您现在的位置是:Thời sự >>正文
Nhận định, soi kèo Qarabag vs Samaxi, 22h00 ngày 17/1: Đúng như dự đoán
Thời sự12人已围观
简介 Pha lê - 17/01/2025 09:02 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Espanyol vs Valladolid, 3h00 ngày 18/1
Thời sựChiểu Sương - 17/01/2025 02:13 Máy tính dự đo ...
【Thời sự】
阅读更多Vì sao tách học sinh chuyên trong kỳ thi học sinh giỏi?
Thời sựTrong kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 ngày 5/3, TP HCM quy định học sinh lớp chuyên không được dự thi môn chuyên đang theo học, chỉ được thi môn khác. Điều này khiến nhiều người thắc mắc và băn khoăn về quyền lợi của học sinh trường chuyên. Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho biết những năm trước, Sở không phân biệt thí sinh chuyên và không chuyên. Tuy nhiên, nhận thấy điều kiện cạnh tranh giữa hai nhóm thí sinh không công bằng nên Sở đã điều chỉnh.
Việc này không ảnh hưởng tới quyền lợi của các em, bởi học sinh chuyên đã được thi đúng môn sở trường ở kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia hồi tháng 10/2023. Thế nên, nếu tiếp tục dự thi kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp thành phố, các em phải đăng ký môn khác để công bằng với học sinh hệ đại trà.
"Nhiều học sinh chuyên đã tham gia thi đợt 1 nhưng kết quả không ưng ý hoặc muốn thử sức ở môn khác vẫn có thể thi đợt 2. Tương tự, học sinh hệ đại trà vẫn có thể tham gia kỳ thi đợt 1 nếu cảm thấy đủ năng lực", một cán bộ của Sở cho biết thêm. Cả hai đợt, học sinh đều được xét giải.
...
【Thời sự】
阅读更多Cảm xúc mới từ cánh én vàng đón Tết quen thuộc của Coca
Thời sựĐón én vàng, đón Tết diệu kỳ Đến hẹn lại lên, khi những bộ sưu tập lon Coca-Cola phiên bản Tết mang đậm sắc xuân với hình ảnh én vàng quen thuộc xuất hiện, không khí bồi hồi chia tay năm cũ, đón chào xuân mới lại ngập tràn trong cộng đồng với nhiều cung bậc cảm xúc.
Hình ảnh én vàng đồng loạt xuất hiện trên các bảng quảng cáo ngoài trời của Coca-Cola gợi nhắc Tết đang đến gần Minh Tâm, sinh viên năm 3 ĐH Ngoại Thương TP.HCM chia sẻ: “Đi ngoài đường tự nhiên thấy hình ảnh én vàng xuất hiện trên các bảng hiệu quảng cáo, mình mới ngớ người vì hoá ra còn hơn tháng nữa là Tết rồi. Bồi hồi lắm vì sắp tạm biệt 2020, tạm biệt deadline bài vở và áp lực làm thêm, để trở về nhà, quây quần bên gia đình”.
Nhiều người cũng bày tỏ, chưa có năm nào khiến họ mong ngóng Tết đến như năm nay. Hoàng Anh, nhân viên thiết kế mê “xê dịch” chia sẻ, mỗi năm Hoàng Anh đều đặn đi du lịch ít nhất là một nước mình chưa từng đến, nhưng năm 2020 đã làm đảo lộn mọi kế hoạch của cô.
“Thấy én vàng mình cũng nôn nao. Năm rồi mọi dự định trải nghiệm đều dở dang, công việc cũng có chút xáo trộn, lại không về thăm gia đình thường xuyên được. Mình chỉ mong năm cũ qua mau, năm mới đến sớm với những điều mới mẻ, để sum vầy cùng gia đình, năm nay nhà mình sẽ cùng nhau đi Phú Quốc”, Hoàng Anh tâm sự.
Sau một năm 2020 với nhiều sự kiện đặc biệt, phần đông mọi người đều mong đợi một khởi đầu mới, với hy vọng mọi thứ tươi sáng hơn và nhịp sống bình thường được khôi phục. Trước tầm quan trọng của giá trị sẻ chia và gắn kết, của sự tử tế cùng tình thân giản dị mà ấm áp, những cánh én vàng báo xuân của Coca-Cola cũng khơi dậy những cảm xúc mới mẻ trong thông điệp đón Tết “Điều giản dị làm nên Tết diệu kỳ”.
