Vào nghề năm 2019 ở một trường tiểu học gần nhà,Áplựcbủavâygiáoviêtrực tiếp bóng đá chelsea cô giáo ở Phú Thọ không đếm nổi số lần ấm ức đến bật khóc.
Khi học và thực tập, cô Nga được dạy theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Nhưng đi làm, cô giáo trẻ phải làm quen mô hình trường học mới VNEN - đang được thử nghiệm ở một số nơi, dùng sách khác với sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Liên tục bị nhận xét không đạt, cô Nga thức trắng nhiều đêm, tự học, tập luyện để bắt kịp yêu cầu công việc.
Được hai năm, cả nước chuyển qua chương trình phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới, cô Nga như "học lại từ đầu". Ngoài dạy, làm chủ nhiệm, công tác Đoàn thể, cô giáo sinh năm 1997 liên tục phải đi tập huấn, trao đổi. Covid-19 cũng khiến cô phải học nhiều kỹ năng mới để dạy online.
"Tôi không biết cuối tuần là gì, thường xuyên thức đêm", cô Nga nhớ lại.
Cô sau đó còn căng thẳng khi hay tin phụ huynh lăn tăn, xin trường đổi giáo viên kinh nghiệm hơn. Đang mang thai, lại nhiều việc, thu nhập quanh mức 5 triệu đồng, cô không ít lần tự hỏi về lựa chọn vào ngành Sư phạm.
Phải thay đổi theo chương trình mới cũng là áp lực của thầy Nguyễn Tuấn Anh, giáo viên THCS ở Hà Nội. Vốn là giáo viên Hóa, thầy phải chuyển dạy Khoa học tự nhiên - môn tích hợp Lý, Hóa, Sinh. Đã bốn năm trôi qua nhưng thầy giáo 34 tuổi cho biết do theo học sinh từ lớp 6 lên 9 nên năm nào cũng phải học kiến thức mới.
Trong khi đó, làm chủ nhiệm với nhiều "việc không tên" về hồ sơ, sổ sách, rồi giữ liên lạc với phụ huynh cũng đã "ngốn" nhiều thời gian rảnh.
"Tôi gần như không còn thời gian cho mình và gia đình, đừng nói là đi gặp gỡ cà phê, ăn uống với bạn bè", thầy nói.