Giảng viên mất 100 năm mới mua được ô tô
'Mong hiệu trưởng biết nhìn trăm năm'
"Không có cơ sở nào cho các cuộc đàm phán hòa bình Nga - Ukraine tại thời điểm này. Hiện cũng không có lý do nào cho các cuộc đàm phán", người phát ngôn Dmitry Peskov nói với báo Izvestia.
Theo lời ông Peskov, một số quốc gia đã đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán như vậy, bao gồm cả Qatar.
"Thật vậy, tiểu vương quốc này đang đóng vai trò rất tích cực trong các nỗ lực hòa giải về nhiều vấn đề khác nhau và đang thực hiện theo cách rất hiệu quả. Ngoài ra, quan hệ song phương của chúng tôi với Qatar đang phát triển rất tốt. Và chúng tôi biết ơn tất cả các quốc gia, bao gồm cả Qatar, vì thiện chí của họ", ông Peskov nhấn mạnh.
Vào ngày 27 và 28/10, đại sứ quán Qatar tại Moscow đã tổ chức 2 buổi lễ trao trả trẻ em cho người thân ở Nga và Ukraine. Hiện tại, Qatar đang đàm phán về việc mở rộng vai trò trung gian của mình, bao gồm cả vấn đề trao đổi tù nhân.
Các quốc gia khác làm trung gian cho các nỗ lực giải quyết các vấn đề nhân đạo giữa Nga và Ukraine là Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin, khi phát biểu tại phiên họp của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai, đã tuyên bố rằng Moscow sẵn sàng đàm phán hòa bình về Ukraine, nhưng không dựa trên "danh sách mong muốn" của Kiev.
Ông Putin nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán nên dựa trên các thỏa thuận đã đạt được tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) nhưng phải phù hợp với thực tế hiện nay. Các phái đoàn Nga và Ukraine đã họp tại Istanbul vào ngày 29/3/2022.
Các nguyên tắc của thỏa thuận trong tương lai bao gồm các cam kết về vị thế trung lập, không liên kết của Ukraine và việc nước này từ chối triển khai vũ khí nước ngoài, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, trên lãnh thổ của mình.
Theo TASS" alt=""/>Nga: Không thấy bất kỳ cơ sở nào cho các cuộc đàm phán hòa bìnhTối ngày 2/12, Viện Hòa bình Mỹ (USIP) đã tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến về "Đúc rút kinh nghiệm từ hợp tác Việt - Mỹ về tìm kiếm hài cốt quân nhân". Đây là hoạt động trong khuôn khổ Sáng kiến Khắc phục hậu quả chiến tranh và Hòa giải với Việt Nam, được USIP khởi động hồi đầu tháng 8 năm nay.
Các diễn giả tham gia cuộc tọa đàm tập trung trao đổi về hoạt động hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam trong công tác tìm kiếm và xác định các hài cốt, lắng nghe câu chuyện của các gia đình Việt Nam có người thân hi sinh và mất tích trong chiến tranh, và lý do vì sao đây vẫn là nội dung quan trọng đối với cả hai nước dù đã qua 5 thập niên kể từ khi chiến tranh kết thúc.
Ông George Moose, Chủ tịch Viện Hòa bình Mỹ, cho rằng sáng kiến trên một bước tiến quan trọng trong nỗ lực xây dựng mối quan hệ đối tác ý nghĩa giữa 2 quốc gia. Ông nói, còn nhiều việc để làm với mục tiêu thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ, mà trước hết là xây dựng nền tảng cho sự hợp tác liên tục, hòa giải và hàn gắn vết thương chiến tranh.
Theo ông Kelly McKeague, Giám đốc Cơ quan kiểm kê tù binh và người mất tích, Bộ Quốc phòng Mỹ (DPAA), mặc dù Mỹ đã tiến hành tìm kiếm người mất tích sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 và Chiến tranh Triều Tiên nhưng việc tìm kiếm quân nhân mất tích tại Việt Nam sử dụng nhiều công nghệ hiện đại hơn. Hoạt động tìm kiếm và quy tập hài cốt tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1988 và cho tới nay 727 hài cốt của quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh đã được tìm thấy và hơn 1.245 người vẫn mất tích.