Thông điệp “Điều giản dị làm nên Tết diệu kỳ” thu hút sự quan tâm của cộng đồng Tết không chỉ gói gọn trong những bữa ăn uống linh đình, quần áo mới lộng lẫy hay những món quà cầu kỳ, niềm vui Tết còn đến từ những khoảnh khắc giản đơn mà thật trọn vẹn bên người thân, bạn bè. Những cánh én vàng thân thuộc của Coca-Cola gợi nhắc những điều giản dị vẫn có sức mạnh làm nên một mùa Tết ý nghĩa, an vui.
Khi còn là những đứa trẻ, một mâm bánh mứt, một phong bao lì xì nho nhỏ cũng khiến lòng mỗi người rộn ràng cả ngày. Dẫu biết cuộc sống ngày càng phát triển với những điều mới, thế nhưng, những giá trị cốt lõi sẽ không mất đi theo thời gian.
Tết khắc sâu vào trái tim mỗi người Việt nhờ vào những phong vị yêu thương, gần gũi như cùng mẹ vào bếp trổ tài làm mâm cơm cúng, cùng bố đi chợ sắm những chậu hoa Tết điểm tô cho ngôi nhà, cười nói cùng hội bạn thân nơi quán quen với những giai điệu xuân hay góp niềm vui, lan toả hạnh phúc trong cộng đồng qua những hoạt động tình nguyện…
Những cánh én vàng gửi gắm sắc xuân Việt
Là hình ảnh không thể thiếu mỗi dịp xuân về, biểu tượng én vàng trên nền đỏ đặc trưng của Coca-Cola từ lâu đã gắn liền với Tết, với hạnh phúc đong đầy của sum vầy, đoàn viên cùng hy vọng của những khởi đầu mới. Đến hẹn lại lên, hễ thấy én vàng “phủ sóng” là biết Tết đang rộn ràng “gõ cửa”.
Mỗi năm lại khoác lên mình một bộ cánh khác nhau với những thông điệp ý nghĩa, hình ảnh én vàng luôn mang đến sự thích thú và hứng khởi cho nhiều gia đình Việt.
Tết Ất Mùi 2015, én vàng được tạo hình với thiết kế An - Tài - Lộc, gửi gắm lời chúc xuân viên mãn. Đến Tết Bính Thân 2016, những cánh én vàng được cách điệu tạo thành hình ngôi sao, trái tim và hoa mai rực rỡ. Có lúc, én vàng lại được các hoạ sỹ trẻ tuổi Việt Nam thổi hồn, nhân cách hoá sinh động, khơi gợi tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, cộng đồng như trong Tết 2018.
Hình ảnh én vàng xuất hiện trên thiết kế hiện đại kết hợp các họa tiết đặc trưng ngày Tết Việt Nam của Coca-Cola trong năm nay Trước thềm Xuân Tân Sửu 2021, thông điệp “Điều giản dị làm nên Tết diệu kỳ” một lần nữa cho thấy sự thấu cảm tinh tế của Coca-Cola với cộng đồng.
Truyền cảm hứng để mọi người thêm trân trọng những điều nhỏ bé, cảm nhận Tết bằng một cái nhìn thật khác, Coca-Cola nhấn mạnh, Tết không cần xa hoa cầu kỳ, bởi những điều tuyệt vời bạn muốn cho đi, bạn đã có sẵn trong trái tim chan hoà, ấm áp của mình. Những hành động tưởng chừng đơn giản, bình thường nhưng khi xuất phát từ mong muốn kết nối, sẻ chia sẻ góp phần gạt qua một bên những lo toan, từ đó vẽ nên bức tranh về một mùa Tết diệu kỳ trên khắp đất nước.
Không chỉ là cách thức đón Xuân độc đáo của Coca-Cola, hành trình của én vàng qua phố phường và những món quà đi khắp 3 miền còn giúp Coca-Cola không ngừng tạo nên những dấu ấn mạnh mẽ, từ đó ghi điểm với đông đảo người tiêu dùng Việt về một thương hiệu sáng tạo và nhân văn.
