Thịt ốp pô xe máy
Chắc hẳn ai đam mê phượt, du lịch bụi đều biết đến món ăn sáng tạo này. Thịt ốp pô vừa lạ miệng, vừa tận dụng được quãng thời gian chạy xe để chế biến mà không bị mất nhiều chi phí. Chị Bùi Hương, 1 phượt thủ cũng từng có những trải nghiệm thú vị về món ăn tự chế ấy.
Chị chia sẻ: “Đợt nhóm mình đi A Pa Chải, cũng lọ mọ mang thịt đi để làm món thịt ốp pô xe máy. Mình nghe nhiều nhóm đi trước kể lại nên cũng hào hứng muốn thử xem cảm giác khi ăn món lạ lẫm đó như thế nào. Để chuẩn bị cho chuyến đi và bữa ăn gồm 7 người, nhóm tìm mua giấy bạc, dây thép, kìm bấm từ Hà Nội. Các bạn có thể mua ở chợ hoặc các siêu thị đều có sẵn.
Thịt ướp chuẩn bị gói giấy bạc
Nhiều trường hợp chuẩn bị thịt ở nhà rồi đóng hộp mang đi nhưng nhóm mình đến chợ Bắc Hà mới mua để giữ thịt tươi. Cách làm món này đơn giản, bạn chỉ cần mua thêm ít sả đập dập rồi nêm cùng 2 gói muối mì tôm vào thịt”.
Nhóm phượt của chị Bùi Hương luôn có những ý tưởng mới lạ chế biến món ăn trên những cung đường
Những người đam mê phượt như chị Hương luôn tận dụng triệt để thời gian, những tiện lợi trên đường nên thịt ốp pô là món dễ làm nhất. Chị cũng cho biết thêm, thịt muốn ngon nên chọn loại thịt ba chỉ, khi ốp vào pô xe máy phần mỡ dính vào pô sẽ ngon như cách mình rang cháy cạnh ở nhà. Nhờ đó thịt không bị khô mà vẫn béo ngậy. Khi thái ướp nên thái dày khoảng 3 cm, không thái quá mỏng tránh tình trạng thịt nhanh cháy.
Trên đường đi phượt của nhóm, mỗi xe có thể ốp được 2 suất thịt như thế này
Xe chạy trên đường với sức nóng của pô thì khoảng 40-50 km là có thể gỡ thịt ra ăn. Mỗi xe bọc 2 suất ở pô là đủ phần cho 1 nhóm 7 người. Đoàn phượt của chị Hương chỉ mua bổ sung dọc đường chai tương ớt, bánh mì Mường Khương là có thể ngon lành thưởng thức món bánh mì kẹp thịt nướng.
Thành quả sau khi thịt được ốp pô xe máy
Trứng ốp vung
Bên cạnh thịt ốp pô xe máy thì món trứng ốp vung và mì tôm nấu trên những cung đường phượt cũng là một trong những sáng tạo của dân phượt. Chị Hương kể thêm, nhiều đợt nhóm phượt lên vùng cao cũng không phải khệ nệ nhiều đồ.
Mọi người chia nhau mang mì tôm, cồn khô, nước lọc và 2 chiếc nồi nhỏ trong ba lô là có thể yên tâm dã chiến, đủ lương thực đảm bảo cho cả nhóm. Nếu trên đường đi, số nước đã hết mà mọi người muốn nấu mì thì có thể lấy nước suối hoặc xin dân cư trong bản khi nào đến bữa thì tập trung bắc gạch dùng cồn khô để đun nấu dễ dàng.
Chỉ cần chiếc nồi nhỏ, chuẩn bị mì tôm, trứng dân phượt cũng chế biến nhiều món ăn độc đáo (Ảnh internet)
Với món trứng úp vung, chỉ cần ngửa vung xoong và đập trứng lên trên sau 3 phút là có thể thưởng thức món trứng ốp ngay tại bờ suối hoặc ven đường.
Gà “cái bang”
Gà cái bang (gà nướng đất sét) là món ăn không cần sử dụng nồi, niêu nên được giới đi phượt yêu thích. Nguyễn Lan Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) nhớ mãi lần đi phượt Tây Bắc được thưởng thức món này. Lan Anh chia sẻ: “Trước khi bắt đầu hành trình, đội mình chuẩn bị sẵn gà và tiến hành nhổ bỏ lông chỗ bầu diều, rửa lòng mề thật sạch, đập hành, sả, ớt rồi nhét bên trong con gà. Ngày hôm sau đi phượt chỉ cần gói nilon cẩn thận và mang thêm đất sét để tiện chế biến dọc đường. Nhóm cứ khi nào đói là mang tất cả đồ ra nướng đơn giản mà tiện lợi vô cùng”.
