Thí sinh nhẹ nhàng 'vượt qua' môn Địa lí
- 10h30 phút sáng nay,ísinhnhẹnhàngvượtquamônĐịalígiá vàng nhẫn trơn 9999 hôm nay thí sinh hoàn thành môn thi thứ 5 trong kỳ thi THPT quốc gia 2016. Ghi nhận tại các hội đồng thi, nhiều thí sinh thở phào vì đề môn Địa tương đối dễ.
Thí sinh Nguyễn Phương Thảo, Trường THPT Hiệp Bình nhận xét đề thi sát với chương trình, sách giáo khoa.
“Câu hỏi số 1 và 2 tương đối dễ, khó nhất là câu hỏi số 4. Em ôn tập tương đối đầy đủ, và được mang Atlat vào cũng là một thuận lợi cho thí sinh. Em làm được hơn 60% đề thi, chắc chắn sẽ được trên điểm trung bình. Tuy nhiên, em cũng định nộp đơn đăng ký xét tuyển đại học vào các ngành khối C nên sẽ phải cố gắng hơn trong môn Lịch sử sáng mai” - Thảo cho biết.
Ảnh: Lê Văn |
Ra về sau 2/3 thời gian làm bài thi, thí sinh Nguyễn Anh Thư, Trường THPT Hoàng Hoa Thám, nhận định, đề khó hơn bình thường, trong đó câu hỏi số 4 khó nhất vì yêu cầu học sinh phải phân tích. “Dễ ghi điểm nhất câu số 3. Các câu hỏi đều sát với lúc em ôn thi nên em chắc sẽ được 8 điểm”.
Thí sinh Nguyễn Thị Tiểu Phương, Trường THPT Võ Thị Sáu thì cho rằng đề khá dễ nên Phương hoàn thành trước thời gian quy định 5 phút. “ Khó nhất là câu 4, dễ nhất câu 3, đề sát lúc ôn tập, em làm được 80%” – Phương hào hứng.
Thí sinh Nguyễn Thị Thủy, Trường THPT Hậu Giang, lại đề thi năm nay dễ hơn đề thi năm ngoái, chúng em không cần đọc bài nhiều vẫn làm được vì đề thi yêu cầu phần tích các vấn đề thực tế. “Câu khó nhất là tại sao thời gian vừa qua, tình trạng xâm nhập mặn ở Miền Tây diễn ra nghiêm trọng”. Thủy tính nhẩm sẽ được 6 - 7 điểm.
Cùng ý kiến với Nguyễn Thị Thủy, thí sinh Phạm Thị Trúc Ngân, Trung tâm GDTX quận 3 cũng cho rằng đề thi năm nay dễ hơn năm trước. "Em không ôn nhiều nhưng vẫn làm được 60-70% vì đề bám sát thực tế. Khó nhất là câu hỏi về xâm nhập mặn”.
Thí sinh trao đổi bài làm sau giờ thi môn Địa |
Với thí sinh Dương Như Phúc, Trường quốc tế Việt Mỹ Anh, thì đề thi nằm ở mức tương đối chứ không khó lắm. Các câu hỏi đa số yêu cầu phân tích những vấn đề thực tế, trong đó phần phân tích về việc xâm nhập mặn chiếm khá nhiều thời gian. "Tuy làm được hết nhưng trừ hao em chỉ được 60%".
Em Vũ Sao Anh (Trường THPT Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: Đề thi dễ hơn năm ngoái nên chỉ mất 2/3 thời gian đã hoàn thành xong bài thi. Tự chấm bài làm, Sao Anh cho biết được khoảng 7 điểm.
Học theo khối D nên môn Địa lí với Lưu Ái Linh (Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ) là điều kiện để xét tốt nghiệp. Song Linh cho biết em làm hết bài thi chỉ trong vòng 2 giờ dù không tập trung ôn luyện cho môn học này. Linh chia sẻ: Em thấy nội dung đề thi bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa và không có câu nào mang tính chất đánh đố thí sinh. Đề có câu hỏi mở về thực trạng xâm nhập mặn cũng khiến em thấy thú vị khi được viết theo hiểu biết của mình. Linh bài làm của mình 7 điểm.