"Cả hai bên cũng đều nhất trí rằng chính sự tin tưởng và thiện chí ngay từ ban đầu của các nỗ lực nhân đạo này đã tạo thành nền tảng cho bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ sau này", ông McKeague nói.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Đại tá Đoàn Quang Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chính sách, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia 515, cho hay theo số liệu thống kê, Việt Nam còn khoảng 200.000 hài cốt quân nhân hi sinh trong chiến tranh còn phải tìm kiếm, quy tập. Tuy nhiên, hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của Việt Nam ngày càng khó khăn, vì nhiều nguyên nhân như thông tin ngày càng ít và độ chính xác không cao, các nhân chứng tuổi đã cao, tài liệu chưa đầy đủ, thời gian chôn cất liệt sĩ đã lâu, địa hình thay đổi....
Ông Đoàn Quang Hòa bày tỏ mong muốn các chuyên gia của Mỹ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, trợ giúp để Việt Nam nâng cao công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trong thời gian tới, đặc biệt trong việc sử dụng các công nghệ tiên tiến.
Ông Tim Rieser, Trợ lý chính sách đối ngoại của Thượng nghị sĩ Patrick Leahy - người có rất nhiều nỗ lực đóng góp cho việc giải quyết các di sản chiến tranh và thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ, đề cập tới một chương trình mới kéo dài 5 năm với sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng Mỹ và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) cùng chính phủ Việt Nam nhằm xem xét các tài liệu lưu trữ lịch sử truyền miệng và các thông tin thời chiến khác, cùng sự hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ ADN, để nâng cao đáng kể năng lực xác định vị trí hài cốt các liệt sĩ Việt Nam hi sinh trong chiến tranh.
Theo ông Rieser, việc hợp tác tốt trong lĩnh vực giải quyết hậu quả chiến tranh sẽ góp phần mở rộng mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ sang các lĩnh vực như ứng phó với biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19, an ninh khu vực…
"Chúng tôi cũng mong các thế hệ tương lai tại Việt Nam hiểu rằng, nhiều năm sau những gì mà chúng ta đã chứng kiến trong chiến tranh, hai nước đã tìm được cách để biến những đau thương như vậy trở thành nền tảng cho một tương lai tốt đẹp hơn", ông Rieser nói.
Bà Thảo Griffiths, một chuyên gia độc lập về các vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh, cho rằng việc hợp tác hiệu quả trong việc tìm kiếm quân nhân mất tích sẽ là sự đóng góp rất ý nghĩa và quý báu cho việc tạo nên niềm tin chiến lược giữa hai nước. Bà Thảo cũng dẫn lại lời Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh từng phát biểu: "Hợp tác song phương trong giải quyết hậu quả chiến tranh tạo một nền tảng vững chắc và mở ra cánh cửa cho hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác".
Bà Thảo xúc động trước những nỗ lực, cam kết của Thượng nghị sĩ Patrick Leahy trong việc ủng hộ tìm kiếm các liệt sĩ Việt Nam mất tích trong chiến tranh và giải quyết hậu quả chiến tranh. Tuy nhiên, bà lưu ý rằng cần chuẩn bị cho sự chuyển giao thế hệ trong tương lai để Việt Nam tiếp tục có được sự ủng hộ của giới chính khách và lãnh đạo Mỹ trong vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh, vì vấn này còn dai dẳng và cần được tiếp tục thực hiện trong nhiều năm nữa.
Phát biểu kết thúc sự kiện, Phó Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hoàng Thị Thanh Nga đồng tình với các nhận định cho rằng việc giải quyết hậu quả chiến tranh có vai trò rất quan trọng trong quan hệ Việt - Mỹ, góp phần vơi đi nỗi đau của các gia đình tại Việt Nam mất người thân, đồng thời góp phần kiến tạo niềm tin chiến lược và xây đắp mối quan hệ song phương tốt đẹp như hiện nay.