Gà được đắp đất sét trước khi nướng (Ảnh internet)
Nhóm Lan Anh cũng sử dụng củi khô ven đường để đốt lửa. 5-6 người quây quần bên bếp, rôm rả vài ba câu chuyện và đợi 1-1,5 tiếng là sẽ được món gà nướng đất sét ưng ý. Khi ăn chỉ cần bóc lớp đất bên ngoài, lông gà cũng theo đất mà bong hết. Thịt gà xé nhỏ và chấm muối hay gia vị đã chuẩn bị sẵn rồi nhâm nhi thưởng thức.
Lớp đất sét sau khi đã tách ra sẽ được thành quả như thế này. Tuy không đẹp mắt nhưng thưởng thức khá ngon và lạ miệng (Ảnh internet)
Chỉ với những đồ dùng đơn giản, gọn nhẹ nhưng các phượt thủ đã sáng tạo ra nhiều cách chế biến độc đáo và đột phá. Với những món như thịt ốp pô, gà cái bang hay trứng ốp vung… họ vừa tiết kiệm chi phí lại có thêm nhiều kỷ niệm vui, đáng nhớ trên những cung đường đi của mình.
(Theo Em đẹp)
Thịt ốp pô xe máy, gà nướng đất sét, trứng ốp vung xoong… là những món ăn đặc biệt mà dân phượt có cơ hội trải nghiệm và thưởng thức qua các cung đường.
Khi quyết định lấy chồng, Hà thường lên các diễn đàn chị em phụ nữ tìm hiểu về cách chiều lòng các bà mẹ chồng. Nhưng thấy các chị em than phiền quá nhiều, nên cô đâm ra sợ. Nhiều khi cô phân vân không biết cưới rồi có nên sống sống cùng gia đình bố mẹ chồng hay không?
Hà nghĩ là một chuyện, nhưng quyết định lại ở Quý - chồng cô. Do vậy, những ngày làm dâu cận kề, Hà lo lắng vô cùng. Đôi lần cô có ý hờn dỗi chồng sắp cưới. Dù thế lúc nào anh cũng khẳng định: “Em yên tâm đi. Bố mẹ mình chuẩn lắm, tân tiến, hiện đại nhưng cũng rất nền nã nhé”.
Quả đúng như vậy, về nhà chồng Hà mới hay, bố mẹ chồng rất mực tâm lý, yêu thương cái vô bờ bến. Và Hà nhận thấy một điều, ông bà không phân biệt con dâu, con trai hay con gái.
Xét về kinh tế, gia đình chồng Hà cũng thuộc diện có của ăn của để. Tuy nhiên, bên cạnh vật chất ông bà còn rất chú trọng việc dạy bảo, giáo dục con cái.
Với ông bà, những người trong một gia đình phải thẳng thắn, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Tuyệt đối không bao giờ có cãi vã, to tiếng với nhau.
Mẹ chồng Hà luôn nhẹ nhàng chỉ bảo tâm sự động viên con dâu cố gắng (Ảnh minh họa)
Còn Hà lại là một nàng dâu cẩu thả, vụng về trong khi gia đình chồng cô từ bố mẹ chồng, chồng, em gái của chồng đều rất chăm chỉ, sạch sẽ. Dù thế, cô chưa bao giờ bị bố mẹ chồng than trách. Chỉ khi có hai mẹ con, bà mới ngồi tâm sự, tỉ tê cho con dâu hiểu.
Hà nhớ rất rõ sau 1 tháng làm dâu mẹ chồng bảo: “Con à! Làm phụ nữ không nên ngủ dậy quá muộn. Hãy dậy sớm đánh răng, rửa mặt chuẩn bị đồ ăn sáng cho chồng con, rồi thoải mái thời gian đi làm. Dậy muộn, làm việc không hiệu quả. Thậm chí còn không có thời gian trang điểm, chăm sóc cho bản thân”.
