Nhưng với sự biến động hằng ngày của cuộc sống hiện tại, không phải lúc nàochúng ta cũng có thể dành những thứ tốt nhất cho con. Việc chuẩn bị một kế hoạchdự phòng cho con cái nếu không may có bất kỳ một sự biến động nào xảy ra là điềucấp thiết. Có nhiều cách để các bậc cha mẹ lựa chọn một công cụ dự phòng hiệuquả cho tương lai con cái mai sau như: gửi tiết kiệm, mua nhà, đầu tư…Trong đókế hoạch vừa gia tăng giá trị tài sản vừa mang đến sự bảo vệ về mặt tài chínhtrước những rủi ro được xem là một giải pháp toàn diện và khá phù hợp với tìnhhình hiện nay.
Với lãi suất công bố 9%/năm cho sản phẩm bảo hiểm liên kết chung kể từ ngày10/03/2014, gói sản phẩm An Khang Toàn Gia của Hanwha Life Việt Nam giúp các bậccha mẹ đầu tư hiệu quả cho những mục tiêu lâu dài dành cho con cái như tương laihọc vấn, khởi nghiệp…Ngoài ra, cả gia đình gồm cha mẹ và con cái đều được bảo vệtrước mọi rủi ro về bệnh tật hiểm nghèo với quyền lợi vượt trội của sản phẩm Bảohiểm bổ sung Bệnh hiểm nghèo nâng cao,
Chu toàn cho cả gia đình
Khi nuôi con, cha mẹ nào cũng mong muốn đến khi về già được con cái chăm lo,phụng dưỡng. Tuy nhiên, quy luật “nước mắt chảy xuôi” là thực tế thường thấytrong cuộc sống hằng ngày. Mải bận tâm chăm lo cho “gia đình nhỏ” nên không ítngười đã quên đi hoặc chưa thể nghĩ đến “gia đình lớn” trong khi cha mẹ sinh rata mỗi ngày mỗi già yếu. Dù đang ở riêng hay sống chung thì mỗi người vẫn cầnlàm tròn trọng trách đối với “gia đình lớn”, với bậc sinh thành khi ốm đau, bệnhtật.
Hiểu rằng việc gánh vác trọng trách, chu toàn cho cả gia đình không phải là mộtđiều dễ dàng, gói sản phẩm An Khang Toàn Gia còn giúp khách hàng “làm tròn đạohiếu”. Chỉ với một hợp đồng bảo hiểm chính - tất cả thành viên trong gia đìnhgồm ba thế hệ từ ông bà, cha mẹ đến con cái đều có thể an tâm được bảo vệ trước43 bệnh hiểm nghèo đối với khách hàng trên 18 tuổi và trước 13 bệnh hiểm nghèođối với khách hàng từ 0 - 17 tuổi.
Nhằm đáp ứng mục tiêu đa dạng của nhiều nhóm khách hàng từ người độc thân, vợchồng mới cưới đến gia đình “hạt nhân” và gia đình ba thế hệ, An Khang Toàn Giathiết kế một kế hoạch bảo vệ chu toàn với những quyền lợi vượt trội bằng mức phíhợp lý.
Trường hợp của khách hàng Nguyễn Văn A. - 32 tuổi là một ví dụ. Chỉ cần đầu tưchưa đến 2.400.000 đồng/ tháng cho gói sản phẩm An Khang Toàn Gia để tất cả mọithành viên trong gia đình bao gồm: vợ - con và hai đấng sinh thành được bảo vệchu toàn trước mọi rủi ro do tai nạn và 43 loại bệnh hiểm nghèo đối với ngườilớn; 13 loại bệnh hiểm nghèo đối với trẻ em. Ngoài ra, chỉ cần thêm 130.000đồng/ tháng tham gia sản phẩm bảo hiểm bổ sung miễn đóng phí nâng cao dành chobên mua bảo hiểm, anh Nguyễn Văn A. hoàn toàn yên tâm về mặt tài chính trongtrường hợp có những rủi ro, mất mát xảy ra với bản thân.
Anh Vũ
Rượu được xếp vào nhóm chất gây nên 7 bệnh ung thư (Ảnh minh họa: H.K).
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh chậm, mệt nhiều, thể trạng gầy, da sạm, củng mạc mắt vàng, run tay, đau họng nhiều, nuốt đau, ho từng tiếng, khạc đờm ít dây máu đỏ. Kết quả nội soi tai mũi họng cho kết quả u xoang lê phải, theo dõi carcinoma (ung thư biểu mô).
Bệnh nhân được chỉ định chuyển tuyến trên điều trị, nghi ngờ ung thư xoang lê. Xoang lê là một vị trí của vùng hạ họng.
