Thời sự

Hội thảo về GenAI

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-03-29 22:31:33 我要评论(0)

Sự kiện mang tựa đề “Tương lai bán lẻ: Nâng cao trải nghiệm khách hàng với Generative AI", được tổ cthứ hạng của bundesligathứ hạng của bundesliga、、

image001.jpg

Sự kiện mang tựa đề “Tương lai bán lẻ: Nâng cao trải nghiệm khách hàng với Generative AI", được tổ chức bởi CMC Telecom, đối tác Advanced Tier Services của AWS tại Việt Nam và AWS. Hội thảo tập trung vào các chủ đề chính xoay quanh GenAI và ứng dụng của nó trong Marketing, Chatbot, Coding cho doanh nghiệp Bán lẻ, cùng với Amazon Q - dịch vụ GenAI của AWS. 

Mở đầu của sự kiện là chia sẻ về GenAI do ông Đặng Tuấn Thành, Giám đốc Khối điện toán đa đám mây, CMC Telecom dẫn dắt. Ông Thành đã nêu bật vai trò quan trọng của công nghệ này không chỉ là một xu hướng mới mẻ mà còn là chìa khóa quan trọng giúp các doanh nghiệp Bán lẻ duy trì vị thế và đổi mới trong thị trường bằng cách nâng cao trải nghiệm khách hàng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

image002.jpg

Sự kiện đã thu hút sự tham gia đông đảo từ các lãnh đạo doanh nghiệp Bán lẻ cũng như các chuyên gia công nghệ hàng đầu. Thông qua các phần chia sẻ và demo thực tiễn về GenAI, Hội thảo đã tạo ra một không gian mở và tích cực để mọi người có cơ hội trao đổi và học hỏi về ứng dụng của GenAI trong thị trường bán lẻ hiện đại.

Trong phần chia sẻ của mình, chuyên gia từ CMC Telecom đã đề cập đến ưu điểm và tiềm năng của GenAI, đặc biệt là trong lĩnh vực Bán lẻ. Ông Đặng Tuấn Thành nhấn mạnh, GenAI không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động Marketing và tương tác với khách hàng mà còn có thể áp dụng trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng, phân tích dữ liệu thị trường và cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến.

Các doanh nghiệp tham dự sự kiện đã thể hiện sự quan tâm lớn đối với GenAI và khả năng của nó trong việc cải thiện hiệu suất kinh doanh và tạo ra lợi ích cạnh tranh. Họ cũng chia sẻ những trải nghiệm và thách thức trong việc triển khai công nghệ này, tạo ra một diễn đàn hữu ích để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm.

Ngoài ra, sự kiện cũng là dịp để các doanh nghiệp tìm hiểu về các dịch vụ Generative AI đa dạng mà AWS cung cấp, hỗ trợ toàn diện doanh nghiệp tận dụng sức mạnh AI để thực hiện những điều không tưởng. 

image003.jpg

Bằng cách sử dụng các dịch vụ này, các doanh nghiệp có thể tự động hóa các nhiệm vụ đòi hỏi sự sáng tạo và phức tạp, từ việc tạo ra hình ảnh và video đến việc tự động phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định chiến lược. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời tạo ra những sản phẩm và dịch vụ độc đáo và thu hút khách hàng.

image004.jpg

Để minh chứng cho tầm nhìn về AI của mình, các diễn giả từ AWS đã giới thiệu chi tiết và demo về cách Generative AI hỗ trợ lập trình viên viết code nhanh chóng và hiệu quả hơn, đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm và dịch vụ thông qua công cụ Amazon Q. Với việc ra mắt Amazon Q vào năm 2023, AWS tiếp tục khẳng định cam kết trong việc cung cấp các công cụ và dịch vụ tiên tiến nhất để hỗ trợ sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực CNTT.

image005.jpg

Sự kiện khép lại, nhưng mở ra một cánh cửa rộng lớn cho sự áp dụng và phát triển của Generative AI trong lĩnh vực Bán lẻ, đồng thời là bước tiến quan trọng trong cuộc cách mạng số hóa của các doanh nghiệp. Sự hỗ trợ mạnh mẽ từ AWS cùng sự quy tụ và hòa mình của các doanh nghiệp và chuyên gia trong sự kiện hứa hẹn giúp GenAI trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay.

image06.jpg

Thúy Ngà

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Chia sẻ với VietNamNet, thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm cho biết rất quan tâm đến những chất vấn và phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.

