Xung quanh câu chuyện shark Phú có những lời bình luận được cho là thiếu tôn trọng phụ nữ trong chương trình Shark Tank Việt Nam,ụxanhsạchxinhcủaSharkTankSựđùabỡncủanữvớinamgiớicòntrắngtrợnhơnnhiềchiến sự nga nữ doanh nhân Trương An Xinh - admin chính một hội nhóm dành cho phụ nữ với gần 100.000 thành viên - đã đưa ra một số góc nhìn khác về câu chuyện này. Báo VietNamNet xin đăng tải lại ý kiến của chị. | Tác giả Trương An Xinh |
Nếu các bạn hiểu và nghĩ Shark Tank Việt Nam cũng chỉ là một gameshow như bao nhiêu gameshow khác trên truyền hình, thì các bạn sẽ không tới mức bức xúc lắm đâu. Những gì họ "show" (trình chiếu) ra cho chúng ta xem đều có kịch bản, có phân vai, có tính toán. Ví dụ khi mời các shark tham gia, đầu tiên họ phải có tiền thật, hoặc đại diện cho 1 công ty, tập đoàn có tiền thật. Sau đó là tính cách, chương trình sẽ cân đối các khách mời sao cho có người là "hoa hậu thân thiện", có người ghê gớm, có người nói nhiều, có người điềm đạm. Và cả ngành nghề nữa, đừng quá trùng nhau, sao cho có thể đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nhỏ tới lớn. Mỗi người tham dự đều gửi hồ sơ tới cho cả chương trình lẫn các shark xem hết rồi, vì thế sự xuất hiện và trình bày của các ứng viên sẽ chỉ là bước cuối cùng thôi. Họ sẽ cân đối cả những ứng viên trong mỗi chương trình phát sóng nữa, có người được người không, có những dự án hay ho và có cả những dự án ngớ ngẩn gây cười, cho chương trình "hot". Cũng có những cú lội dòng ngoạn mục, là hồ sơ không xuất sắc, nhưng khi các bạn trình bày trả lời được hết những câu hỏi rất thuyết phục, thì các bạn có thể "deal" (thoả thuận) được một số tiền nhỏ. Cho nên Shark Phú nói: Tôi chỉ cần liếc qua là biết rồi - đó là sự thật. Và trong team các shark cũng đã xác định đầu tư, chỉ là lúc deal %, ai nhiều ai ít thôi. Những chương trình thực tế luôn phải có "drama" (yếu tố kịch tính), nếu không nó sẽ chết. Ví dụ như Việt Nam Idol, The Face, Next Top Model.... đều sẽ "show" ra những trường hợp vô cùng ngớ ngẩn, cũng rất nhiều khoảnh khắc ban giám khảo cố chịu đựng hoặc nói thẳng, hoặc ánh mắt coi thường không thể giấu được. Quay lại Shark Tank. Sẽ còn lâu lắm nữa mới có sự bình đẳng giới ở Việt Nam - khi mà từ bao lâu nay sự trêu đùa bỡn cợt của nữ đối với nam còn trắng trợn hơn nhiều nhưng được coi là thú vị, còn nam với nữ thì sẽ bị coi là thô bỉ. Tất nhiên mình không cổ vũ, nhưng nếu nhìn nhận công bằng, show Người ấy là ai, Người bí ẩn, và rất nhiều show khác giám khảo hoặc khách mời là nữ, sự trêu cợt với các thí sinh nam còn nghiêm trọng hơn nhiều. Không thể phủ định Shark Tank có những mặt tốt của nó. Nếu như một số chương trình giải trí khác chỉ khiến người ta cười, Shark Tank đã giúp được rất nhiều người trẻ tự tin hơn vào bản thân, khao khát thể hiện mình, mạnh dạn dấn thân vào con đường kinh doanh, làm giàu chân chính. Người xem cũng hiểu hơn về các mô hình kinh doanh, tiếp cận các ý tưởng mới có thể gợi cho chính họ những ý tưởng tốt hơn. Người xem cũng thấy được giới trẻ bây giờ cố gắng nỗ lực thế nào trong chặng đường kinh doanh của họ. Người xem cũng hiểu hơn về cách lập dự án, điều hành, tính toán, nhân sự, cách trình bày, cách gọi vốn, hẳn là ai cũng rút ra được những kinh nghiệm cho riêng mình. Với những người giỏi, có ý tưởng, có đam mê nhưng không có vốn, họ rất cần những cơ hội như thế này. Tất nhiên có nhiều góc khuất, có những ồn ào, nhưng một người làm được rất nhiều việc có ý nghĩa cho mọi người, tới lúc sai 1 việc, lập tức bị kêu gọi đuổi cổ, tẩy chay, hạ bệ bằng những ngôn ngữ còn thô bỉ gấp nhiều lần... có thực sự xác đáng? Có nhiều người cảm giác như họ chỉ sống để chờ một "drama" của ai đó rồi kích hoạt nó lên. Họ muốn trở thành một biểu tượng của việc chống lại cái xấu. Lâu dần, vô hình chung họ trở nên cay nghiệt và cực đoan, không còn khả năng phân tích đa chiều, ghi nhận sự tốt đẹp được nữa. Mình cũng có kinh nghiệm làm gameshow khá nhiều năm, mình biết tìm được 1 shark không dễ đâu. Như trên đã nói, họ phải có tiền, lại còn phải sắp xếp thời gian, công việc, tâm huyết lắm mới có thể tham gia được. Còn với những người kinh doanh là nữ, ai đã bắt tay vào kinh doanh hay phải gặp đối tác, tiếp khách, deal hợp đồng... cũng hiểu rằng không thể tránh khỏi những lúc bông đùa hoặc trêu cợt, tuy nhiên tự bạn sẽ định nghĩa giới hạn của chính bạn ở đâu cũng như bản lĩnh kinh doanh của bạn tới đâu. Có những bông đùa khiến bạn thấy vui, có những bông đùa khiến bạn khó chịu, có những giới hạn mà bạn sẵn sàng bỏ về, thẳng thắn nói rõ nguyên nhân và từ bỏ dự án. Nhưng nếu gặp chuyện gì bạn cũng lồng lộn lên, đập bàn chửi mắng, khinh bỉ đấu tố... thì lúc đó là câu chuyện của người bán tôm gặp bà bán cá mất rồi. Trương An Xinh Bạn có thể gửi cho chúng tôi về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết phải trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn. |