Bà Thanh Nga nói thêm, dù đã đạt được các kết quả quan trọng nhưng việc giải quyết các hậu quả chiến tranh vẫn còn rất nhiều thách thức, đặc biệt do những khó khăn về tài chính và công nghệ, do đó sự trợ giúp của phía Mỹ và các đối tác có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm kiếm và quy tập các mộ hài cốt liệt sĩ Việt Nam.
" alt=""/>Hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranhÔng Phạm Khánh Phương, Ủy viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 (mã chứng khoán: SJC), vừa thông báo đã bán ra toàn bộ 908.576 cổ phiếu SJC còn lại (chiếm tỷ lệ 13,1% vốn điều lệ), hạ sở hữu tại Sông Đà 1.01 về 0%.
Giao dịch được thực hiện trong khoảng thời gian 7/8-25/8. Ông Phương chính thức không còn là cổ đông của doanh nghiệp.
Trước đó, việc ông Phạm Khánh Phương vốn được biết đến trên vai trò ca sĩ nổi tiếng (nghệ danh Khánh Phương) gia nhập hàng ngũ lãnh đạo Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 (mã chứng khoán SJC), đồng thời là cổ đông lớn của doanh nghiệp này đã khiến không ít người cảm thấy bất ngờ, thú vị.
Khánh Phương nổi tiếng trong giới giải trí với ca khúc đình đám một thời là "Chiếc khăn gió ấm". Chính vì vậy, khi nghệ sĩ này bước vào hoạt động kinh doanh, trở thành Thành viên Hội đồng quản trị và chi một khoản tiền lớn để trở thành cổ đông lớn Sông Đà 1.01, doanh nghiệp này cũng trở thành tâm điểm quan tâm của công chúng.
Điều đáng nói là sự xuất hiện của ông Phạm Khánh Phương tại Sông Đà 1.01 lại gắn với nhóm cổ đông mới liên quan đến tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty này là bà Vũ Thị Thúy.
Cụ thể, ông Phương mua vào gần 3,2 triệu cổ phiếu SJC tương đương 45,51% vốn điều lệ công ty này vào ngày 28/10/2022 thì chưa tới 1 tháng sau, bà Thúy mua lại hơn 1,63 triệu cổ phiếu SJC từ ông Phương, chiếm tỷ lệ 23,12% vốn điều lệ.
Trở thành cổ đông lớn của Sông Đà 1.01, vào cuối năm 2022, ông Phương tham gia HĐQT Sông Đà 1.01 - cũng chính là thời điểm mà thượng tầng doanh nghiệp này "thay máu" thông qua một phiên họp đại hội đồng cổ đông bất thường với vai trò Chủ tịch HĐQT trao cho bà Vũ Thị Thúy.
Phiên họp này đã bãi nhiệm các thành viên HĐQT lúc đó và nâng số lượng thành viên HĐQT lên 5 người.
Ngoài bà Thúy là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Bất động sản Nhật Nam, ông Phương - Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư Nam Nhật Khang, còn có ông Trịnh Văn Tôn - Phó tổng giám đốc Bất động sản Nhật Nam, ông Nguyễn Văn Đức - Tổng giám đốc Nam Nhật Khang, Thành viên Ban chiến lược Bất động sản Nhật Nam.
"Người cũ" còn lại là ông Tạ Văn Trung, vốn là Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc công ty.
Tháng 6 vừa qua, giới đầu tư mới "ngã ngửa" khi ông Phương bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) bêu tên và xử phạt nặng đối với hành vi mua bán cổ phiếu, trở thành cổ đông lớn của Sông Đà 1.01 mà không báo cáo (giao dịch "chui").
Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính tổng cộng 245 triệu đồng, ông Phạm Khánh Phương - Thành viên Hội đồng quản trị Sông Đà 1.01 - buộc phải bán cổ phiếu SJC nhằm giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới mức phải chào mua công khai. Yêu cầu này của cơ quan quản lý cũng giải thích việc vì sao ông Phương cấp tập bán ra toàn bộ cổ phiếu SJC trong ít tháng gần đây.
