Ông tin rằng hệ thống nhận diện độ khó ngôn ngữ sẽ là trợ thủ đắc lực cho bộ phận biên soạn sách giáo khoa, đặc biệt với cấp tiểu học. Các hoạt động viết tài liệu hay biên soạn từ điển cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, để làm được điều này, đội ngũ phát triển cần tập trung xây dựng kho ngữ liệu phong phú.
PGS.TS Đinh Điền cũng nhấn mạnh AI nhận diện ngôn ngữ nên được phát triển ở cả dạng văn bản lẫn giọng nói để tăng cường hiệu quả khi ứng dụng trong lĩnh vực ngôn ngữ và giáo dục.
Ứng dụng AI để phân tích gen người và quá trình xử lý ung thư
Thực tế ứng dụng AI vào phân tích gen người đã được một số startup ở Việt Nam triển khai, trong đó có thể kể đến Genetica, chuyên cung cấp giải pháp phân tích gen qua nước bọt. Công ty này đã ứng dụng cả Trí tuệ nhân tạo và công nghệ mới là Blockchain trong giải pháp của mình.
Và theo tiến sĩ Sơn Phạm, Giám đốc điều hành BioTurin, ở lĩnh vực y học, AI có thể “đọc” trình tự bộ gen người, cũng như ứng dụng vào quá trình xử lý ung thư.
“Theo tôi, cơ thể chúng ta chính là một vũ trụ đặc biệt. Và nhờ có AI, những bí ẩn của vũ trụ này sẽ được khám phá”, ông khẳng định.
Mỗi con người có 37 nghìn tỷ tế bào. CEO BioTuring tin rằng AI có thể được ứng dụng nhận biết từng tế bào, sau đó phân loại, phân tích cách tương tác cũng như nhận biết tế bào có khả năng gây bệnh. Với ứng dụng trên, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp các nhà khoa học phân tích các loại tế bào mới, lập bản đồ hệ thống tế bào trong mỗi con người, từ đó so sánh sự khác biệt giữa người khỏe mạnh và người bệnh.
Đưa AI vào đời thực
Trợ lý ảo Kiki là một trong những trợ lý ảo đầu tiên được tạo ra từ công nghệ trí tuệ nhân tạo được ứng dụng vào đời thực, thông qua tích hợp trên các xe hơi.
Sau 2 năm kể từ ngày ra mắt, Kiki Auto, trợ lý tiếng nói cho xe hơi, đã được tích hợp trên 18 hãng màn hình xe hơi thông minh. Tính tới tháng 11/2022, ứng dụng đã hoạt động trên 200.000 thiết bị, thực hiện hơn 125.000 tác vụ/ngày.
Theo ông Nguyễn Hoàng Khánh Duy, quản lý sản phẩm dự án Kiki, đội ngũ ban đầu đã gặp khó khăn khi vốn từ ban đầu của Kiki là các bài hát từ Zing MP3, nên đã phải làm việc rất nhiều. Đáng chú ý đội phát triển sản phẩm đã thu thập các địa danh trên cả nước. Với 350.000 kết quả được tập hợp, để Kiki đã có thể ‘hiểu’ hơn về nhu cầu của người dùng khi lái xe.
Tuy nhiên, ứng dụng vẫn khá bối rối để phân biệt yêu cầu dẫn đường hay mở nhạc. Bởi một số tên địa điểm có nét tương đồng trong phát âm với các bài hát trong kho dữ liệu.
Ngoài ra, Kiki thường dừng nhận lệnh trong trường hợp người dùng có dòng lệnh dài, hoặc đứt quãng Nhằm hạn chế bất tiện này, nhóm phát triển ứng dụng đã tích hợp module nhận diện giọng nói (Voice Activity Detection - VAD), kết hợp phân tích bối cảnh để nhận biết thời điểm hoàn thành nhận lệnh.
Một giải pháp AI được Zalo phát triển và đưa vào đời thực nữa là giải pháp xác thực danh tính eKYC. Theo ông Châu Thành Đức, Giám đốc Khoa học Dữ liệu Zalo AI, chịu trách nhiệm phát triển các sản phẩm “AI-first” (ưu tiên cho AI), hiện có 5 ngân hàng và tổ chức tài chính sử dụng eKYC, với 30.000 lượt xác thực danh tính mỗi ngày.
Trong quá trình đối chiếu hình ảnh, đội ngũ phát triển nhanh chóng xác định được nhiều vấn đề. Chẳng hạn, ảnh bị mờ, chói sáng thông tin quan trọng, người dùng cố tình sử dụng ảnh từ Internet… Không dừng lại ở đó, một số trường hợp như chấn thương hay phẫu thuật chuyển giới.
“Lúc này, giải pháp duy nhất để đảm bảo tính chính xác là kiểm tra thủ công. Bởi chúng tôi tin rằng, AI được tạo ra để hỗ trợ, chứ không phải để thay thế con người hoàn toàn. Ngoài ra, tôi cũng muốn mọi người hiểu rằng ‘chặng cuối’ để đưa AI vào đời thực có thể sẽ rất dài, thậm chí không có hồi kết. Quan trọng hơn cả, người làm công nghệ cần hoàn thiện sản phẩm thông qua”, ông Đức cho biết.
