Kinh doanh

Bộ trưởng Giáo dục: Học sinh, sinh viên trở lại trường là nhu cầu chính đáng

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-04-11 23:18:10 我要评论(0)

Chiều 1/11,ộtrưởngGiáodụcHọcsinhsinhviêntrởlạitrườnglànhucầuchínhđákq serie a Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Ngukq serie akq serie a、、

Chiều 1/11,ộtrưởngGiáodụcHọcsinhsinhviêntrởlạitrườnglànhucầuchínhđákq serie a Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chủ trì cuộc họp trao đổi một số nội dung liên quan đến việc tăng cường triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ về đảm bảo các điều kiện an toàn sức khỏe học sinh, an toàn học đường khi trường học mở cửa trở lại.

Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, Bộ GD-ĐT đã có các công văn hướng dẫn các biện pháp củng cố, tăng cường chất lượng dạy học, đồng thời hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp an toàn trong dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục; phối hợp với Bộ Y tế ban hành Sổ tay phòng chống Covid-19 và tài liệu hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học.

Bộ GD-ĐT cũng đã đề nghị các địa phương thực hiện rà soát các điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ em, học sinh, cán bộ, nhà giáo khi tổ chức hoạt động giáo dục trực tiếp tại trường. Trong đó, lưu ý ưu tiên triển khai tiêm đủ liều vắc xin cho cán bộ, nhà giáo, nhân viên phục vụ tại trường học; nhanh chóng sửa chữa, hoàn thiện, khử khuẩn để đón học sinh đi học trực tiếp trở lại; rà soát, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ an toàn phòng chống dịch trong tình hình mới.

Các địa phương căn cứ vào đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn để quyết định cho học sinh tới trường trên nguyên tắc nơi nào đảm bảo an toàn, kiểm soát được dịch thì chủ động cho học sinh trở lại trường học tập…

Tính đến 17h ngày 31/10, cả nước có 22 tỉnh thành tổ chức được cho học sinh học tập trực tiếp; 16 tỉnh thành kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; 25 địa phương còn lại vẫn phải dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

{ keywords}

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp.

Về việc triển khai tiêm vắc xin cho học sinh từ 12-17 tuổi, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục sẵn sàng phối hợp, lập danh sách, khảo sát lấy ý kiến đồng ý của phụ huynh học sinh và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức tiêm tại trường học.

Hiện, một số địa phương đã thực hiện tiêm vắc xin cho học sinh, như TP.Hồ Chí Minh với khoảng 305.000 học sinh, Bình Dương là 42.330, Ninh Bình 32.938 học sinh.

Liên quan đến tiêm vắc xin, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, việc tiêm vắc xin cho trẻ theo hình thức chiến dịch, thực hiện trước với trẻ em ở độ tuổi từ 16-17 tuổi, sau đó sẽ hạ thấp dần độ tuổi. Cha mẹ, người giám hộ cần ký phiếu đồng ý tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ. Việc tiêm chủng chủ yếu thực hiện tại các trường học, trẻ không đi học thì tiêm tại trạm y tế, trẻ có bệnh nền tổ chức tiêm tại trung tâm y tế, bệnh viện để có những xử trí phù hợp…

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thống nhất rằng, việc học sinh, sinh viên trở lại trường là nhu cầu chính đáng. Do đó các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là UBND các tỉnh, thành phố cần phải coi đó là việc quan trọng, tạo điều kiện tối đa cho học sinh, sinh viên đến trường đảm bảo an toàn.

Hai Bộ trưởng cũng trao đổi, thống nhất một số nội dung nhằm tăng cường việc đảm bảo các điều kiện an toàn sức khỏe học sinh, an toàn học đường cho việc đi học trực tiếp. Tổ chức tập huấn cho hệ thống trường học các kỹ năng về dự phòng, quản lý, chăm sóc và phòng chống Covid-19.

Hai Bộ trưởng cũng nhất trí cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế nhằm triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe trong trường học khi học sinh, sinh viên trở lại trường. Đồng thời, thúc đẩy các địa phương ứng xử phù hợp với mở cửa trường học ở từng xã, phường tương đương với các cấp độ kiểm soát dịch bệnh.

Hải Nguyên

Nhiều thứ 'oái oăm', phụ huynh xin 'buông' việc học online của con

Nhiều thứ 'oái oăm', phụ huynh xin 'buông' việc học online của con

Xác định phải đồng hành cùng con trong thời gian học online, nhưng không ít phụ huynh choáng váng khi thấy số lượng bài tập hàng ngày con phải giải quyết quá nhiều.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

网友点评
精彩导读
Cái tôi lớn có thể khiến nhà quản lý không nhìn được bao quát (Ảnh: Pexels)

Địa vị cao, cái tôi lớn

Khi thăng chức, nhà quản lý có thêm quyền lực. Cùng với đó, đồng nghiệp, cấp dưới muốn làm hài lòng bằng cách lắng nghe chăm chú hơn, đồng ý nhiều hơn, hưởng ứng những câu chuyện cười của người đó... Tất cả những điều này có thể khiến cái tôi của nhà quản lý từng bước được “thổi phồng”.