Bác sĩ Mai Thị Hạnh, khoa Nội tổng hợp, cho biết, với bệnh nhân này, hiện chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên khối u ở xoang lê nhưng rượu có thể là yếu tố liên quan.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rượu được xếp vào nhóm chất gây nên 7 bệnh ung thư như ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, gan, thực quản, đại trực tràng và ung thư vú ở phụ nữ.
Theo WHO, nguyên nhân là do khi sử dụng rượu bia, 95% chất cồn được chuyển hóa qua gan trở thành các hợp chất mới, dưới tác dụng của enzyme alcohol dehydrogenase, rượu được oxy hóa thành acetaldehyde, chất này tấn công DNA làm sinh sôi các tế bào ung thư.
Thêm vào đó, nếu càng uống nhiều rượu, hàm lượng acetaldehyde trong nước bọt sẽ càng gia tăng, góp phần làm tổn thương DNA ở các tế bào niêm mạc miệng, vòm họng, thực quản và đường hô hấp. Do đó, người lạm dụng rượu nhiều năm có nguy cơ ung thư cao hơn so với người bình thường.
Tại sao rượu có thể có hại?
Theo WebMD, rượu xâm nhập vào tế bào của bạn một cách dễ dàng. Nó có thể làm hỏng DNA và tạo ra những thay đổi khác nhau trong cơ thể.
- Hóa chất độc hại: Khi cơ thể phá vỡ ethanol trong rượu, nó sẽ tạo ra một hợp chất được cho là gây ung thư.
- Đột biến DNA: Rượu có thể gây kích ứng và làm viêm các cơ quan và mô của bạn. Khi cơ thể cố gắng tự sửa chữa, nó có thể tạo ra những sai lầm trong DNA của bạn khiến các tế bào ung thư phát triển.
- Nội tiết tố: Rượu có thể làm tăng nồng độ estrogen ở phụ nữ, có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư.
- Các chất dinh dưỡng: Rượu làm cho cơ thể kém khả năng hấp thụ các vitamin quan trọng và các chất dinh dưỡng khác có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư. Chúng bao gồm folate, một loại vitamin B.
- Tăng cân: Rượu chứa rất nhiều calo. Thừa cân hoặc béo phì có liên quan đến nhiều loại ung thư.
Để bảo đảm sức khỏe, người dân nên uống dưới hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, dưới 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá năm ngày trong một tuần.
Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy, 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330ml (5%); 1 cốc bia hơi 330ml; 1 ly rượu vang 100ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).
" alt=""/>Mỗi ngày uống 1 lít rượu, người đàn ông 38 tuổi bị ho ra máuẢnh mang tính minh họa.
Đầu năm 2005, nhờ bạn bè rủ rê, anh Hồng tỉ tê với vợ đưa vốn để đi “lướt” nhà đất. Chỉ sau 2-3 phi vụ thành công, anh Hồng đã kiếm được số tiền mà chị Nhung phải tần tảo cả 10 năm chưa tích cóp được. Chẳng mấy chốc, anh đủ tiền mua đất, xây nhà, sắm cả ô tô. Cửa hàng cơm của chị Nhung chỉ còn kiếm tiền “tiêu vặt” cho gia đình. Có tiền, anh Hồng năng “quan hệ” với các sếp nên đường công danh cũng rộng mở. Anh trở thành giám đốc một công ty, có dưới tay hơn 100 nhân viên.
Chức to, nhiều tiền, quan hệ rộng, nhu cầu tình cảm của anh Hồng tức khắc cũng thay đổi. Anh không thích đôi bàn tay chai sạn toàn vết dao cứa, quần áo ám mùi đồ ăn của vợ. Trong khi đấy, ở công ty lúc nào cũng có mấy em vừa ra trường đến thử việc, xinh đẹp, nõn nà, thơm phưng phức, luôn tìm cách lấy lòng anh.
“Tôi có hai nhà, nhà nào cũng có vợ, có con mà tôi chả biết nên đi đâu về đâu. Về với vợ thì nhớ bồ - vợ cũ, mà tới chỗ bồ lại có lỗi với vợ - bồ cũ. Mà họ cũng thường xuyên lôi tôi ra đay nghiến, dằn vặt. Thành thử tôi cứ la cà quán xá, chẳng dám về nhà” - anh Hồng rũ ra trên bàn rượu. |
Chả mấy chốc anh vướng vào lưới tình với một cô nhân viên mới kém anh 20 tuổi. Bỗng nhiên, anh Hồng thấy như lần đầu tiên được yêu, được làm đàn ông oai phong theo đúng nghĩa khi đủ sức bao em các cuộc vui tới bến. Lao vào nhau như thiêu thân, sớm điện thoại, tối nhắn tin, lại thường xuyên đi “công tác”, chuyện tình của anh Hồng chả mấy chốc bại lộ. Bất chấp sự ngăn cản của bố mẹ, sự níu kéo của vợ, sự năn nỉ của con, anh Hồng vẫn nhất quyết ra đi theo tiếng gọi của tình yêu. Giấy ly hôn ký chưa ráo mực thì anh lên đời “bồ” thành vợ.