Học sinh khá giỏi sẽ đạt điểm 8,9
Cô Nguyễn Thị Nga, giáo viên trường THPT chuyên Sư phạm nhận xét: So với năm ngoái, đề năm nay khó hơn và không thiên về kiến thức học thuộc mà yêu cầu học sinh có kỹ năng phân tích, tính toán, làm việc với bản đồ, tổng hợp kiến thức và nắm dược tình thình kinh tế xã hội đất nước nếu muốn đạt điểm cao.
Theo cô Nga, ngay câu hỏi đầu tiên, đề thi đã yêu cầu học sinh nêu biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học của nước ta. Hiện tại, nguồn đa dạng sinh học đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố môi trường. Để đưa ra được biện pháp, học sinh cần nắm được nguyên nhân. Đây là một trong những nội dung có tính thời sự.
Câu 2 kiểm tra kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí, đọc bản đồ của học sinh và đây là câu dễ lấy điểm nhất. Theo cô Nga, với câu này, học sinh dễ có 2 điểm trọn vẹn. Câu vẽ biểu đổ không khó nhưng học sinh muốn làm tốt và nhận xét chính xác đầy đủ thì phải hiểu đề bài, có khả năng xử lý số liệu để thể hiện được quy mô của 2 năm với 2 hình tròn to, nhỏ khác nhau, tính bán kính hình tròn để hình gấp nhau theo tỉ lệ của số liệu.
Khả năng phân hóa và tính thời sự của đề thi thể hiện rõ nhất ở câu 4. Cô Nga nhận xét: trong một câu hỏi đề thi bao quát được nhiều ngành như công nghiệp chế biên, nông nghiệp và thương mại – dịch vụ. Với đề này, học sinh không chỉ hiểu kiến thức SGK mà cần khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức. Câu hỏi về tình trạng ngập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long rất thời sự và yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin trên truyền thông mới làm bài tốt.
Với đề thi này, phổ điểm từ 5-7 sẽ chiếm nhiều. Học sinh khá giỏi và chịu khó cập nhật thông tin bên ngoài sẽ đạt điểm 8,9.
Học sinh chuyên nhận xét đề hay
Nguyễn Thu Quỳnh, Trường THPT Hà Đông, một học sinh thi khối C tại điểm thi Học viện Ngân hàng, nhận xét đề năm nay khó nhưng hay. Quỳnh cho rằng, phần đọc Atlat và câu hỏi số 4 về tình hình hạn hán xâm nhập mặn ở ĐBSCL là khó nhất.
Tuy nhiên, Quỳnh cho rằng, các nội dung trong đề thi đều năm trong phạm vi kiến thức phổ thông. "Đề năm nay hay hơn các năm trước nhưng cũng khó hơn"- Quỳnh nhận định "Em chỉ làm được chừng 6-7 điểm thôi"
Thí sinh tự tin sau giờ thi môn Địa (Ảnh: Lê Văn) |
Trong khi đó, bạn Nguyễn Thị Mỹ Dung, Trường THPT Lê Lợi, Hà Đông, một học sinh thi khối D cũng tại điểm trường nói trên cho biết, em thấy đề thi năm nay bình thường. Địa lý chỉ là môn thi tốt nghiệp của Dung nên môn này em chỉ xác định đạt điểm tốt nghiệp.
Thí sinh Tạ Anh Quân, học sinh lớp chuyên Toán, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông, một thí sinh thi khối A cho biết, những kiến thức trong đề thi môn địa chỉ cần chú ý xem thông tin thời sự, có chút kiến thức về kinh tế xã hội là làm được chứ không cần kiến thức sâu.
"Chẳng hạn như câu hỏi về hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL thì chỉ cần xem thời sự là có thể trả lời được" - Quân chi sẻ "Vì vậy, theo em đề thi Địa lý năm nay dễ".
Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Thị Phương Anh học sinh chuyên Địa, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ cho rằng, đề thi Địa lý năm nay khác với năm trước và khó hơn năm ngoái. Trong khi đề thi Địa lý các năm trước câu 4 sẽ khó còn câu 1 dễ. Tuy nhiên, năm nay, câu 4 về ĐBSCL lại là câu hỏi dễ làm còn câu hỏi số 1 lại là câu hỏi khó hơn.
"Câu hỏi số 4 về các vấn đề của ĐBSCL là câu hỏi hay trong đề thi năm nay vì nó là vấn đề đang rất thời sự. Tuy nhiên, câu hỏi này lại khá dễ làm" - Phương Anh cho biết.