Ngọc Minh
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Ipswich Town vs Man City, 23h30 ngày 19/1: Khẳng định đẳng cấp
- Những người thầy thầm lặng mang trong mình tinh thần "biết một dạy một"
- Những thương hiệu và nền tảng xuất sắc tại Tech Awards 2021
- 12 điều chỉ có thể xảy ra ở Nhật Bản
- Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Hà Tĩnh, 18h00 ngày 18/1: Khách ‘ghi điểm’
- Tách sổ đỏ khi bị lấn chiếm đất
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Monchengladbach, 0h30 ngày 19/1: Khó có bất ngờ
-
Ông K’Mun Sơn chỉ 2 cặp ché cổ được các tay buôn cổ vật hỏi mua với số tiền bằng nhiều mùa rẫy gộp lại. (Ảnh: Nguyễn Sơn). “Thà bán đất, bán trâu chứ không bán ché”
Ngồi cùng vợ trên ngôi nhà sàn đang trên đà xuống cấp, ông ông K’Mun Sơn (ngụ huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện kể về vật thiêng của người K’Ho tại cao nguyên Di Linh trong niềm say đắm lạ kỳ.
Ông nói, ở Di Linh này, bây giờ hầu như không còn ai giữ được ché cổ của tổ tiên. Ché cổ vốn đã ít ỏi, nay càng khan hiếm hơn. Ché được các tay buôn cổ vật săn lùng trước khi người K’Ho nơi đây chưa từ bỏ các hủ tục, còn lánh mình sau những vạt rừng.
Lúc ấy, nhà sàn nào cũng có ché ông, ché bà. Khi bước chân vào những gia đình có uy tín trong buôn, người ta phải giật mình, thán phục vì bắt gặp dàn ché cổ to lớn, màu men bóng bẩy, rực rỡ.
Thế rồi những đồng tiền từ giới buôn cổ vật ùa vào buôn làng, cuốn phăng chiêng, ché, xà gạc cổ khỏi nhà người dân. Các bậc cao niên trong thôn K’Ming (thị trấn Di Linh) kể, họ không biết "người Kinh giàu có mua ché để làm gì".
Thế nhưng, những tay buôn ché cổ trả giá rất cao. Không thể cầm lòng trước món tiền quá lớn, nhiều gia đình người K’Ho chấp nhận bán đi vật thiêng của dòng họ để đổi lấy nhà gạch, ruộng bằng…
Sở hữu bộ sưu tập ché cổ với số lượng lớn, ông K’Mun Sơn dĩ nhiên trở thành “mồi ngon” của những tay buôn cổ vật. Ông nói, mỗi năm, ông gặp và từ chối khách lạ đến hỏi mua ché “không dưới chục lần”.
Đây là 2 cặp ché cổ có tên gọi mặt trăng, mặt trời. Ông Sơn tiết lộ, một nhà nghiên cứu văn hóa tại địa phương xác nhận, hiện nay, chỉ ông mới có đủ 2 cặp ché Nhật – Nguyệt như thế. (Ảnh: Nguyễn Sơn). “Mỗi người đến tìm tôi bằng một cách khác nhau. Có người giả vờ là nhà nghiên cứu văn hóa đến thăm quan ché rồi đặt vấn đề mua lại. Có người thẳng thắn nói rằng mình trong giới buôn ché cổ cho nhà giàu, có người lại tìm cách làm thân rồi tỉ tê, dụ dỗ tôi bán ché. Họ trả giá cao lắm, có người trả cả mấy trăm triệu đồng để mua lại cặp ché ông, ché bà của tôi”, ông K’Mun Sơn kể.
Thế nhưng, ông vẫn quả quyết, “cái bụng mình không ưng bán ché”. Mặc ai trả giá, mặc ai tỉ tê, dụ dỗ, ông vẫn một mực chối từ, kiên quyết không bán.
Để khẳng định ý định của mình, ông nói với chúng tôi rằng, "nếu gia đình gặp chuyện” thà bán đất, bán lúa, bán trâu chứ không bao giờ bán ché.