Hoán đổi vị trí
Đám cưới mới chừng nửa năm thì anh Hồng đã hụt hơi. Tuổi 44 mệt mỏi, bụng to, xương cốt mỏi nhưng anh Hồng vẫn phải “đánh đu” chiều theo những sở thích của cô vợ trẻ. Tuần vài buổi đi xem phim, xem ca nhạc, đi sinh nhật, đám cưới bạn. Các cuộc vui thường kết thúc bằng hát karaoke ầm ĩ, ồn ào. Nếu anh không đi thì vợ trẻ lại khóc lóc, hờn dỗi, đóng sập cửa phòng ngủ, đuổi anh ra salon nằm. Còn nếu anh muốn ăn cơm thì cũng tự lăn vào bếp vì cơm vợ trẻ nấu không nhão thì sống, thức ăn chẳng mặn lại lạt lẽo.
Buồn chán, mệt mỏi, anh Hồng hay lang thang qua nhà cũ để thăm con. Cả hai đứa con gái anh Hồng đều sống với mẹ, ngày càng ngoan ngoãn, xinh đẹp. Thấy bố về, hai đứa đều vui mừng, bá vai, bá cổ, đứa đấm lưng, đứa nhổ tóc sâu cho bố, líu ríu kể chuyện trường lớp, bạn bè cho bố nghe. Anh Hồng cảm thấy thư thái, hạnh phúc vô cùng. Đến bữa, mùi những món ăn vợ cũ nấu bốc lên thơm nức, khiến anh Hồng nấn ná chẳng muốn về. Hai đứa con đang vui chuyện với bố cũng muốn giữ bố lại ăn cơm. Chị Nhung nhìn con vui cười hớn hở, chẳng nỡ đuổi chồng cũ về. Thế là cả gia đình lại sum họp như xưa, với tiếng cười không ngớt của hai trẻ.
Rồi từ đó, chẳng rõ vì nhớ cơm vợ cũ nấu, thèm không khí gia đình ấm cúng, ríu rít tiếng con trẻ hay nhớ vợ cũ, mỗi tuần anh Hồng lại đôi ba bận đến thăm con và “xin bữa cơm”. Rồi trong đêm mưa, vợ đi công tác, anh Hồng ngủ lại nhà vợ cũ. Ma xui, quỷ dẫn đường, anh Hồng lại quen đường vào phòng ngủ trước đây. Hai anh chị như mưa rào gặp hạn, ôn lại biết bao nhớ thương. Dường như gặp lại “bạn tri âm” từ thuở thanh niên khiến anh Hồng thấy sức lực, tinh thần đều như trẻ lại. Khác với những khi gần gũi với vợ mới, anh lúc nào cũng thấy mình già nua, mệt mỏi.
Một lần, rồi hai lần, anh Hồng lại lâm vào tình cảnh vụng trộm, lén lút ra vào ngôi nhà của mình (vẫn chưa sang tên cho vợ cũ). Giữa lúc anh Hồng đang định nói thật với vợ trẻ để ngãng ra thì vợ trẻ lại tuyên bố có thai, mà lại là đứa con trai. Vậy là anh Hồng tiến thoái lưỡng nan. Chị Nhung sau cơn mê đắm lại dằn vặt bản thân, giận mình, hận người tình – chồng cũ. Chị không hiểu sao cuộc đời trớ trêu lại đẩy chị vào hoàn cảnh “ăn vụng” – điều mà từ trước đến nay chị vẫn nguyền rủa cô bồ của chồng - tức là vợ hiện nay của chồng cũ.
Chị cứ ba bữa nóng, một bữa lạnh, lúc vui vẻ vồ vập, lúc lại ngấm nguýt cấu chí chồng cũ. Vợ trẻ cũng mù mờ biết chuyện, cấm anh qua lại nhà cũ, dù chỉ thăm hai con gái. Mỗi lần giận chồng, cô ta lại đấm vào bụng bầu bùm bụp cho hả giận. Anh Hồng lại sợ kinh động đứa con trai.
“Tôi có hai nhà, nhà nào cũng có vợ, có con mà tôi chả biết nên đi đâu về đâu. Về với vợ thì nhớ bồ - vợ cũ, mà tới chỗ bồ lại có lỗi với vợ - bồ cũ. Mà họ cũng thường xuyên lôi tôi ra đay nghiến, dằn vặt. Thành thử tôi cứ la cà quán xá, chẳng dám về nhà” – anh Hồng rũ ra trên bàn rượu.
(ghi theo lời kể của anh Nguyễn Hồng - Hà Nội)
(Theo Dòng Đời)" alt=""/>Có hai nhà, hai vợ nhưng không biết đi đâu về đâu...