“Trên cương vị Bộ trưởng của một ngành rất quan trọng, có liên quan chặt chẽ với hầu hết mọi gia đình, thì tôi tin các thầy cô, phụ huynh và cả học sinh rất mong đợi phần trả lời chất vấn này”.

Ở góc độ cá nhân, thầy Công cho biết quan tâm đến kế hoạch của Bộ GD-ĐT như thế nào để phối hợp với các địa phương trong việc cho học sinh đến trường.

“Việc cho học sinh học trực tuyến trong thời gian qua nhằm thích ứng với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid – 19 là cần thiết, đảm bảo an toàn cho học sinh, phụ huynh và cộng đồng và duy trì liên tục mạch kiến thức và kế hoạch năm học của các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, việc học trực tuyến cũng có những khía cạnh đáng bận tâm như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của học sinh đặc biệt là các học sinh tiểu học. Điều kiện cơ sở vật chất giữa các vùng, miền là hoàn toàn khác nhau, điều kiện mỗi gia đình cũng khác nhau, do vậy nhiều gia đình đặc biệt là ở nông thôn, miền núi gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động học tập trực tuyến.

Tôi nghĩ Bộ cần có các điều tra một cách bài bản về điều kiện ở các khu vực khác nhau, phối hợp với Bộ Y tế để đưa ra một bộ tiêu chuẩn vùng nào cho phép học trực tiếp, vùng nào phải học trực tuyến và nếu học trực tuyến thì cũng phải nghiên cứu: thời lượng học tối đa, học những gì? loại thiết bị nào đảm bảo tiêu chuẩn để học được, tránh tình trạng các thiết bị không đảm bảo gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất, tinh thần, thị lực của học sinh”, thầy Công nói.

{keywords}
Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm

Vấn đề thứ hai, thầy Công mong Bộ GD-ĐT sớm công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (nếu có).

“Bộ GD-ĐT công bố sớm sẽ tạo điều kiện cho các thầy cô giáo yên tâm giảng dạy và các học sinh yên tâm xây dựng một lộ trình học tập phù hợp, thích ứng với những điều kiện hiện có, trong bối cảnh nhiều nơi dạy học trực tuyến”.

Vấn đề thứ ba, thầy Công mong Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quan tâm giải quyết dứt điểm những “lùm xùm” về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

"Ngay sau kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021, mạng xã hội và hàng loạt các trang báo đã đưa tin về “đề ôn tập ở Hà Tĩnh giống đến 80% đề thi tốt nghiệp”.

Chúng tôi được biết, Bộ GD-ĐT đã tiếp nhận thông tin về vấn đề này nhưng cho đến nay vẫn chưa có công bố chính thức về phương thức giải quyết cũng như kết quả sự việc để làm yên lòng giáo viên và học sinh trong cả nước, đặc biệt là các thí sinh đã thi năm 2021 cũng như các thí sinh chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp năm 2022.

Nếu có sai phạm thì cần nêu rõ sai phạm đó được xử lí như thế nào và nếu không có sai phạm, thì thiết nghĩ cũng cần thông báo để minh oan cho giáo viên đó. Việc giải quyết triệt để vấn đề này là tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho kỳ thi ở năm học mới”, thầy Công nêu quan điểm.

Mong thông điệp rõ ràng về các vấn đề nóng

Thầy Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) cũng rất ngóng đợi phiên đăng đàn này của Bộ trưởng GD-ĐT.

