当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Real Tomayapo vs Club Bolivar, 6h00 ngày 22/11: Không dễ dàng 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Al Talaba vs Duhok, 18h00 ngày 4/2: Tiếp tục bất bại
Theo ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, đây là phiên giao dịch thứ hai trong năm 2022 dành cho nhóm lao động hồi hương từ Hàn Quốc và Nhật Bản, nhằm tạo cơ hội cho người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và du học sinh IM Japan của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận tìm được việc làm sau khi về nước, có thu nhập để ổn định cuộc sống.
"Nhóm lao động này có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, biết ngôn ngữ, có trình độ kỹ năng tay nghề và hơn cả là biết về văn hóa doanh nghiệp của các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc, có khả năng tham gia ngay vào lực lượng lao động, giúp các doanh nghiệp tại địa phương tìm kiếm và tuyển dụng được những ứng viên phù hợp, đi làm ngay", ông Thành cho hay.
Theo thống kê của đơn vị tổ chức - Trung tâm giao dịch việc làm Hà Nội, phiên giao dịch ngày 17/11 có 59 nhà tuyển dụng tham gia, với tổng nhu cầu là 4.235 chỉ tiêu, trong đó riêng sàn việc làm Hà Nội có 39 doanh nghiệp tham gia, nhu cầu tuyển dụng 1.108 chỉ tiêu, tập trung chủ yếu ở các ngành nghề như quản lý sản xuất, nhân viên kinh doanh, kỹ thuật CNC, phiên dịch, thợ vận hành máy, công nhân sản xuất…, với mức lương từ 5 đến trên 15 triệu đồng.
Ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết trong hơn 18 năm qua, gần 120.000 lượt người lao động được phái cử đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS, trên 8.000 lượt người lao động sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo chương trình IM Japan.
Các chương trình đã mang lại cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao, giúp nâng cao đời sống cho người lao động và gia đình người lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Gần 90.000 người lao động tham gia 2 chương trình này về nước, nhiều người tích lũy được vốn và lập nghiệp tại quê hương, nhưng cũng có nhiều trường hợp gặp khó khăn để tìm kiếm việc làm phù hợp với kinh nghiệm, mang lại thu nhập ổn định.
Do đó, lãnh đạo Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kỳ vọng phiên giao dịch và lễ trao giải sẽ tạo ra động lực và niềm tin với các lao động đã và đang làm việc ở nước ngoài yên tâm trở về nước khi kết thúc hợp đồng.
Doanh nghiệp sẵn sàng trả lương tới 70 triệu đồng
Xuất hiện tại phiên giao dịch việc làm, ông Hwang Chul Min - Giám đốc nhân sự công ty TNHH Micron Vina, đơn vị gia công chất bán dẫn, thiết bị điện tử cho Samsung, SK Hynix... cho biết doanh nghiệp đang tìm kiếm 20 ứng viên làm phiên dịch viên tiếng Hàn Quốc và quản lý sản xuất tại nhà máy tại Bắc Giang. Mức lương dành cho vị trí này là khoảng 20 triệu đồng/tháng, không yêu cầu kinh nghiệm làm việc trong ngành.
Theo vị này, công ty đã từng tham gia sàn giao dịch việc làm tại Bắc Giang và tuyển dụng được hàng nghìn công nhân ngay tại địa phương. Tuy nhiên, công ty này vẫn cần những người đã có kinh nghiệm làm việc tại Hàn Quốc, thông thạo ngoại ngữ làm cầu nối giữa các lãnh đạo người Hàn Quốc và công nhân Việt Nam.
"Công ty cần người có kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại môi trường doanh nghiệp Hàn Quốc, có thể trao đổi ngay với các lãnh đạo công ty trong quá trình giám sát sản xuất. Chúng tôi không yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc trong ngành bán dẫn trước đó, nhưng công ty kỳ vọng có thể tuyển được nhân sự trẻ tuổi để có thể duy trì kết nối với văn hóa của doanh nghiệp", đại diện công ty cho hay.