Liều mình chống nạn “chảy máu” vật thiêng
Ông Sơn nói: “Bây giờ giá ché cổ cao lắm. Tiền bán một cái ché cổ bằng mấy mùa rẫy, mùa lúa. Nhưng bán đi là bán cả nét đẹp văn hóa dân tộc mình, bán đi linh hồn cha ông mình. Tôi không bán để giữ lại văn hóa dân tộc và cũng để làm gương cho người khác”.
Ông Sơn cũng chia sẻ, việc chống lại nạn “chảy máu” cổ vật khiến ông gặp phải không ít rắc rối. Không thuyết phục được ông, các tay buôn cổ vật nhắm đến bà Ka Nhoi, vợ ông. Thậm chí, các đối tượng này còn dụ dỗ, kích động con cái ông để họ thúc ông bán ché.
Già làng K’Tiếu cẩn thận lau chùi, cất giữ, bảo quản những vật thiêng của dân tộc mình. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Bà Ka Nhoi kể: “Họ đến nhiều lần lắm. Ban đầu, họ nói chỉ đến xem ché cho biết nhưng sau đó hỏi mua. Họ trả tiền cao lắm. Tôi nói không bán, họ bảo rằng, khi chúng tôi chết đi, con cái tôi cũng bán, có khi còn vứt bỏ. Bây giờ được giá, bán còn có lời. Tuy nhiên, chúng tôi quyết rồi, không bán ché đâu”.
Cũng theo bà Ka Nhoi, không chỉ kiên quyết không bán ché dù gia đình thiếu trước hụt sau, ông Sơn còn vận động bà con trong làng không bán ché cổ, xà gạc cúng,… Ông đến từng gia đình vận động, khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mình cũng như chia sẻ thêm giá trị tinh thần của những chiếc ché cổ.
Trong khi đó, ông K’Broh cũng kiên quyết nói không với việc bán cổ vật của dân tộc. Bằng uy tín của một cán bộ về hưu, mỗi khi có dịp, ông đều phân tích về những vật thiêng của người K’Ho. Qua đó, ông khuyên bà con không bán ché, bán xà gạc.
Ông luôn đau đáu chuyện “chảy máu” vật thiêng và bản sắc văn hóa dân tộc K’Ho dần mai một. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Tại thôn Duệ (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh), già làng K’Tiếu cũng giữ vững tấm gương bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Tại huyện Di Linh, già Tiếu được biết đến như người con ưu tú, đầy uy tín của thôn Duệ.
Ông không chỉ nắm rõ các luật tục dân tộc mình mà còn là người truyền lửa văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Thế nên việc ông vẫn giữ gìn các vật thiêng của cộng đồng người K’Ho khiến dân làng cảm phục, “không dám” tự ý bán đi cổ vật của dân tộc.
Già Tiếu nói: “Tôi rất buồn vì những bản sắc của dân tộc mình ngày càng mai một. Người K’Ho đánh mất ché, xà gạc cúng… vào tay lái buôn cổ vật cũng chỉ là một khía cạnh trong việc bản sắc dân tộc bị mai một dần thôi. Tuy vậy, nếu không chữa được cái nhỏ thì làm sao sửa được cái lớn”.
“Khi có người đến nhà hỏi mua ché, xà gạc cúng, tôi đều từ chối và khuyên họ nên rời khỏi buôn làng, tìm một loại vật dụng hay thú vui khác để mua, sưu tầm. Tôi cũng nói thẳng là không chỉ tôi mà các gia đình khác trong thôn nếu còn ché, xà gạc cũng sẽ không bán cho họ đâu”, già Tiếu nói thêm.
Người phụ nữ Hà thành hơn 50 năm làm nghề sửa chữa ô tô
Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghề sửa chữa ô tô, bà Hồng Sâm vẫn chưa có ý định nghỉ, dù đã bước qua tuổi 70.
" alt="Từ chối giàu sang, liều mình chống nạn 'chảy máu' vật thiêng">Từ chối giàu sang, liều mình chống nạn 'chảy máu' vật thiêng
-
Bọn trẻ chạy xung quanh và la hét, bối cảnh đúng như trong mấy phim về đại dịch hay thiên tai. Trong số bọn trẻ, có đứa hơi lấn lướt những đứa khác, liên tục lao vào những đứa khác, lấy đồ chơi, chen cắt hàng… Mẹ của đứa trẻ đó liên tục dẫn con đến chỗ các “nạn nhân” khác nhau của con để bắt nói lời xin lỗi.