Bà nói nhẹ nhàng nhưng câu nào cũng đúng. Bà khiến cho Hà cảm thấy xấu hổ hơn bao giờ hết. Cô càng cảm phục hơn, mẹ chồng cô rất “đảm” khi hàng ngày đi làm về nhà bữa nào cũng cơm nước tinh tươm. Bố mẹ chồng cô ai cũng nấu nướng ngon mắt.
Đặc biệt từ ngày có bé Bi- con trai đầu của vợ chồng Hà, ông bà càng vui vẻ, phấn khởi hẳn lên. Nhìn ông bà chăm cháu mà Hà vô cùng yên tâm. Tự đáy lòng, Hà nghĩ của cải nhiều làm gì, hạnh phúc là đây chứ còn đâu nữa? Và cô tự nhận thấy, cô đúng là một nàng dâu may mắn có một không hai.
Hà và chồng đều làm tài chính nên có đồng ra, đồng vào chi tiêu thoải mái không phải lo lắng. Tuy thế, bố mẹ chồng vẫn luôn quan tâm tới chi tiêu, sinh hoạt của các con. Những đợt lĩnh lương, có thưởng bố chồng đều mua quà cho cả nhà.
Khi sinh nhật con dâu, bố mẹ chồng cô vẫn luôn hỏi “Con thích gì để bố mẹ mua tặng?” hoặc thông qua con trai ông bà tổ chức sinh nhật linh đình cho con dâu.
Bố mẹ chồng đã vậy, em chồng của cô cũng chẳng thể chê vào đâu được khi rất mực tâm lý. Dù sống cùng một mái nhà nhưng suốt những năm làm dâu chưa một lần Hà có cãi vã, xung đột với em chồng. Em chồng ngoài học hành, về nhà lúc nào cũng nhiệt tình hỗ trợ chị dâu việc nhà.
Có những hôm Hà ốm, em dâu làm hết mọi việc mà không một lời than trách. Bố mẹ chồng chạy đôn chạy đáo lo thuốc thang, khám chữa.
Đợt gần đây, Hà cũng suýt không giữ được tổ ấm của mình khi không có bố mẹ chồng. Chuyện là, chồng Hà chẳng may chồng có quan hệ thân mật một nữ đồng nghiệp cùng cơ quan. Khi đó, bố mẹ chồng Hà biết chuyện trước, họ đã im lặng để kéo con trai về với tổ ấm của mình.
Hà biết chuyện chồng ngoại tình bên ngoài, cô ngất lên ngất xuống. Chồng cô khi đó vì quá mê muội mà vẫn nhất quyết đòi ly hôn vợ. Hà lúc nào cũng sống trong cảm giác hoang mang, sợ mất chồng.
Trước tình cảnh đó, bố mẹ chồng cô đã tìm đủ mọi cách để giúp con dâu "giữ chồng". Ông bà tìm tới nhà của ả nhân tình chồng Hà nói chuyện. Dường như hiểu được cái lý, cái tình bố mẹ chồng cô nói, mà sau đó cô nhân tình tự động rút lui.
Chồng Hà cũng ngoan ngoãn quay về nhà với vợ, thay đổi hẳn tính tình và một lòng yêu thương vợ con. Lúc này, Hà mới thấu được bố mẹ chồng tuyệt vời đến thế nào. Hà hiểu ra, cũng bởi có ông bà mà tổ ấm của vợ chồng Hà mới vững chắc suốt năm tháng qua.
Sau lần đó, Hà tự nhận thấy mình cần phải sống có trách nhiệm hơn. Cô luôn tâm niệm phải nâng niu giữ gìn lấy hạnh phúc này. Bởi mỗi nàng dâu ngoài có một người chồng tốt, phải có một chỗ dựa tinh thần vững chắc đó chính là gia đình chồng. Và Hà chính là một trong những nàng dâu may mắn đó.
(Theo Eva)
Lúc này, Hà mới thấu được bố mẹ chồng tuyệt vời đến thế nào. Hà hiểu ra, cũng bởi có ông bà mà tổ ấm của vợ chồng Hà mới vững chắc suốt năm tháng qua.
Với chiều cao hiện tại, Việt Nam đang đứng thứ 4 khu vực ASEAN, xếp sau Singapore (nam cao 171cm, nữ cao 160cm), Thái Lan (nam cao 170,3cm, nữ cao 159cm), Malaysia (nam cao 168,4cm, nữ cao 157,7cm).
