrari bay ra Hà Nội để thay thế cho khách. Hai là khách sẽ tự tìm đơn vị để thay dây cua-roa, phía hãng sẽ chỉ bán phụ tùng. Khách cuối cùng đã chọn phương án thứ hai," vị đại diện Ferrari nói.
Đồng thời, Ferrari Việt Nam cũng khẳng định giữa hãng xe tại Việt Nam và Công Ty TNHH Ô tô Bắc Âu Hà Nội không có một hợp đồng hợp tác nào vào việc này. Vì vậy, việc khách đem xe đến Volvo Hà Nội sửa chữa là quan hệ cá nhân của khách.
Về thông tin từ chủ xe và kỹ sư T đưa ra rằng, giao dịch được thực hiện là do Ferrari Việt Nam giới thiệu, hãng cho biết hiện chưa kiểm tra lại các nhân viên của mình về việc này và hẹn sẽ cung cấp thông tin bổ sung sau cho báo VietNamNet.
Như vậy, việc giải quyết vụ tai nạn đang diễn biến khá phức tạp khi cả hai đơn vị được cho liên quan là Volvo Hà Nội và Ferrari Việt Nam đều trả lời theo hướng phủ nhận trách nhiệm liên quan trực tiếp. Trách nhiệm đền bù cho chủ xe giờ đây bị đẩy về phía 2 cá nhân tham gia sửa và lái siêu xe.
Tường trình với công an quận Long Biên
Cũng theo Volvo Hà Nội, những ngày qua, hai nhân viên của hãng và chủ xe đã tường trình vụ việc tới cơ quan công an quận Long Biên.
"Cả ngày hôm qua, hai nhân viên phải làm việc với cơ quan công an nên hiện rất căng thẳng, mệt mỏi và chưa muốn cung cấp thêm thông tin với báo chí", vị đại diện này nói thêm.
Theo đại diện này, nguyên nhân có sự tham gia của công an là do chiếc siêu xe đã đâm hỏng cây xanh, ảnh hưởng tới tài sản công của Nhà nước. Sự việc mới dừng lại ở việc báo cáo, tường trình để công an nắm bắt thông tin chứ chưa phải là cuộc điều tra chính thức.
Luật sư nói gì về trách nhiệm của các bên?
Trao đổi với VietNamNet, luật sư Diệp Năng Binh, Trưởng văn phòng luật sư Tinh thông Luật (Đoàn luật sư TP.HCM) nhận định, dựa vào các tình tiết trên, sẽ có 3 trường hợp có thể xảy ra.
Thứ nhất, trong trường hợp Volvo Hà Nội nhận sửa chữa chiếc xe thì trách nhiệm bồi thường thuộc về Volvo Hà Nội theo điều 597 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
Nghĩa là, nếu Volvo Hà Nội đồng ý nhận sửa chữa chiếc xe, dù kỹ sư sửa chữa có lỗi hay không thì trước tiên Volvo Hà Nội phải bồi thường cho chủ xe. Sau đó, Volvo Hà Nội có quyền yêu cầu kỹ sư hoàn trả lại tiền bồi thường.
Thứ hai, trường hợp kỹ sư của Volvo Hà Nội nhận sửa chữa xe thông qua sự giới thiệu và đề nghị của Ferrari Việt Nam, thì trách nhiệm bồi thường thuộc về Ferrari Việt Nam.
Khi này, Ferrari Việt Nam sẽ phải đứng ra bồi thường cho chủ xe, sau đó Ferrari Việt Nam có quyền yêu cầu người có lỗi trong vụ việc là kỹ sư hoàn trả số tiền đã bồi thường. Theo luật sư này, chủ xe lúc đầu có thể chỉ biết đến Ferrari Việt Nam và do sự chỉ định của Ferrari nên mới giao xe cho kỹ sư. Và khi kỹ sư thực hiện việc sửa xe chính là nhân danh Ferrari Việt Nam để làm việc đó. Vậy nên khi có thiệt hại xảy ra, trách nhiệm bồi thường trước hết sẽ thuộc về pháp nhân là phía Ferrari Việt Nam.