Trong khi đó, đại diện của Airtech Thế Long, một doanh nghiệp chuyên về thiết bị làm lạnh, cho hay ưu tiên ứng tuyển của đơn vị này là vị trí trưởng phòng và giám đốc, với mức lương cứng lên tới 30-40 triệu đồng/tháng. Vốn là chi nhánh của một doanh nghiệp Nhật Bản, công ty này kỳ vọng có thể tìm kiếm được ứng viên thông thạo tiếng Nhật, chịu được áp lực về mở rộng thị trường, tăng doanh số.
Một doanh nghiệp Việt Nam chuyên kết nối và đưa lao động từ Việt Nam sang Nhật Bản cho hay có thể trả cho ứng viên mức lương tới 70 triệu đồng/tháng. Công ty thừa nhận không có nhiều lao động theo diện EPS hay IM Japan hồi hương có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp do khác biệt ngành nghề, do đó, đơn vị sẵn sàng trả cho ứng viên chấp nhận làm việc trong ngành nghề mới thay vì các công việc đã quen thuộc khi đi làm tại Nhật Bản.
Nhiều người lao động đến với phiên giao dịch việc làm sáng 17/11 đã tìm được các vị trí ứng tuyển phù hợp với nhu cầu của bản thân. Anh Trần Văn Tiến, tại Văn Xá, Đông Anh, Hà Nội cho biết đã có 10 năm xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc trong ngành lắp ráp cơ khí. Sau khi về nước, anh Tiến có 6 tháng chưa tìm được công việc mới phù hợp với kỳ vọng thu nhập, môi trường làm việc, chưa kể hạn chế về độ tuổi khiến anh khó cạnh tranh với nhân sự trẻ.
Tuy nhiên, đến với phiên giao dịch tại Hà Nội, ứng viên này đã nhận được đề nghị làm giám sát sản xuất tại một công ty Hàn Quốc chuyên về sản xuất thuốc với thu nhập 18 triệu đồng/tháng. Anh cho biết rất mong nhận được công việc sớm để ổn định cuộc sống vào những ngày giáp Tết.
" alt="Doanh nghiệp tuyển dụng lao động hồi hương từ Hàn Quốc, Nhật Bản"/>Doanh nghiệp tuyển dụng lao động hồi hương từ Hàn Quốc, Nhật Bản
Tại cuộc họp báo chiều ngày 5/7, ông Trần Quang Hưng lý giải những nguyên nhân khiến lừa đảo trực tuyến tăng mạnh trong thời gian gần đây, trong đó có việc các đối tượng lừa đảo đã tận dụng được các tiện ích, công nghệ hiện đại để tạo ra những hệ thống lừa đảo tinh vi, hiệu quả, giống thật, khiến người dùng khó nhận diện hơn.
Xu hướng dịch chuyển của các nhóm lừa đảo trực tuyến, tập trung mạnh vào nhóm người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, người lao động thu nhập thấp được thể hiện khá rõ trong năm nay.
“Khi công nghệ phát triển, phổ cập smartphone nhiều, hiện nay trẻ em, người cao tuổi, sinh viên, người lao động thu nhập thấp đều đã có smartphone. Thế nhưng, khả năng nhận diện các dấu hiệu, hành vi lừa đảo của các nhóm đối tượng này còn khá thấp. Vì thế, các nhóm lừa đảo đã tập trung mạnh vào những đối tượng này”, ông Trần Quang Hưng phân tích.
Mặt khác, Cục An toàn thông tin cũng nhận thấy, các nhóm lừa đảo trực tuyến hiện nay không còn chỉ giới hạn tại Việt Nam mà phần lớn đã hình thành các tổ chức lừa đảo ở các nước lân cận như Campuchia, Lào, Philippines. Những nhóm này cũng tập hợp được nhiều người Việt tham gia, tập trung tại các cơ sở ở các nước.
Trên cơ sở nhận định lừa đảo trực tuyến vẫn diễn ra mạnh còn là người dùng chưa được cập nhật đầy đủ và sớm về các hình thức lừa đảo, Cục An toàn thông tin cho rằng, ngoài việc xử lý về công nghệ, biện pháp kỹ thuật, một việc quan trọng không kém là làm sao thúc đẩy, tuyên truyền những thông tin về các hình thức lừa đảo trực tuyến đến được càng nhiều người càng tốt.