Sau quyết định xử phạt của UBCKNN, đến đầu tháng 7, ông Phương chính thức có báo cáo lên cơ quan quản lý về kết quả giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ. Tuy nhiên, điều thú vị là mối quan tâm của công chúng lại dồn vào chi tiết: Ông Phương đã có vợ, không còn trạng thái "độc thân". Vợ ông Phương không ai khác là bà Vũ Thị Thúy.
Kể từ đó tới nay, chỉ trong 2 tháng, hàng loạt thông tin về nhân sự và giao dịch cổ phiếu tại Sông Đà 1.01 bị "ém" kể từ cuối năm 2022 mới được bung ra.
Cụ thể, ngày 24/8, công ty này mới công bố việc bà Thúy được bầu làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật (kể từ 31/12/2022) và sau đó được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc Sông Đà 1.01 từ ngày 21/3 thay ông Tạ Văn Trung. Việc công bố thông tin bị chậm trễ từ 5 đến gần 9 tháng.
Cũng trong khoảng thời gian mà vợ chồng bà Thúy, ông Phương lãnh đạo, Sông Đà 1.01 không hề có báo cáo tài chính nào tại các kỳ quý I, quý II, soát xét bán niên để cung cấp cổ đông và nhà đầu tư theo quy định.
Đồng thời, công ty này cũng chưa có báo cáo tài chính kiểm toán của năm 2022. Chính nguyên nhân này khiến cho cổ phiếu SJC bị hạn chế giao dịch, chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần.
Công ty cũng chưa thể tổ chức phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.
Ngày 21/8, Sông Đà 1.01 có văn bản thông báo hoãn họp đại hội cổ đông thường niên 2023 lần 2 vào ngày 27/8 do HĐQT yêu cầu bổ sung thêm nội dung kinh doanh. Công ty này đang tiến hành xây dựng kế hoạch, phương hướng hoạt động để Hội đồng quản trị họp thống nhất, thời gian cụ thể tổ chức ĐHĐCĐ 2023 vẫn chưa được công bố.
Trước đó, phiên họp lần thứ nhất vào ngày 28/6 bất thành do không đáp ứng đủ tỷ lệ số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết. Tổng số cổ đông có mặt và ủy quyền cho người khác thay mặt tham dự và biểu quyết tại phiên họp chỉ 4 cổ đông, sở hữu và đại diện cho 10,56% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Trong báo cáo gửi cơ quan quản lý, bà Thúy cho hay, do không đủ điều kiện tiến hành nên công ty đã tiến hành dừng cuộc họp. Mặt khác, chủ tịch HĐQT của công ty không tham gia đại hội nên không bầu chủ tọa. "Tình hình an ninh trật tự tại đại hội không được ổn định. Người nhận ủy quyền của cổ đông cố tình gây rối, cản trợ các công việc diễn ra tại đại hội" - bà Vũ Thị Thúy cho hay.
"Thâu tóm" Sông Đà 1.01 với tư cách cổ đông lớn, tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vợ chồng bà Thúy - ông Phương cùng các doanh nghiệp có liên quan đã thoái sạch cổ phiếu.
Cụ thể, bà Thúy bán gần như toàn bộ cổ phiếu SJC vào cuối tháng 3 (chỉ còn sở hữu 22 cổ phiếu - lô lẻ); ông Phương bán hết cổ phiếu SJC trong tháng 8 như đã đề cập ở trên. Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Nhật Khang - công ty của ông Phạm Khánh Phương và Công ty Cổ phần Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam cũng đã thoái sạch cổ phần tại Sông Đà 1.01.
Ngoài ra, Sông Đà 1.01 còn dính bê bối không trả đủ lương cho ông Lê Hà Phương - Giám đốc điều hành công ty - khiến ông này đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
" alt=""/>Vụ "thâu tóm" Sông Đà 1.01 của Khánh Phương và vợ Vũ Thị Thúy