Còn trường hợp thứ ba (giống như thông tin các bên đang cung cấp), khi kỹ sư tự nhận sửa chữa bên ngoài, thỏa thuận riêng với chủ xe không phải thông qua Ferrari Việt Nam, cũng không báo cáo với Volvo Hà Nội, nghĩa là Volvo Hà Nội và Ferrari Việt Nam không liên quan gì đến giao dịch giữa hai bên, thì trách nhiệm bồi thường thuộc về kỹ sư sửa chữa.
Trường hợp này, các pháp nhân hãng xe không phải bồi thường. "Nếu pháp nhân như Volvo hay Ferrari không biết hoặc không liên quan tới giao dịch cá nhân của nhân viên với phía chủ xe thì đương nhiên pháp nhân không có trách nhiệm phải bồi thường. Tuy nhiên giả định trên chỉ là giả định, cần phải có thông tin chính xác về các tình tiết để làm rõ vai trò của các bên mới xác định rõ trách nhiệm bồi thường được” – luật sư Bình cho hay.
Đồng quan điểm với ý kiến trên, luật sư Dương Đức Thắng, Phó Giám đốc công ty Luật Myway (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, nếu nhân viên cơ sở Volvo Hà Nội đang thực hiện nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng xe theo chỉ đạo của công ty này, hoặc theo công việc công ty phân công thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ xe Ferrari thuộc về công mà nhân viên này đang làm việc. Trách nhiệm bồi thường của cá nhân cụ thể thế nào sẽ do nội bộ tự thoả thuận.
Tuy vậy, kỹ sư T. nhận sửa xe đã không báo cáo với lãnh đạo Volvo Hà Nội. Có nghĩa là việc sửa chữa là thỏa thuận riêng của cá nhân kỹ sư này với Ferrari Việt Nam thì pháp nhân liên đới bồi thường sẽ thay đổi, lúc này bên phải bồi thường lại có thể là phía Ferrari.
“Nếu phía Volvo khẳng định không biết việc này (và chứng minh được), đồng thời kỹ sư T. chỉ giao kết với Ferrari thì căn cứ trên luật, pháp nhân là phía Volvo không có trách nhiệm phải đền bù. Tuy vậy, trên thực tế, việc một hãng xe lớn để các nhân viên của mình tự ý đưa xe về và sửa tại xưởng của mình mà hãng không hay biết là điều cần đặt dấu hỏi về quy trình quản lý”, luật sư Thắng chia sẻ quan điểm với VietNamNet.
Tại Việt Nam, ước có khoảng 20 chiếc Ferrari 488 GTB. Siêu ngựa này về Việt Nam có giá khoảng 15 tỷ đồng, nếu cộng thêm thuế phí thì số tiền để lăn bánh sẽ lên đến khoảng 16-17 tỷ đồng. Xe sở hữu dung tích động cơ 3.9 lít, công suất cực đại lên tới 661 mã lực và 760 Nm mô-men xoắn. Thời điểm ra mắt năm 2015, Ferrari 488 GTB được đánh giá cao nhờ thiết kế sang, đẳng cấp, động cơ mạnh với khả năng tăng tốc từ 0-100 km/giờ trong vòng 3 giây và tốc độ tối đa lên đến 330 km/giờ.
Các hình ảnh về vụ tai nạn:
Chiếc Ferrari 488 GTB lao lên vỉa hè và hạ gục một cây xanh Cú va chạm mạnh khiến cắp ca-pô dúm dó Đầu xe nát bét Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Bất ngờ diễn biến mới nhất vụ siêu xe Ferrari đâm gốc cây, nhân viên Volvol lái" />Hằng Nga cắt giảm chi tiêu bằng cách tích cực mua thực phẩm nấu ăn tại nhà hơn. Ảnh: NVCC Hà Thương (SN 1996, ở Hà Tĩnh) thì có mức chi tiêu tiết kiệm hơn vì cô đang sống cùng bố mẹ, không mất tiền ăn uống, lại ở quê nên giá cả “mềm mại” hơn. Thương cũng không tốn tiền cho việc học như Nga. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Thương cũng tự “thắt lưng buộc bụng” để khoản tiết kiệm hàng tháng không bị sụt giảm.
“Trước khi mua một món đồ nào đó, tôi đều tự hỏi lại đó là ‘đồ cần’ hay ‘đồ muốn’”.