“Khi mỗi người dân, mỗi đối tượng yếu thế biết được cách nhận diện các hình thức lừa đảo, họ sẽ cảnh giác hơn, giúp cho câu chuyện lừa đảo trực tuyến sẽ giảm trong thời gian tới”,ông Trần Quang Hưng chia sẻ.
Để tăng cường nhận thức, kiến thức về lừa đảo trực tuyến nhằm bảo vệ người dân Việt Nam trước những rủi ro tiềm ẩn trên không gian mạng, Bộ TT&TT đã chính thức phát động chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”, triển khai từ ngày 23/6 đến ngày 23/7/2023.
Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” do Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT chủ trì, điều phối và phối hợp cùng thành viên Liên minh Tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng.
Chiến dịch sẽ phủ sóng rộng khắp trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nền tảng mạng xã hội để cung cấp đầy đủ thông tin, trang bị và phổ biến kiến thức về lừa đảo trực tuyến đến với mọi nhà, cho từng nhóm đối tượng, thông qua các clip tình huống lừa đảo trực tuyến phổ biến, hướng dẫn nhận diện 24 hình thức lừa đảo, đồng thời cung cấp bộ cẩm nang kiến thức phòng tránh để bảo vệ bản thân và gia đình trên không gian mạng.
Nói về sự khác biệt của chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức an toàn thông tin cho người dân lần này, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết thêm, khác với các năm trước chủ yếu là đại diện cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp an toàn thông tin tham gia tuyên truyền, năm nay đã huy động sự chung tay của nhiều cơ quan, tổ chức khác như các công ty truyền thông, mạng xã hội, Đoàn thanh niên, Liên đoàn lao động Việt Nam để có những hình thức tuyên truyền đa dạng, với mục tiêu là làm sao đến được với nhiều người nhất.
Ngoài ra, theo đại diện Cục An toàn thông tin, một tín hiệu tích cực là thời gian gần đây, nhiều người dân đã chủ động thông tin tới cơ quan Nhà nước về việc mình đang bị lừa đảo trực tuyến. Việc này sẽ giúp phát hiện, nhận diện sớm và kịp thời tuyên truyền, lan tỏa cho nhiều người khác biết và cảnh giác với các tình huống, hình thức lừa đảo.
Dự kiến, vào đầu tháng 8, Cục An toàn thông tin sẽ công bố kết quả của chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”.
Lừa đảo trực tuyến chuyển hướng nhắm tới người cao tuổi, trẻ em
Hiện trạng ngành công nghiệp vi mạch, bán dẫn Việt Nam
Thu hút dự án đầu tư của Intel vào Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) năm 2006 là cột mốc lớn thứ hai đánh dấu nỗ lực của Việt Nam trong phát triển ngành vi mạch bán dẫn, sau cột mốc đầu tiên là Dự án Z181 được dẫn dắt bởi GS Trần Đại Nghĩa ngay sau ngày thống nhất đất nước.
Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, Đại học Quốc gia TP.HCM đã thành lập Trung tâm đào tạo và thiết kế vi mạch (ICDREC) năm 2005, và Phòng thí nghiệm Công nghệ nano (LNT), nay là Viện Công nghệ nano (INT).
Năm 2010, vi mạch bán dẫn được bổ sung vào danh mục công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục có trong các Quyết định thay thế quyết định này cho đến nay.
Năm 2012, vi mạch được xác định là sản phẩm quốc gia theo Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2012, UBND TP.HCM ban hành Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch giai đoạn 2013 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, được điều chỉnh, bổ sung năm 2017, khẳng định quyết tâm của thành phố trong phát triển ngành công nghiệp quan trọng này.
Có thể nói, giai đoạn gần 20 năm qua là giai đoạn mà Việt Nam, mà đầu tàu là TP.HCM đã có những định hướng, mục tiêu và hành động khá cụ thể, nhất quán giúp Việt Nam xây dựng những nền tảng quan trọng ban đầu cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn.