“Tôi mong ngay ở lần đầu tiên đăng đàn trước Quốc hội, tư lệnh ngành giáo dục và đào tạo thể hiện được bản lĩnh, không né tránh những vấn đề nóng. Đặc biệt, mong đợi những thông điệp rõ ràng của Bộ trưởng trong việc tháo gỡ những vướng mắc về triển khai chương trình lớp 6 (khi hầu hết các đơn vị đang rối chuyện triển khai các môn tích hợp, giáo dục địa phương, trải nghiệm- hướng nghiệp. Thiếu nguồn lực thiết bị, nguồn lực đội ngũ); vấn đề xếp hạng giáo viên gắn với chứng chỉ chức danh nghề nghiệp; vấn đề thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở nhiều địa phương hiện nay”, thầy Tuấn Anh nói.

{keywords}
Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An)

Đồng quan điểm, thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) mong Bộ trưởng nói thẳng, đi thẳng vào những vấn đề trọng tâm.

“Thứ nhất, cần có một đánh giá đầy đủ, khách quan, trung thực về những bất cập xoay quanh việc dạy học trực tuyến trong thời gian qua. Từ đó, mới có những giải pháp tối ưu cho dạy học trực tuyến trong đại dịch và cho các kỳ thi sắp tới, đặc biệt là thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Thứ hai, Bộ GD-ĐT cần rõ ràng, minh bạch, dứt khoát trong triển khai việc học và thi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ở tất cả các địa phương.

Thứ ba, cần có sự phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ VH,TT&DL để có những giải pháp từng bước hạn chế tình trạng bạo lực học đường có xu hướng ngày càng gia tăng, gây bức xúc cho dư luận xã hội và đội ngũ các nhà giáo”, thầy Hiếu nêu quan điểm.

Công tác ở địa bàn vùng miền núi khó khăn, thầy Nguyễn Nam Sơn (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) cho hay mong muốn Bộ trưởng cũng như Bộ GD-ĐT quan tâm đến chế độ đãi ngộ của cán bộ giáo viên đang công tác ở vùng cao để làm sao giữ được những người có tâm huyết gắn bó lâu dài, có kinh nghiệm và lòng nhiệt thành với học sinh có thể yên tâm công tác.

"Bên cạnh đó, mong Bộ trưởng có những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục miền núi, vùng sâu vùng xa nhưng các giải pháp này phải đồng bộ từ cấp tiểu học lên THPT”, thầy Sơn chia sẻ.

{keywords}
Thầy Nguyễn Nam Sơn (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa).

Theo kế hoạch, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 11/11.

Nhóm vấn đề dự kiến được chất vấn là việc bảo đảm chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch Covid-19. Công tác dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền.

Ngoài ra là việc giảm tải chương trình học cho học sinh, việc thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Công tác an toàn trường học, y tế học đường để học sinh, sinh viên có thể trở lại trường học. Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh dịch bệnh.

Thanh Hùng

Bộ GD-ĐT khẳng định dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả

Bộ GD-ĐT khẳng định dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả

Trong báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ GD-ĐT khẳng định dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận điều kiện học tập giữa các vùng miền.   

" alt="Giáo viên mong đợi phiên trả lời chất vấn đầu tiên của Bộ trưởng Giáo dục" width="90" height="59"/>

Giáo viên mong đợi phiên trả lời chất vấn đầu tiên của Bộ trưởng Giáo dục

Cellebrite, một công ty an ninh mạng của Israel tuyên bố có khả năng “bẻ khóa” trên các thiết bị chạy iOS 11, kể cả iPhone X, iPhone 8 và các phiên bản cũ hơn. Công ty này được cho là bên thứ 3 đã giúp FBI "bẻ khóa" chiếc iPhone trong vụ tấn công khủng bố San Bernardino vào tháng 11 năm ngoái.

{keywords}

Tài liệu marketing của công ty này cho biết, dịch vụ của họ có thể bẻ khóa và xâm nhập vào tất cả các thiết bị chạy iOS từ iOS 5 đến iOS 11, bao gồm iPhone, iPad, iPad Pro và các mô hình iPod khác.