“Quãng đường từ nhà đến công ty tôi khoảng 10km. Do giá xăng tăng nên dạo này tôi ít đi chơi xa, đi đâu cũng lựa chọn những đoạn đường gần nhất với điểm đến. Khác với trước đây, tôi thích khám phá nên chọn đi đường dài có nhiều cảnh đẹp”.
Thương cũng có một thói quen là uống nhiều nước ép hoa quả mỗi ngày. “Có những loại hoa quả mà Hà Tĩnh không có, phải vận chuyển đường dài. Xăng tăng, phí vận chuyển tăng nên giá hoa quả cũng cao hơn. Vì thế, tôi phải hạn chế hơn. Trước đây, tôi ép 1 lít nước hoa quả mỗi ngày thì bây giờ giảm xuống còn 500ml”.
“Tôi cũng bán quần áo, giày dép online để kiếm thêm thu nhập. Việc xăng tăng giá khiến phí vận chuyển hàng tăng lên nên lợi nhuận thu về cũng bị giảm đi chút ít”.
Hè này, thay vì đi du lịch xa, Hà Thương chọn những địa điểm gần nhà. Ảnh: NVCC Cô gái quê Hà Tĩnh chia sẻ, để tiết kiệm, hè này cô không lựa chọn đi du lịch xa mà chỉ đi dã ngoại ở các địa điểm gần nhà như biển Thiên Cầm, biển Thạch Hải, Hồ Kẻ Gỗ…
Từng học đại học và đi làm ở Hà Nội một thời gian sau khi ra trường, Thương cho biết, so với mức chi tiêu ở quê thì một người trẻ ở Hà Nội sẽ khá chật vật để xoay xở các khoản chi tiêu. Khi chọn về quê, cô thấy cuộc sống ổn định và “dễ thở” hơn.
Về công việc, cô vẫn được làm công việc cũ, thu nhập vẫn bằng, thậm chí có tháng cao hơn ở Hà Nội. Khi về quê, tạm thời ở cùng bố mẹ nên cô không phải đi thuê nhà. Nhà ở quê cũng rộng rãi hơn nên Thương có không gian để phát triển nghề tay trái là bán hàng online.
Thanh Nga hạn chế về quê hơn trước đây để tiết kiệm tiền xăng xe. Ảnh: NVCC Cũng là một người trẻ hiện sống và làm việc ở Hà Nội, Thanh Nga (SN 1999) phải tính toán khá kỹ để có một khoản tiết kiệm nho nhỏ với mức thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Do gia đình ở ngoại thành Hà Nội - cách chỗ trọ khoảng 25-30km nên trước đây cô về thăm nhà khá thường xuyên - khoảng 2-3 tuần/lần. Nhưng bây giờ, để tiết kiệm chi phí đi lại, cô về quê ít hơn hoặc sẽ chuyển sang đi xe buýt thay vì đi xe máy hoặc bắt taxi.
“Trung bình mỗi tháng tôi tiêu mất khoảng 7 triệu, trong đó tiền thuê nhà đã mất 3 triệu, còn lại dành cho ăn uống, tiền quần áo, mỹ phẩm, đi chơi với bạn bè…”.
Nếu như việc giá cả tăng lên khiến các gia đình khó khăn một phần thì với người trẻ, khó khăn nhân đôi. Bởi vì thu nhập của nhiều người trẻ chỉ dưới 10 triệu đồng/tháng. Hầu hết người trẻ, nếu không có gia đình ở Hà Nội, vẫn phải đi thuê nhà. Để sống được ở một thành phố lớn như Hà Nội và có tích luỹ là tương đối chật vật.
Hè này, trong cái nóng như đổ lửa của Hà Nội, Thanh Nga không dám bật điều hoà thoải mái vì sợ tốn tiền điện. Để tiết kiệm, cô chỉ bật vào khoảng 10h trước khi đi ngủ và hẹn giờ tắt lúc 2-3h sáng.
Cô chia sẻ, nhiều khi buổi tối cô và bạn chạy vào trung tâm thương mại vừa để “window shopping” (ngắm đồ) vừa để xua tan cái nóng mùa hè. "Mỗi khoản phải cắt giảm đi một chút để có số dư đề phòng những lúc cần, chứ thực ra tiết kiệm 2-3 triệu/tháng thì cũng không biết bao giờ mới thực hiện được những kế hoạch lớn hơn" - Thanh Nga tâm sự.