Theo số liệu được công bố trên Cổng thông tin KH&CN quốc gia, tính đến hết năm 2022, Việt Nam có 1.072 công bố quốc tế liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn, 635 công bố quốc tế liên quan đến vi mạch.
Đáng chú ý, hiện Việt Nam có khoảng 5.000 kỹ sư làm việc trong lĩnh vực thiết kế vi mạch. Trong đó, phân bổ nhân lực tập trung nhiều nhất tại TP. HCM (85%), Hà Nội (8%) và Đà Nẵng (7%).
Cùng với thiết kế vi mạch, đóng gói vi mạch (IC packaging) cũng là lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh với sự hiện diện của nhà đầu tư chiến lược Intel tại SHTP với tổng vốn đầu tư tích lũy đến nay hơn 4,1 tỷ USD.
Chiến lược cho ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn
Vấn đề mang tính chiến lược đặt ra là làm thế nào Việt Nam có thể tận dụng lợi thế để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn. Theo đó, cần phải triển khai đồng thời 4 giải pháp chiến lược sau:
Thứ nhất, thúc đẩy phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong các ngành điện tử, vi mạch bán dẫn. Để thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cần có tư duy và cách tiếp cận hệ sinh thái.
Thứ hai, đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các khu công nghệ cao, cấu phần quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp ngành điện tử, vi mạch bán dẫn và tập trung thu hút các dự án đầu tư xoay quanh những khâu và công đoạn mà Việt Nam có thế mạnh và giúp Việt Nam có thể nâng cấp năng lực công nghệ, mà cụ thể là tiếp thu, ứng dụng và sáng tạo công nghệ.
Thứ ba, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn đồng thời tăng cường đầu tư cho đào tạo, khoa học và công nghệ và thu hút đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học người Việt tại các nước tiên tiến trở về nước để tham gia phát triển các ngành điện tử, vi mạch bán dẫn.
Thứ tư, tăng cường hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ có thế mạnh, có thể hỗ trợ cho việc thực hiện các mũi đột phá chiến lược nêu trên của Việt Nam trong bối cảnh hệ sinh thái ngành công nghiệp Việt Nam còn yếu và thiếu các yếu tố cần thiết, ví dụ như chưa có các nhà máy sản xuất vi mạch.
Sứ mệnh của Khu Công nghệ cao TP.HCM
Với tầm nhìn xa về chính sách, SHTP đang đề nghị UBND TP.HCM và Chính phủ bổ sung các chức năng, nhiệm vụ để nắm bắt các xu thế mới, thông qua quy hoạch các không gian phát triển, cơ sở hạ tầng mới để phát triển các phân cụm, khuyến khích phát triển “cộng đồng công nghệ” kinh doanh phi chính thức và tương tác xã hội, qua đó cũng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế tri thức.
Với vai trò là khu công nghệ cao quốc gia, SHTP xác định rõ sứ mệnh tiên phong, dẫn dắt phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn cho đất nước, trong đó trọng tâm là phát triển các doanh nghiệp công nghệ trong nước; hướng phát triển “chuyên môn hóa thông minh” theo ngành.
Trong thời gian qua SHTP đã thí điểm đổi mới hoạt động trong xúc tiến đầu tư, gắn với phát triển các ngành công nghiệp điện tử, vi mạch; thí điểm thành lập các trung tâm đào tạo, ươm tạo lĩnh vực điện tử (IETC), vi mạch bán dẫn (SCDC) trên cơ sở huy động một cách sáng tạo các nguồn lực công, tư nhằm bổ khuyết cho hệ sinh thái các ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn, hỗ trợ hình thành các công ty khởi nghiệp, thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo các ngành này.