Trước đó, cơ quan chức năng của Mỹ đã đột kích thành công chiếc iPhone trong vụ tấn công khủng bố tại San Bernardino vào tháng 11 năm ngoái, rất có thể bằng cách sử dụng công nghệ của Cellebrite. Một nguồn tin khác liên quan đến công tác pháp y của cảnh sát cũng cho biết, người này vừa nhận được một thông báo Cellebrite có thể mở khóa iPhone 8 và tin rằng nó cũng sẽ thực hiện được trên iPhone X.

Dịch vụ mở khóa nâng cao của Cellebrite được bán dưới dạng giải pháp duy nhất của ngành để đánh bại các "ổ khóa" phức tạp trên các thiết bị dẫn đầu thị trường, bao gồm smartphone và máy tính bảng chạy iOS lẫn Android.

Dịch vụ này đặc biệt chỉ dành cho các cơ quan thực thi pháp luật, các cơ quan chính phủ để trích xuất dữ liệu điều tra. Theo đó, họ có thể lấy được hệ thống tệp tin đầy đủ cho khách hàng, cung cấp quyền truy cập vào email, dữ liệu ứng dụng, dữ liệu vị trí và các mục khác mà không cần jaibreak hoặc rooting thiết bị.

{keywords}
Một thiết bị chiết xuất toàn cầu của Cellebrite.

Trái với thông tin cho rằng, FBI đã phải trả tới 900.000 USD cho Cellebrite trong vụ mở khóa iPhone năm ngoái, rất có thể quá trình mở khóa này tương đối rẻ tiền với mức giá chỉ 1.500 USD cho mỗi thiết bị.

Chưa rõ, Cellebrite có thực sự đánh bại được iOS 11 hay không, tuy nhiên Apple chắc chắn sẽ lập tức tìm cách để vá lỗ hổng bảo mật càng nhanh càng tốt (nếu có). Và đây sẽ là một trong những cuộc chạy đua gay cấn trong giới bảo mật thời gian tới.

Theo NĐT/Appleinsider

Mã nguồn iOS bị lộ, iPhone có thể thành mồi ngon cho hacker

Mã nguồn iOS bị lộ, iPhone có thể thành mồi ngon cho hacker

Mã nguồn tuyệt mật của iOS vừa bị tung lên diễn đàn, mở đường cho tin tặc và giới jailbreak tấn công vào hệ điều hành này.

" alt="Israel tuyên bố “bẻ khóa” mọi thiết bị iOS 11" width="90" height="59"/>

Israel tuyên bố “bẻ khóa” mọi thiết bị iOS 11

 Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng lưu ý, 95% các sự cố an toàn thông tin (ATTT) bắt nguồn từ lỗi của con người. Do đó, việc ban hành và triển khai nghiêm các quy định, quy chế về bảo đảm ATTT trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin là hết sức quan trọng, giúp phòng chống và giảm thiểu các rủi ro về ATTT.

{keywords}
Toàn cảnh Hội nghị phổ biến Quy chế đảm bảo ATTT trong hoạt động ứng dụng CNTT của Bộ TT&TT.

Sáng 26/10, tại trụ sở Bộ TT&TT ở Hà Nội đã diễn ra Hội nghị phổ biến Quy chế đảm bảo ATTT trong hoạt động ứng dụng CNTT của Bộ, do Trung tâm Thông tin phối hợp với Văn phòng Bộ, Cục An toàn thông tin và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) tổ chức.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết, thời gian qua, tình hình ATTT trong hoạt động ứng dụng CNTT diễn ra hết sức phức tạp, với xu hướng mất ATTT trên thế giới ngày càng tăng cao. Chỉ tính riêng ở Việt Nam trong nửa đầu năm 2017, VNCERT đã ghi nhận tới hơn 6.000 cuộc tấn công mạng nhắm vào các hệ thống thông tin trong nước.