Mặt khác, sự tách biệt là một rủi ro đối với các nhà lãnh đạo cấp cao. Các nhà lãnh đạo càng thăng tiến, được đưa vào văn phòng riêng và được thụ hưởng những không gian đặc quyền, họ càng có nguy cơ bị “xa rời quần chúng”, thiếu nắm bắt tình hình thực tế. Chính sự thiếu giao lưu, trao đổi, nghèo thông tin, sự o bế của những người xung quanh khiến người sếp nhầm lẫn giữa địa vị với quyền lực, sức mạnh thực tế. Nếu có cái tôi lớn, không biết lắng nghe… họ dễ dàng mất kết nối với chính công ty và có thể “ngã ngựa”.

Hậu quả khi đặt cái tôi quá cao trong công việc

Việc đặt cái tôi quá cao trong quản lý có thể làm sai lệch quan điểm, bóp méo giá trị, mục tiêu công việc. Điều đáng nói, càng có vai trò lớn, người lãnh đạo càng khó chấp nhận việc bị thách thức quyền lực. Ai cũng muốn được trở nên vĩ đại; nhưng khi nhu cầu “được công nhận” trở nên quan trọng hơn cả thành tích thực tế, hõ dễ đưa ra những quyết định có thể gây bất lợi cho bản thân, nhân viên và tổ chức. Bản ngã khiến họ bị thu hẹp tầm nhìn, dễ đánh giá cảm tính và hành động trái với giá trị quan ban đầu.

Cái tôi bị “thổi phồng” cũng khiến nhà lãnh đạo dễ đưa ra quyết định sai. Ví dụ, khi nghĩ rằng bản thân là kiến trúc sư duy nhất làm nên thành công của công ty, tổ chức, họ sẽ có xu hướng trở nên ích kỷ, chuyên quyền và ưa đặc quyền hơn. Cùng với đó, việc đối mặt với những thất bại và chỉ trích từ người khác càng trở nên khó khăn hơn. Sự tự ái cao khiến nhà quản lý tự “xây một bức tường phòng thủ”, ngăn cản việc học hỏi từ những sai lầm, hay những bài học kinh nghiệm từ cấp dưới hoặc đối thủ…

 Xa rời quần chúng có thể khiến nhà quản lý mất đi tiếng nói chung với tập thể (Ảnh: Pexels)

Mặt khác, cái tôi lớn khiến nhà quản lý dễ bị lợi dụng. Đối thủ hoặc những người có ý định xấu hiểu rõ người sếp này luôn mong đợi sự chú ý, nghênh đón của mọi người. Từ đó họ dễ dàng tìm cách thao túng để đoán được: Điều gì làm người này hài lòng? Người này mong đợi được đối đãi như thế nào? Người này có thể thiên vị ai đó chỉ vì họ khéo lấy lòng hơn không?...

Cuối cùng, vì tin tưởng và đánh giá quá cao bản thân, tầm nhìn của nhà lãnh đạo bị hạn hẹp đi. Bản ngã chính là “bộ lọc”, khiến bạn chỉ tìm kiếm thông tin xác nhận cho những gì mà bạn muốn tin, cũng như chỉ thấy và nghe những gì bạn muốn. Kết quả là người quản lý dễ mất kết nối với những nguồn tin khách quan, những nhân sự thực sự có trải nghiệm với khách hàng cũng như dư luận xã hội.

“Dung hòa” với cái tôi cao

Sự tự tin trước đây có thể là một trong những yếu tố tạo nên thành công của nhà quản lý. Nhưng khi sự tự tin phát triển thành tự mãn, họ cần điều chỉnh lại để có lợi hơn trong công việc.

Xem xét các đặc quyền, đặc lợi có được nhờ chức vị: Sẽ là điều tuyệt vời nếu các đặc quyền, đặc lợi hỗ trợ nhà quản lý thực hiện công việc một cách hiệu quả. Nhưng nếu những điều này chỉ để thể hiện địa vị, quyền lực, cái tôi cao… nhà quản lý hãy cân nhắc từ bỏ; nhất là nếu nó là tác nhân khiến họ “xa rời quần chúng”. 

Chủ động kết nối, tương tác và làm việc với những người không “chiều chuộng” cái tôi: Có thể sẽ rất khó chịu ban đầu khi phải tiếp xúc với những nhân viên thẳng thắn, khách quan và không cố gắng làm vừa lòng người sếp. Điều đó đòi hỏi nhà quản lý rèn luyện sự vị tha và khách quan.

Nghĩ về sự đóng góp của những người khác trong thành công chung của công ty: Có thể đơn giản dành vài phút cuối ngày để nghĩ những người đã giúp đỡ bạn. Đừng quên cảm ơn họ ngay khi được giúp đỡ. Đây là thói quen giúp nhà quản lý có sự khiêm tốn và có cái nhìn toàn diện về nguồn gốc thành công, giảm bớt nguy cơ trở nên trịch thượng.

Vĩnh Phú

" alt="Nhà lãnh đạo: Cái tôi càng lớn, quản lý càng khó?" width="90" height="59"/>

Nhà lãnh đạo: Cái tôi càng lớn, quản lý càng khó?