Vài lần như thế, nhưng rõ ràng là chẳng giải quyết được gì và hơi đau lòng khi phải chứng kiến. Tôi hiểu cho người mẹ này vì tôi cũng ở vị trí của cô ấy, có 3 đứa con và cũng có lúc bắt các con phải xin lỗi bạn bè vì những lần chúng bắt nạt bạn, dù linh cảm của tôi thấy rằng đây có thể không phải là cách hiệu quả nhất.
Tôi thường làm điều đó như một hình thức để cho người mẹ của những đứa trẻ kia biết rằng tôi biết con tôi đã làm sai điều gì và chúng tôi sẽ chuộc lỗi.
Nhưng giờ tôi không làm thế nữa vì hoá ra: “Xin lỗi có thể là một cách tuyệt vời để làm cho mọi thứ tốt hơn giữa những đứa trẻ, nhưng buộc chúng làm điều đó lại là dạy cho chúng một bài học sai”, theo nhà tâm lý học trẻ em Laura Markham, tác giả cuốn “Peaceful Parent, Happy Siblings: How Stop the Fighting and Raise Friends for Life”(Tạm dịch là: “Cha mẹ ôn hòa, Các con vui vẻ: Làm sao để con không cãi nhau và làm bạn với nhau trọn đời”).
Dưới đây là lý do tại sao những lời xin lỗi gượng ép không phải là một ý kiến hay. Và thay vào đó, cha mẹ nên làm gì.
Lý do bạn không nên bắt con mình xin lỗi:
Trước tiên là bắt con xin lỗi chẳng có tác dụng gì cả.
Markham nói: “Nhiều thập kỷ nghiên cứu về các mối quan hệ lãng mạn cho thấy rằng, khi một người trong cặp vợ chồng cảm thấy buộc phải xin lỗi trước khi họ sẵn sàng, điều đó không giúp cho mối quan hệ vợ chồng được cải thiện. Chúng tôi tin rằng trẻ em cũng vậy trong quan hệ với bạn bè và các anh chị em của nó. Bắt con xin lỗi thực sự khiến đứa trẻ xấu hổ, và khi đứa trẻ bị xấu hổ, nó cảm thấy tồi tệ hơn, có nghĩa là không thể làm điều tốt hơn". Điều đó đặc biệt đúng trong trường hợp đứa trẻ liên tiếp tái phạm rồi lại phải đi xin lỗi tại bữa tiệc sinh nhật.
Người mẹ có lẽ bắt con đi xin lỗi để bản thân bớt xấu hổ hơn một chút. Nhưng nếu bạn hỏi trẻ nghĩ gì về cách làm này, chúng sẽ nói với bạn: “Khi con tức giận, con ghét phải xin lỗi. Xin lỗi chỉ khiến con tức điên hơn” hoặc: "Con không thích khi anh trai xin lỗi con vì bố mẹ bắt anh ấy phải làm thế, bởi anh ấy sẽ xin lỗi theo kiểu không hề có ý muốn xin lỗi và càng làm con tức giận”, hoặc: “Nói xin lỗi khi không hề có thành ý là nói dối".
Thay vào đó, bạn nên để trẻ làm gì:
Tập trung vào việc giúp trẻ giao tiếp hơn là xin lỗi theo thói quen.
Markham nói: “Nếu tôi là cha mẹ của một đứa trẻ phạm lỗi, tôi sẽ nói với con mình: Ôi không, em Bi khóc rồi, hãy xem chúng ta có thể giúp em ấy bằng cách nào”.
Markham nói thêm rằng đứa trẻ phạm lỗi có thể trả lại đồ chơi, hoặc hỏi bạn của nó có ổn không. “Bạn sẽ muốn tiếp sức cho con thấy nó là một người hào phóng, có thể cải thiện mọi thứ tốt hơn khi nó gây ra điều gì đó tổn thương”.