Thứ trưởng Hưng lưu ý, theo thống kê của các tổ chức uy tín về CNTT và ATTT, khoảng 95% các sự cố mất ATTT xuất phát từ yếu tố con người và các quy trình bảo đảm ATTT. Vì vậy, quy chế bảo đảm ATTT trong các tổ chức, cơ quan, hệ thống thông tin trọng yếu là rất quan trọng.

"Bộ TT&TT hiện có hoạt động rất rộng, sở hữu rất nhiều hệ thống thông tin quan trọng, vừa phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Bộ, triển khai các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, vừa có vai trò quyết định đến sự vận hành an toàn, thông suốt của một trong những hạ tầng quan trọng của đất nước là hạ tầng viễn thông. Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng là cơ quan quản lý nhà nước về ATTT. Do đó, việc xây dựng và ban hành quy chế bảo đảm ATTT trong hoạt động ứng dụng CNTT là hết sức cần thiết, để chủ quản các hệ thống thông tin, các cá nhân người dùng cũng như các cán bộ chịu trách nhiệm vận hành hệ thống thông tin và ATTT luôn nhận thức rõ, tuân thủ chặt chẽ, nghiêm ngặt các quy định ATTT, giúp đảm bảo ATTT trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ", Thứ trưởng Hưng nhấn mạnh.

{keywords}
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại hội nghị.

Theo Thứ trưởng Hưng, Quy chế bảo đảm ATTT trong hoạt động ứng dụng CNTT của Bộ TT&TT (Quyết định số 856/QĐ-BTTTT ngày 6/6/2017 của Bộ trưởng Bộ TT&TT) cũng sẽ giúp Bộ kiểm tra giám sát chặt chẽ việc triển khai và thực thi ATTT tại các đơn vị trực thuộc. Căn cứ vào quy chế này, các cơ quan, đơn vị cần tự xây dựng, ban hành các quy định, hướng dẫn và biện pháp thực thi cụ thể, phù hợp nhằm bảo đảm ATTT cho đơn vị mình. Thứ trưởng cũng yêu cầu 3 đơn vị trực thuộc Bộ là Trung tâm thông tin, Cục ATTT và VNCERT quan tâm phối hợp, giúp đỡ các công ty, đơn vị khác tăng cường khả năng tự phòng chống nguy cơ mất ATTT, đồng thời ban hành quy định, hướng dẫn cách thức xử lý tối ưu, nhanh nhất khi xảy ra sự cố.

Tại hội nghị, ông Võ Quốc Trường, Giám đốc Trung tâm thông tin ​(Bộ TT&TT)​ ​đã ​giới thiệu tổng quan về nội dung Quy chế, đồng thời thảo luận, làm rõ những khúc mắc xoay quanh việc ứng dụng Quy chế vào thực tiễn. Các đại biểu đều nhất trí rằng, việc Bộ TT&TT ban hành Quy chế đảm bảo ATTT trong hoạt động ứng dụng CNTT của Bộ là hết sức kịp thời và cần thiết trước các thách thức ngày càng gia tăng về xâm phạm tài nguyên thông t​in trên Internet, nhất là trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay với sự bùng nổ kết nối vạn vật (IoT) cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. ​Các đại biểu cũng đánh giá cao tính khả thi trong việc triển khai nội dung Quy chế trong thực tế và coi đây là nguồn tham khảo tốt cho các cơ quan nhà nước khác ngoài Bộ TT&TT.

Trong bài tham luận tại hội nghị, đại diện Cục ATTT đã chia sẻ những kinh nghiệm, khuyến nghị giúp mọi người dùng bảo mật máy tính cá nhân, email và đảm bảo ATTT khi kết nối Internet. Đại diện VNCERT hướng dẫn các cá nhân, đơn vị và tổ chức nắm rõ quy trình kiểm tra, khắc phục khi xảy ra ​sự cố ATTT​.​

Tuấn Anh

" alt="Bộ TT&TT triển khai Quy chế An toàn thông tin trong ứng dụng CNTT" width="90" height="59"/>

Bộ TT&TT triển khai Quy chế An toàn thông tin trong ứng dụng CNTT