" alt="Người trẻ 'bóp bụng' chi tiêu trong bão giá" />Câu chuyện đi ăn cả nhà, mang thức ăn về, mừng cưới 200 nghìn đồng thu hút sự chú ý của nhiều người.
Nhưng đỉnh điểm là chuyện xảy ra tại đám cưới của anh N. Trong đám cưới, T. đã đưa vợ cùng con trai đến ăn uống nhiệt tình, thậm chí còn xin túi bóng mang mấy đĩa gà, tôm về. Nhưng phong bì mừng của cả gia đình chỉ có 200 nghìn đồng dù trước đó đám cưới T., anh N. đã mừng 1 triệu đồng.
Hành vi của người đồng nghiệp đã khiến anh N. bức xúc. ‘Tôi có nên nhắc nhở khéo anh ấy không? Nhắc thì kiểu gì hợp lý? Hay có phải tôi đang tính toán quá không?’, người này viết.
Câu chuyện trên nhận được nhiều bình luận của người dùng Facebook. Đa phần cho rằng, đồng nghiệp quá tính toán và cư xử không hợp lý. Với những người có lối sống như vậy, độc giả khuyên anh N., người chia sẻ câu chuyện trên, hạn chế giao lưu, thân thiết.
3 người đi ăn nhà hàng, mừng cưới 200 nghìn
Tương tự, vào tháng 2/2019, câu chuyện mừng cưới cũng khiến gia chủ khó xử được chia sẻ trên một diễn đàn mạng thu hút nhiều ý kiến trái chiều.
‘Chuyện là đợt tháng 2 vừa rồi, mình có làm đám cưới. Đến lúc kiểm tra phong bì, mình thấy có vài cái rất chi là ngộ.
Bình thường đi đám cưới mà ăn ở nhà hàng, khách sạn, các bạn thường mừng bao nhiêu? Đám cưới mình có làm ở nhà hàng với cỗ đặt cũng ngót nghét 4,3 triệu/mâm (10 người). Ấy vậy mà có vài người không hiểu nghĩ gì, đi ăn đám cưới nhà hàng khách sạn, đi tận 3 người (2 người lớn, 1 trẻ em) mà mừng tận 200 nghìn.
Lại thêm có một gia đình họ hàng nhà mình đi ăn cưới mà cả nhà 3 người cũng mừng 500 nghìn đồng’, một thành viên chia sẻ trên mạng xã hội.
Cô nàng này cũng bày tỏ rằng khi tổ chức đám cưới đã xác định sẽ bị lỗ. Nhưng những vị khách vô tư này khiến cô nàng vô cùng khó chịu và băn khoăn. 'May là cũng có người nọ bù người kia chứ ai mà cũng như 2 ví dụ trên đây chắc sạt nghiệp'.
Nhận tiền cưới bằng cách quẹt thẻ tại một đám cưới ở Hà Nội năm 2018 (Ảnh chụp từ clip). Chia tay vì tiền mừng cưới
Bị bạn gái chia tay vì quá keo kiệt, anh chàng đăng tâm sự lên Fanpage và bị dân mạng 'ném đá' không thương tiếc.
Theo đó, chàng trai (Hà Nội) và bạn gái yêu nhau được hơn 3 năm. Anh công tác trong ngành xây dựng, còn người yêu vẫn đang học năm cuối một trường đại học.
Cặp đôi đã tính đến chuyện cưới hỏi vào năm tới tuy nhiên một sự cố đã khiến họ chia tay.
Theo đó, chàng trai về quê nhà người yêu dự đám cưới của chị gái cô ấy và nhân tiện ra mắt họ hàng nhà gái.
Anh kể: ‘Nhà người yêu tôi ở miền Trung, đi ô tô cũng phải mất 7 tiếng. Lúc tôi tới, bố mẹ họ hàng bên nhà người yêu nhiệt tình lắm, hỏi han suốt. Lúc tôi ra Hà Nội, họ còn gói ghém quà cáp mang về và dặn dò lần sau đến chơi tiếp’.
Nhưng mấy ngày sau người yêu của anh đột ngột yêu cầu chia tay khiến nam thanh niên bất ngờ. Sau đó, anh mới biết lý do người yêu giận dỗi là do anh không mừng cưới chị của cô gái.
