Sắp họp tháo gỡ vướng mắc về bảng giá đất của TPHCM
Liên quan đến những vướng mắc của UBND TPHCM khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai năm 2024, thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), cơ quan này dự kiến tổ chức cuộc họp vào sáng 10/9 để lấy ý kiến, trao đổi hướng xử lý từ các bộ, ngành.
Trước đó, Sở TN-MT TPHCM đã có văn bản khẩn gửi Bộ TN-MT báo cáo về những vướng mắc khi áp dụng bảng giá đất theo luật đất đai mới và cách thức điều chỉnh bảng giá đất dự kiến áp dụng trên địa bàn thành phố từ ngày 1/8 đến hết ngày 31/12/2025.
Giá đất nông nghiệp tăng 35 lần, doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng gì?
So với bảng giá hiện hành, giá đất tại bảng giá điều chỉnh dự kiến áp dụng trên địa bàn TPHCM, giá đất nông nghiệp tại TP. Thủ Đức tăng tối đa 30,6 lần. Tại 8 quận, huyện, giá loại đất này tăng từ 33 – 35 lần.
Giá đất nông nghiệp tăng sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khi thuế sử dụng đất và tiền thuê đất hằng năm cao hơn. UBND TPHCM sẽ điều chỉnh tỷ lệ thu hai loại thuế này cho phù hợp. (Xem chi tiết)
Chuyển biến mới tại ‘đất vàng’ liên quan đến đại gia Vũ 'nhôm'
Sở TN-MT TPHCM vừa có lần 12 mời thầu thẩm định giá khu đất số 2-4-6 Đồng Khởi, quận 1. Đây được xem là “đất vàng” khi sở hữu 3 mặt tiền đường, nằm ở vị trí đắc địa ngay trung tâm thành phố.
Được quy hoạch thành khu phức hợp cao 20 tầng nhưng nhiều năm qua dự án trên khu đất này vẫn chưa triển khai. Đơn vị đang sử dụng khu đất là Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam – Seaprodex. (Xem chi tiết)
Ba tầng hầm của chung cư được cấp phép sai luật
Tại kết luận thanh tra về cấp phép xây dựng, xử lý vi phạm hành chính về xây dựng và thực hiện nghĩa vụ tài chính tại chung cư Paris Hoàng Kim, TP Thủ Đức vừa công bố, Thanh tra TPHCM xác định có nhiều vi phạm, thiếu sót của Sở Xây dựng.
Một trong những vi phạm đó là cấp phép xây dựng 3 tầng hầm tại chung cư này sai luật. Cụ thể, lẽ ra phải trả hồ sơ cho chủ đầu tư bổ sung, Sở Xây dựng đã căn cứ thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện chưa đúng quy định để cấp phép xây dựng trái luật. (Xem chi tiết)
Công khai gần 600 căn hộ được bán cho người nước ngoài
Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa công khai 559 căn hộ tại hai dự án chung cư trên địa bàn phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đó là 186 căn hộ tại chung cư Osimi Phú Mỹ và 373 căn hộ tại chung cư Tumys Homes Phú Mỹ. (Xem chi tiết)
Doanh nghiệp bất động sản, xây dựng chưa thoát khỏi khó khăn
Nửa đầu năm nay, thị trường bất động sản được đánh giá có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa rõ nét. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này vẫn chưa khả quan.
Đơn cử, 6 tháng đầu năm nay, Công ty Quốc Cường Gia Lai ghi nhận doanh thu 65 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp này lỗ sau thuế 16,6 tỷ đồng. Không chỉ có mức thu nhập thấp, các lãnh đạo của Quốc Cường Gia Lai còn phải cho công ty mượn tiền. (Xem chi tiết)
Tương tự, tình hình kinh doanh của Công ty CP Thái Sơn – Long An trong nửa đầu năm nay cũng không khá khẩm hơn. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này chỉ vỏn vẹn 4 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả gần 32.600 tỷ đồng.
Thái Sơn – Long An là chủ đầu tư dự án T&T City Millennia Long Hậu, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Hiện doanh nghiệp này đang lưu hành 2 lô trái phiếu trị giá 8.700 tỷ đồng. (Xem chi tiết)
Tại Bình Dương, có trường hợp doanh nghiệp hô biến kết quả kinh doanh từ lỗ thành lãi, đó là Công ty CP CIC39. Doanh nghiệp xây dựng này vừa bị phạt 150 triệu đồng về hành vi công bố thông tin sai lệch báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý 4/2023. (Xem chi tiết)
Chuyên gia Raymond Cheng - Trưởng bộ phận nghiên cứu bất động sản Trung Quốc tại CGS International Securities Hong Kong, cho rằng việc nới lỏng các chính sách mua nhà sẽ mang lại hiệu ứng tích cực cho thị trường nhưng phạm vi tác động không rộng rãi, chỉ tập trung ở các thành phố lớn.