" alt=""/>Đưa trí tuệ nhân tạo vào giáo dục, y tế và đời thựcAnna Seungam-iam diện bộ trang phục dân tộc màu trắng với thiết kế tinh tế, lấy cảm hứng từ hình ảnh của quý bà Songkran - "Kimita Devi" - một trong 7 cô con gái nữ thần của vua Kabilaprom.
Đại diện của Ấn Độ Divita Rai xuất hiện trong bộ trang phục dân tộc được lấy cảm hứng từ Kim Sí Diểu (Garuda) - loài chim thần trong văn hoá Ấn Độ. Đôi cánh là biểu tượng cho lòng trung thành, sức mạnh của đất nước muốn bảo vệ nhân dân.
![]() | ![]() |
Ngọc Châu - đại diện của Việt Nam - xuất hiện cuối cùng trong trang phục dân tộc mang tên "Chiếu Cà Mau". Bộ trang phục được lấy ý tưởng từ làng chiếu truyền thống ở miền cực Nam của Tổ quốc.
Phần trình diễn trang phục dân tộc "Chiếu Cà Mau" của Ngọc Châu:
Một số bộ trang phục dân tộc của các quốc gia khác:
![]() | ![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
![]() | ![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2022 sẽ diễn ra vào ngày 14/1 tại New Orleans, Mỹ. Khác với mọi năm, đêm chung kết không chọn top 5, mà sẽ có 7 thí sinh bước vào phần thi ứng xử và một người sẽ giành được vương miện.
Hảo Hảo - Anh Phương - Thắm Nguyễn
Ca cảnh Bác Hồ với thiếu nhiđược trích trong vở diễn nổi tiếng Lời Người - lời của nước non của tác giả Vũ Hải. Hai nghệ sĩ trẻ thế hệ 9x và genZ Thanh Phong và Hà Quỳnh Như thuộc đoàn Dân ca xứ Nghệ UNESCO đảm nhận vai dẫn chuyện và hát dân ca xứ Nghệ. Người thể hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nghệ sĩ Minh Hải (Nhà hát Kịch Việt Nam), cũng là một người con xứ Nghệ.
Mùa xuân cho em đã 16 lần được tổ chức nhưng đây là lần đầu tiên Thanh Phong và Hà Quỳnh Như tham gia biểu diễn, lại được lựa chọn diễn tiết mục mở màn với chủ đề về Bác Hồ, dù vui nhưng cả hai cảm thấy có chút áp lực.
“May mắn là nghệ sĩ Minh Hải hóa thân hình tượng Bác cũng là người con xứ Nghệ, nên chúng tôi khá thoải mái về tâm lý, nhập tâm vào nhân vật và điều tiết cảm xúc. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được Tổng đạo diễn - nhà báo Thanh Tâm quan tâm, gọt dũa từng câu thoại và nội dung phù hợp cho chất giọng của mình”, nghệ sĩ Thanh Phong chia sẻ.
Hà Quỳnh Như, nữ nghệ sĩ trẻ sinh năm 2004 cũng không giấu nổi sự hồi hộp. Cô nói: “Cho đến khi diễn xong, thấy cả khán phòng theo dõi chăm chú, nhiều khán giả rơi nước mắt, tôi hạnh phúc và vui sướng đến khó tả. Phần chuyển soạn dân ca do anh Thanh Phong viết lời theo làn điệu Tứ hoa và hướng dẫn cho tôi hát nên tôi tự tin hơn vì đúng sở trường của mình. Câu hát ngân lên ở cảnh chia tay Bác Hồ, đến giờ nhớ lại tôi vẫn còn xúc động”.
Minh Hải là nghệ sĩ giàu kinh nghiệm ở Nhà hát Kịch Việt Nam, từng được giao nhiều vai diễn chính thể hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng đây là lần đầu tiên anh hợp tác diễn xuất kịch hát dân ca với các bạn trẻ đoàn Dân ca xứ Nghệ UNESCO tại Hà Nội.
“Điều đầu tiên tôi quý là sự trẻ trung năng động và yêu nghề của các bạn. Các bạn là người xứ Nghệ xa quê, sống và làm việc giữa thủ đô bằng di sản dân ca Ví, Giặm quê hương là điều thật tuyệt vời và xứng đáng được ủng hộ.
Chính các bạn cũng là chất xúc tác cho tôi hoàn thành vai diễn tốt hơn. Tôi nhiều cảm xúc hơn khi nhìn ánh mắt long lanh, khuôn mặt tươi tắn của các bạn khi thể hiện vai diễn các cháu học sinh đang nhìn Bác Hồ trìu mến”, nghệ sĩ Minh Hải chia sẻ.
" alt=""/>Nghệ sĩ Thanh Phong, Hà Quỳnh Như xúc động khi diễn ca kịch về Bác Hồ