Anh chàng này lý giải: ‘Phong bì gì? Ba em nói mời anh về chơi chứ có phải đám cưới đâu. Anh đã xin nghỉ phép để đi về với em rồi còn gì. Quý là quý ở tấm lòng chứ. Với lại anh mua quà (hộp bánh có giá 300 nghìn đồng) cho nhà em rồi, giờ làm gì còn tiền’.
Ngoài ra, chàng trai cũng bị cô gái trách móc vì không phụ giúp mấy bác làm đám cưới dù anh này biện minh: ‘Anh là khách chứ đâu phải giúp việc’.
Khi bạn gái kiên quyết chia tay, chàng trai viết: ‘Bây giờ con gái thực dụng vậy sao? Trước giờ hai đứa cũng ít khi cãi nhau, vậy mà vì mấy cái phong bì lại tỏ thái độ. Mình tức quá nên cũng không níu kéo gì hết, nhưng nói thật người yêu cũng hiền và xinh, mình phải bỏ ra cả nửa năm mới tán đổ, giờ mà nói bỏ thì mình cũng tiếc’, người này chia sẻ.
Nhiều người cho rằng chàng trai Hà Nội keo kiệt, thiếu sự tinh tế cùng phép lịch sự tối thiểu vì không bỏ tiền mừng cưới chị người yêu và cũng không phụ giúp gia đình cô.
Thay vì trách cô gái thực dụng, chàng trai đã bị cư dân mạng liên tục ‘ném đá’ vì lối cư xử quá hẹp hòi.
Về vấn đề này, một Chuyên gia tư vấn cho biết, cách mừng cưới tùy vào mối quan hệ, địa điểm mời cưới (nông thôn, thành phố, gia đình hay nhà hàng, khách sạn…), số người tham gia.
Người mời cưới cũng nên thông cảm cho khách tham dự trong trường hợp số tiền mừng cưới chưa hợp lý. Việc cư xử nhẹ nhàng, tế nhị sẽ khiến ngày vui trọn vẹn hơn.
Đám cưới toàn siêu xe của cô dâu 26, chú rể 62 gây xôn xao dư luận
Chú rể năm nay đã 62 tuổi thế nhưng cô dâu chỉ mới gần 26 tuổi. Đám cưới của cặp đôi xuất hiện hàng loạt siêu xe.
" alt="3 người đến nhà hàng sang ăn uống, mừng cưới 200 nghìn đồng" />Họa sĩ thực hiện tác phẩm Lá cờ - Đất Điện Biênnăm 1980, chất liệu sơn dầu, khắc họa thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ đã hy sinh.
Tác giả cho biết bố ông cũng là chiến sĩ Điện Biên. Năm sáu tuổi, ông được bố tặng một chiếc võng dù được làm trên chiến trường. Ngày Tiếp quản Thủ đô, ông đã mang theo món quà về Hà Nội.
" alt="Họa sĩ Nguyễn Quân tặng tranh lịch sử Hà Nội cho bảo tàng" />
- ·Nhận định, soi kèo Urawa Reds vs Sanfrecce Hiroshima, 17h30 ngày 25/4: Khách thất thế
- ·Đặt camera, chồng phát hiện hành động đáng sợ của vợ khi pha cà phê mỗi tối
- ·6 loại rác thải tuyệt đối không nên vứt vào bồn rửa để tránh tắc nghẽn
- ·Khoản tiền 700 triệu nằm hàng chục năm trong ngân hàng của NSND Phùng Há
- ·Nhận định, soi kèo PSG vs Nice, 1h45 ngày 26/4: Cơ hội của đội khách
- ·Mua xe thanh lý giá bèo, tưởng được món hơi hoá ra ôm cục nợ
- ·Đại gia Lào Cai muốn mua siêu xe Ferrari bị tai nạn ở Hà Nội
- ·Hộp cơm thịt bò 2.800 USD ở Nhật
- ·Nhận định, soi kèo Kashima Antlers vs Nagoya Grampus, 17h00 ngày 25/4: Điểm tựa sân nhà
- ·Ô tô điện chạy tốc độ cao thì nhanh hết pin hơn chạy chậm?