Để vực dậy thị trường bất động sản, theo chuyên gia Raymond Cheng, Trung Quốc cần triển khai quyết liệt hơn nữa các chính sách đã công bố cách đây hơn 1 năm, chẳng hạn như việc thúc đẩy chính quyền các địa phương mua lại nhà ở chưa bán được từ các chủ đầu tư.
Thị trường bất động sản Trung Quốc hiện vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, hiệu quả của việc nới lỏng các chính sách mua nhà chưa rõ ràng và nhiều người vẫn đang chờ giá nhà giảm hơn nữa. Lượng giao dịch và giá nhà trong tháng 8 vừa qua tiếp tục giảm.
Tháng 6 vừa qua, Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu người đứng đầu các địa phương tiếp tục đưa ra các chính sách mới để vực dậy thị trường bất động sản. Điều này mang đến hy vọng Chính phủ sẽ bổ sung các biện pháp hỗ trợ mới sau khi giảm mức tiền trả trước khi mua nhà.
Nhà chức trách cũng đang xem xét tái cấp vốn cho hàng triệu người vay mua nhà thế chấp với tổng giá trị lên đến 5.400 tỷ USD. Trước mắt, một số ngân hàng sẽ cắt giảm lãi suất cho vay ngay trong tháng này.
Đến nay, chính quyền địa phương tại các thành phố lớn của Trung Quốc vẫn chưa bỏ quy định những người chưa có hộ khẩu thì không được mua nhà, trừ các trường hợp đã nộp thuế thu nhập và đóng góp an sinh xã hội trong một số năm.
Hộ khẩu là công cụ hành chính được Chính phủ Trung Quốc sử dụng để kiểm soát dân số. Căn cứ vào hộ khẩu, người dân sẽ có quyền tiếp cận nhà ở, y tế và giáo dục tại các thành phố.
Theo các chuyên gia, nếu bỏ quy định người có hộ khẩu mới được mua nhà tại các thành phố lớn thì sẽ dẫn đến làn sóng người dân khắp nơi đổ về những nơi này mua nhà và gây mất cân bằng kinh tế trong nước.
Khi triển khai các biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản vào tháng 5 và 6 vừa qua, Bắc Kinh và Thâm Quyến vẫn giữ quy định người dân phải có hộ khẩu mới được mua nhà. Vào tháng 5, chính quyền Thượng Hải đã rút ngắn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân bắt buộc đối với người mua nhà chưa có hộ khẩu từ 5 năm xuống còn 3 năm.
Trong đó, lô 3-5 từng được đưa ra bán đấu giá vào tháng 11/2021 và Công ty CP Dream Republic đã trúng đấu giá với số tiền 3.820 tỷ đồng, cao gấp 7 lần giá khởi điểm.
Thời gian đấu giá 3 lô đất trên dự kiến sau 15 ngày kể từ ngày ban hành kế hoạch bán đấu giá và hoàn thành trong tháng 6/2025. Về quy trình đấu giá, UBND TPHCM cho biết việc bán đấu giá 3 lô đất sẽ được thực hiện theo quy trình 12 bước, cụ thể:
Bước | Nội dung công việc cần thực hiện |
1 | Công bố kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá trên cổng thông tin đấu giá quyền sử dụng đất quốc gia, cổng thông tin điện tử của UBND Thành phố và cổng thông tin điện tử TP Thủ Đức |
2 | Lập, thẩm định, trình chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án xây dựng nhà ở |
3 | Lập, thẩm định, trình phê duyệt phương án đấu giá |
4 | Xác định giá khởi điểm để đấu giá |
5 | Chuẩn bị, kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ và trình phê duyệt quyết định đấu giá |
6 | Lựa chọn đơn vị, tổ chức bán đấu giá |
7 | Thực hiện bán đấu giá |
8 | Lập hồ sơ, trình công nhận kết quả trúng đấu giá |
9 | Thực hiện kê khai để nộp tiền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính liên quan |
10 | Thông báo và thực hiện nộp tiền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính liên quan |
11 | Ban hành quyết định giao đất, ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cập nhật chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính |
12 | Bàn giao đất trên thực địa và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá |
Sau khi có kết quả đấu giá thành của 3 lô đất này, TPHCM sẽ rút kinh nghiệm và tiếp tục kế hoạch đấu giá chi tiết các lô đất còn lại.
Giai đoạn 2025-2026, TPHCM dự kiến bán đấu giá 8 lô đất thuộc các khu chức năng số 1, 3 và 7 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Trong đó, 3 lô đất thuộc Khu chức năng số 3, (gồm lô 3-8, lô 3-9 và lô 3-12) đã được đấu giá thành vào tháng 11/2021 nhưng các doanh nghiệp cũng lần lượt bỏ cọc.