Thời gian tới, Danh mục sản phẩm phòng, chống phần mềm độc hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật theo kết quả đánh giá của Bộ TT&TT (Ảnh minh họa: Internet)
Danh mục sản phẩm phòng, chống phần mềm độc hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại (gọi tắt là mã độc) vừa được Bộ TT&TT công bố.
Theo đó, thời điểm hiện tại, Danh mục này hiện có 2 sản phẩm, bao gồm: Giải pháp tổng thể phòng chống virus cho các cơ quan, doanh nghiệp Bkav Endpoint AI của Công ty cổ phần phần mềm diệt virus Bkav; Giải pháp phát hiện, chống tấn công có chủ đích lớp Endpoint (Viettel Endpoint Detection & Response - VEDR) của Công ty An ninh mạng Viettel thuộc Tập đoàn Viettel.
Được biết, các doanh nghiệp có sản phẩm phòng chống mã độc được Bộ TT&TT được cấp chứng nhận đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo Chỉ thị 14 đều phải thỏa mãn các tiêu chí cụ thể do Cục An toàn thông tin thuộc Bộ đưa ra như: phải có giải pháp hỗ trợ kỹ thuật 24/7; khả năng cung cấp thông tin về các loại mã độc mới; có đội ngũ chuyên gia phân tích mã độc; có khả năng phát hiện, lấy mẫu mã độc mới trong thời gian dưới 12 giờ; có khả năng phân tích và đưa vào giải pháp để gỡ bỏ mã độc trong thời gian dưới 24 giờ.
Giải pháp Bkav Endpoint AI của Bkav được thiết kế để tương thích hoàn toàn với hệ điều hành Microsoft Windows 10 đồng thời vẫn hoạt động ổn định trên các máy tính chạy Win XP, Win 7, 8, 8.1.
Trong đó, giải pháp tổng thể phòng chống virus cho các cơ quan, doanh nghiệp Bkav Endpoint AI là phiên bản dành cho các cơ quan, doanh nghiệp có hệ thống mạng nội bộ quy mô lớn. Phiên bản này được thiết kế đặc biệt hoạt động theo mô hình quản lý tập trung trên một Server (máy chủ) duy nhất hoặc nhiều Server phân cấp, bảo vệ an toàn tối đa cho từng máy tính cũng như trên toàn hệ thống mạng trước những nguy cơ về virus, trojan, rootkit, spyware, adware...
Cũng theo phụ huynh, cô Ny là giáo viên dạy văn của em T. từ năm lớp 6 đến lớp 8. Có lần, cô tát tai em đến mức phải đi gặp bác sĩ. Trong các buổi học thêm, học sinh đi muộn bị phạt 5.000 đồng, không thuộc bài phạt 10.000 đồng. “Con tôi không có tiền, cô bắt mượn bạn nộp tại chỗ… Trước giờ cháu đều là học sinh giỏi, tiên tiến vậy mà trước hành vi của cô Ny, cháu hoang mang, lo sợ khi đến lớp và đòi nghỉ học” – bà Vy chia sẻ với báo Người Lao động.
Trong buổi họp xử lý khiếu nại ngày 26/3, cô Ny thừa nhận có những sai phạm với em T. như: đánh và sỉ nhục học sinh, cho học sinh trong lớp sỉ nhục theo, bạt tai trong giờ học thêm. Ngoài ra, cô Ny còn thừa nhận hay sỉ nhục, xúc phạm các đồng nghiệp trước mặt học sinh…
Sau đó, ban giám hiệu nhà trường đã yêu cầu cô giáo này xin lỗi học sinh trước lớp và phụ huynh, viết bản kiểm điểm. Nhà trường không phân cô Ny dạy lớp em T. nữa, đồng thời đọc kiểm điểm và phê bình giáo viên này trước hội đồng sư phạm.
Tuy nhiên, đến ngày 9/8, bà Vy tiếp tục đệ đơn kiến nghị lên Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND TP. Nha Trang. Bà nói rằng, sau khi bị xử lý, giáo viên này vẫn tiếp tục can thiệp vào lớp của con gái bà đang học, khiến bạn bè tẩy chay, xa lánh cháu. Thậm chí, cô còn thách thức phụ huynh về những sai trái của mình và tiếp tục giữ chức trưởng bộ môn văn đến hết năm học.
Bà Vy cho rằng hiệu trưởng nhà trường có hành vi bao che, “không có hình thức xử lý kỷ luật nào mà còn giấu diếm”.
Nhận đơn khiếu nại của bà Vy, ông Trần Nguyên Lập – trưởng Phòng GD-ĐT TP. Nha Trang cho biết sẽ kiểm tra lại toàn bộ vụ việc. Ông cũng khẳng định những hành vi của cô Ny là sai trái. “Phòng căn cứ vào biên bản làm việc giữa các bên và tưởng sự việc đã được hòa giải rồi. Sau khi nhận được đơn kiến nghị của bà Vy, phòng đã mời bà Vy lên làm việc. Đúng là còn nhiều vấn đề, khúc mắc chưa được giải quyết” - ông Lập nói.