Trong khu vực châu Á, Hàn Quốc hiện là quốc gia có chiều cao nổi bật nhất khi nam thanh niên đạt 173,9cm, nữ đạt 161,1cm, kế đó là Ấn Độ, nam cao 173cm, nữ cao 165cm, vị trí thứ ba là Nhật Bản, nam cao 172cm, nữ cao 158cm.
“Với đà tăng chiều cao hiện nay, trong 15-20 năm nữa, Việt Nam sẽ đuổi kịp Thái Lan”, Viện trưởng Dinh dưỡng tin tưởng.
Theo GS Tuyên, mức tăng chiều 2cm trong 10 năm đã được cho là nhanh và thường chỉ xảy ra ở các nền kinh tế tăng tốc sau giai đoạn bị kìm hãm do khủng hoảng kinh tế hoặc do chiến tranh.
Hiện một số nước phát triển như Anh, Hà Lan, Na Uy… mức tăng chiều cao chỉ khoảng 0,5cm trong mỗi thập kỷ do đã qua giai đoạn tăng 2cm/10 năm trong thời gian dài.
Lý giải mức tăng chiều cao nhanh của người Việt, GS Tuyên cho biết, Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều biện pháp can thiệp trong 2 thập kỷ qua, đặc biệt nhờ chăm sóc 1.000 ngày đầu đời giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chương trình bổ sung vitamin A, phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai, dinh dưỡng học đường…
Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi tại nước ta đã giảm từ 59% năm 1985 xuống còn 19,6% năm 2020, là mức thấp theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới.
“1.000 ngày đầu đời là giai đoạn cần can thiệp tích cực nhất để người trưởng thành sau này đạt chiều cao tiềm năng. Nếu bỏ lỡ giai đoạn này thì không bù đắp được”, GS Tuyên nhấn mạnh.
GS Tuyên cho biết, 1.000 ngày đầu đời tính từ thời điểm thụ thai cho đến khi trẻ 2 tuổi. Trong đó chia nhỏ làm 3 giai đoạn: 9 tháng mang thai, 1 năm đầu đời và 365 ngày năm thứ 2.
Đặc biệt đối với trẻ em, WHO công nhận, chiều cao đạt được lúc 3 tuổi sẽ quyết định chiều cao khi trưởng thành.
Cụ thể, nếu một trẻ 3 tuổi bị thấp còi nặng, chỉ cao 81,2cm, đến khi trưởng thành cao tối đa 158cm (dù được chăm sóc tốt về sau). Trẻ thấp còi nhẹ lúc 3 tuổi cao 89,3cm, sau này chỉ đạt đến tối đa 167,3cm và 1 trẻ bình thường lúc 3 tuổi cao 94,5cm thì sẽ đạt đến 170,9cm.
Do đó, trong giai đoạn mang bầu, các thai phụ cần ăn uống đa dạng, bổ sung đủ các vi chất cần thiết và nghỉ ngơi hợp lý.
Khi chào đời, trẻ phải được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Không cần cho trẻ ăn/uống thêm các loại đồ ăn/thức uống khác, kể cả nước trắng.
Từ tháng thứ 7, trẻ cần được ăn thêm đủ các thức ăn sệt và đặc đảm bảo chất lượng và tiếp tục cho bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi để trẻ tiếp tục phát triển khỏe mạnh.
Theo PGS Tuyên, ở Việt Nam, gần 50% bậc cha mẹ mắc sai lầm khi cho trẻ ăn dặm quá sớm và thường không đủ chất.
Thúy Hạnh
9 cách tăng chiều cao đơn giản mà hàng ngày bạn có thể áp dụng từ dinh dưỡng, luyện tập đến các mẹo nhỏ.
Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam hiện đạt 168,1cm, tăng 3,7cm và nữ đạt 156,2cm, tăng 2,6cm so với 10 năm trước. Nếu so thời điểm cách đây 20 năm, chiều cao nam thanh niên đã tăng 4,4cm và nữ tăng thêm 3,6cm
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá, mức tăng chiều cao của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn 1990-2020 tương đương thời kỳ vàng chiều cao của Nhật Bản giai đoạn 1955-1995.
“Nếu tiếp tục triển khai tất cả các giải pháp can thiệp, chắc chắn chiều cao của người Việt sẽ còn tiếp tục tăng”, Bộ trưởng Y tế tin tưởng.
GS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng nhận định, mức tăng trưởng chiều cao của người Việt thời gian qua là rất nhanh.