Sau đó, ngay khi em Bi hết khóc, hãy kiến tạo cho con một phản ứng thích hợp:
“Tôi sẽ choàng tay qua người con trai và nói: “Tụi cô rất tiếc vì anh Tom (ví dụ tên con trai bạn) đã làm tổn thương con; anh quên mất phải nói gì rồi. Nhưng anh Tom và cô rất vui vì em Bi đã cảm thấy tốt hơn”.
Điều này đảm bảo đứa trẻ bị tổn thương nhận được lời xin lỗi và cho người mẹ khác thấy rằng bạn đang làm gì đó để sửa đổi. Sau đó, hướng con bạn ra khỏi tình huống này một chút để con có thể điều tiết lại cảm xúc: “Anh Tom có thể cần chút thời gian yên tĩnh để nghĩ xem tại sao hồi nãy anh ấy lại đánh con”.
Với những đứa trẻ lớn hơn, điều quan trọng là để chúng tìm ra cách sửa chữa mối quan hệ. Khi bạn dạy con xin lỗi, đừng gán cho con một “hậu quả” nó phải trả giá. Hãy cho con vài ý tưởng, nhưng cuối cùng để con chọn những gì con có thể làm để tình hình tốt hơn".
Làm gương cho con:
Trẻ em học được từ chúng ta cách hàn gắn các mối quan hệ. Hãy chắc chắn rằng khi bạn và con có mối quan hệ rạn nứt, bạn phải xin lỗi và tìm cách nối lại.
Nói “xin lỗi” là một công cụ quan trọng trong tất cả các mối quan hệ. Nhưng nếu chúng ta dạy trẻ nói ra điều đó một cách vô tâm bất cứ khi nào chúng làm sai, sẽ mất đi ý nghĩa và sức mạnh của lời xin lỗi, và con cái chúng ta thì bỏ lỡ cơ hội thực sự học hỏi từ những sai lầm.
Bà mẹ 8 con chia sẻ bí quyết nuôi con trong yên bình
Một bà mẹ 6 con dự kiến sẽ sinh thêm 2 đứa sinh đôi nữa vào cuối năm nay.
" alt="Đừng bao giờ hỏi con: Xin lỗi chưa?">Đừng bao giờ hỏi con: Xin lỗi chưa?
-
Hôm 7/11, Đài quan sát bóng đá CIES công bố danh sách cầu thủ U21 có giá trị cao nhất năm 2024. Tiền đạo cánh 17 tuổi, Yamal (CLB Barca) dẫn đầu với giá 195 triệu USD. Chín cầu thủ còn lại trong top 10 gồm: Alejandro Garnacho (Man Utd, 20 tuổi, 124 triệu); Warren Zaire-Emery (PSG, 18 tuổi, 118 triệu); Savinho (Man City, 20 tuổi, 109 triệu); Joao Neves (PSG, 20 tuổi, 108 triệu); Endrick (Real, 18 tuổi, 105 triệu); Rico Lewis (Man City, 19 tuổi, 94 triệu); Arda Guler (Real, 19 tuổi, 83 triệu); Kobbie Mainoo (Man Utd, 19 tuổi, 81 triệu) và Kenan Yildiz (Juventus, 19 tuổi, 78 triệu).
Yamal được định giá cao nhất lứa U21
-
Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs Hà Nội, 18h00 ngày 19/1: Khó nuốt trôi
-
Đàn ông ngoại tình có nhiều loại. Có những người lăng nhăng là bản năng. Có những người không ngoại tình không được vì họ quá giàu, quá giỏi, quá phong độ, xung quanh họ các cô gái đẹp vây quanh xếp hàng, thường thì mỡ treo miệng mèo không thể từ chối hết lần này đến lần khác. Có những người vì ngoại tình chỉ để giải khuây rồi lâu dần ngựa quen đường cũ.
Tôi thuộc loại thứ 3. Tôi đã không hạnh phúc trong cuộc hôn nhân của mình, nên tôi tìm niềm vui nơi chốn khác. Tôi chắc chắn không thể đổ lỗi cho vợ tôi. Vì tôi cũng thất bại trong việc giữ cuộc hôn nhân của mình bền vững. Nếu vợ tôi vì không hạnh phúc mà cắm sừng tôi, chắc tôi cũng đau lắm.
Tôi mong em sau khi khép lại cuộc hôn nhân này, sẽ sống bớt đau khổ hơn, đừng là em của ngày xưa, cứ ôm khư khư quá khứ và hoảng sợ vì tương lai nữa.
