Ngày 30/1,Ăncanhmănglưỡilợncụôngvàoviệncấpcứuvìtắcruộlịch thi đấu giải vô địch quốc gia Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, Hà Nội, cho biết đây là cụ ông 72 tuổi nhập viện ngày mùng 1 Tết trong tình trạng đau bụng từng cơn, bí trung và tiểu tiện, buồn nôn.
Trong quá trình phẫu thuật nội soi, bác sĩ phát hiện ở ruột có khối rắn chắc, nghi ngờ tắc ruột do bã thức ăn. Kết quả cho thấy bã thức ăn từ măng khô.
Trước đó, ngày 30 Tết, bệnh nhân có ăn canh măng lưỡi lợn hầm với xương. Do răng đã rụng gần hết, ông không thể nhai được kỹ khiến măng không tiêu được tắc ở ruột.
Tiến sĩ Liên cho biết măng là loại thực phẩm nhiều chất xơ, rất khó tiêu. Ngoài ra, trong dịp Tết, người dân thường tiêu thụ nhiều đồ ăn mặn khiến cơ thể tăng hấp thu nước ở ống tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng. Hiện tượng này sẽ làm cho khối phân bị "vắt" kiệt nước, rắn, di chuyển rất khó khăn, làm tăng nguy cơ tắc ruột.
Bệnh nhân bị tắc ruột thường xuất hiện các triệu chứng như đau bụng từng cơn, đau vùng thượng vị, nôn. Khi có những biểu hiện này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Để phòng nguy cơ tạo khối bã thức ăn đường tiêu hóa và tránh tắc ruột, bác sĩ khuyến cáo các gia đình cần lưu ý khi ăn uống nên nấu chín, ninh nhừ thức ăn cho trẻ nhỏ và người cao tuổi.