Nhiều năm trời vợ tôi đã dằn vặt chồng con và cả chính mình vì 1 bước đi sai lầm trong quá khứ là lỡ mang bầu trước khi lên đường đi du học. Cái thai đã khiến chúng tôi phải cưới vội, cô ấy đành gác lại việc học tập để cưới chồng, sinh con. Vợ trách móc tôi sợ mất người yêu nên cố tình khiến cô ấy có bầu trong khi chính cô ấy ngày hôm ấy đã nói rằng mình đang trong thời kỳ an toàn, không thể thụ thai.
Hai năm sau sinh con, vợ tôi chưa kiếm được việc làm. Kinh tế gia đình eo hẹp vì chỉ dựa vào đồng lương của tôi. Con mọn, sống nhà thuê, tài chính khó khăn, vợ tôi nhăn nhó, khó chịu. Tôi thấy đó cũng là điều dễ hiểu, ai trong hoàn cảnh ở nhà nuôi con gò bó chắc cũng ít nhiều bị như vậy.
Nhưng tôi khổ tâm nhất là việc vợ cứ mang sai lầm ngày cũ ra chỉ trích tôi, rồi tự trách mình, thậm chí trút giận lên cả con. Nhìn con bé xíu phải nghe mẹ nói những câu nặng nề như "Không đẻ con ra lúc đó thì mẹ đã không phải khổ thế này", tôi đã rất đau lòng.
Rồi khi vợ đi làm trở lại, tôi cũng có những cơ hội làm ăn ngoài bên cạnh công việc công sở, những tưởng cuộc sống sẽ dễ dàng hơn. Nhưng cô ấy lại tự mua dây buộc mình với những nỗi lo không tên. Tôi biết phụ nữ suy nghĩ phức tạp, sẽ lo lắng nhiều hơn cánh mày râu vô tâm. Nhưng lo lắng bất tận như cô ấy khiến cuộc sống quá mệt mỏi.
Tôi kể về một dự án mới, muốn nhận được lời động viên, chúc mừng từ vợ, thì nhận lại là những câu hỏi dồn dập "lỡ như chủ đầu tư rút vốn giữa lúc đang dở dang thì sao?", "thời gian gấp vậy, anh kiếm đâu ra cộng sự?". Ngày chúng tôi dọn vào ngôi nhà mới, chưa kịp vui vẻ vì thành quả phấn đấu, tích góp của hai vợ chồng, đã nghe vợ tôi than thở vì còn nợ ngân hàng đến 400 triệu.
Khi phát hiện ra tôi ngoại tình, cô ấy đã chọn tha thứ. Tôi biết ơn vợ rất nhiều, nhưng chỉ ít ngày sau tôi cay đắng nhận ra rằng đó là sự tha thứ cực hình nhất. Mỗi ngày cô ấy đều đay nghiến lỗi lầm của tôi, mỗi khi tôi có một cuộc gọi đến hay phải ra khỏi nhà ngoài giờ làm, cô ấy đều thảng thốt nghi ngờ. Cô ấy còn lén cài đặt định vị vào điện thoại tôi nhưng tôi cũng giả vờ như không biết.
Giờ câu chuyện đã đi quá xa, vượt quá tầm kiểm soát của tôi. Hai chúng tôi có những lúc gần như rơi vào trầm cảm, dù tôi cố chiều chuộng vợ bao nhiêu, cũng không thể kéo tâm hồn cô ấy về với hiện tại. Chính tôi là người phải viết ra tờ đơn ly hôn để giải thoát cho cả hai.
Giá như cô ấy hiểu hôm nay mình sống thật ý nghĩa, vui vẻ thì sẽ không còn ngày hôm qua và ngày mai nào đáng tiếc nữa.
Chồng đẹp trai, phong độ vợ vẫn mê đắm anh bán thịt lợn
Chồng phong độ, giỏi giang nhưng vợ tôi vẫn mê đắm người đàn ông kinh doanh thịt lợn.
" alt="'Nếu em sống vì hiện tại đã không có ngày mai đầy hối tiếc'">'Nếu em sống vì hiện tại đã không có ngày mai đầy hối tiếc'