Đồng thời SHTP cũng đang thúc đẩy thành lập Hội vi mạch bán dẫn Việt Nam, tăng cường liên kết, hỗ trợ các trường đại học, viện nghiên cứu đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ liên quan đến công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn… nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Anh Thi - Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM
" alt="Chiến lược nào cho ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam?"/>Dịch giả Lê Đình Chi (giữa) nhận giải A Giải thưởng Sách Quốc gia 2020 khi chuyển ngữ sáchLịch sử (Herodotus). Ảnh: Quỳnh Trang.
Trên thực tế, anh không giao du nhiều với giới văn học hay giới dịch giả. Trong các mối quan hệ, Lê Đình Chi luôn giữ thái độ trung dung, rất dễ hiểu lầm là hờ hững, thiếu nhiệt tâm. Trên thực tế, đơn giản đó chỉ là một cách sống.
Nếu mới chỉ gặp dịch giả Lê Đình Chi vài lần, nhiều người dễ đánh giá anh là người... “nhạt”. Có lẽ do lối biểu cảm không mấy sinh động khi nói chuyện, cách trả lời phỏng vấn hỏi gì đáp nấy, hỏi nhanh đáp gọn đến khó tin đã khiến anh bị nhiều người hiểu lầm rằng anh khô khan, không biết đùa, một “mọt sách” chính hiệu...
Lê Đình Chi là trưởng nam của nhà thơ Lê Đình Cánh (ông mất năm 2019). Công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, nhà thơ Lê Đình Cánh từng là tay “bỉnh bút” về ký văn học và nổi danh trong làng thơ lục bát. Tủ sách đa dạng của “ông bố nhà thơ” giống như những “hạt mầm” nuôi dưỡng niềm say mê với sách vở của Lê Đinh Chi từ tấm bé. Ngôi nhà lọt thỏm trong mảnh vườn rộng trên đường Trường Chinh (Hà Nội) là nơi gia đình nhỏ của “dịch giả tay ngang” Lê Đình Chi cư ngụ. Cũng ở nơi này, anh bắt tay chuyển ngữ những trang bản thảo tiếng Anh, tiếng Pháp đầu tiên.
Ấy là về cơ duyên với công việc chuyển ngữ của anh. Gặp gỡ và trò chuyện thêm mấy lần, đi sâu vào các đầu mối của cái nhân duyên ấy, nghe Lê Đình Chi kể lể và ví von, mới “vỡ” ra “chân tướng” một dịch giả khéo ngụy trang bằng một “mặt nạ” hơi... chán đời.
![]() |
Sách do Lê Đình Chi chuyển ngữ. Ảnh: O.P. |
Anh gọi việc tham gia các diễn đàn chia sẻ về các bản “dịch chơi” mà anh tham gia thời sinh viên là “buôn có bạn, bán có phường”. Tuổi 20, thấy mình dịch ra chữ nào, gõ phím xuống đều “hoành tráng” cả. Được những người bạn “ảo” động viên, Lê Đình Chi hăng hái “đẩy” bản dịch cho các nhà xuất bản và y như rằng, một “gáo nước lạnh” dội lên nhiệt huyết của chàng sinh viên trường Dược. “Sau này cầm lại bản dịch buổi ban đầu, mình cũng cảm thấy rất ngô nghê và thấy các nhà xuất bản thật có lý khi từ chối” - anh thú nhận.
Học đại học chuyên ngành Dược quả thật vốn không dành cho những người lười biếng, những bản dịch đầu tay bị chối từ, những tưởng Lê Đình Chi sẽ nguôi quên ảo vọng với sách. Thế nhưng anh quyết định đi học văn bằng 2 tiếng Anh vào buổi tối. Rồi cũng do những buổi tối rảnh rỗi của một chàng trai trẻ không ưa giao du, anh lại bị bạn bè kéo đi học tiếng Pháp. Và rồi anh may mắn kiếm được một học bổng đi học sau đại học ở nước Pháp.
Về công tác tại Đại học Dược Hà Nội, chính vì thường xuyên phải tiếp xúc với sách báo tiếng Anh mà vốn ngoại ngữ, nói như Lê Đình Chi, luôn ở dạng “sống”. Thế rồi tình cờ được giới thiệu tới NXB Công an nhân dân, anh dịch cuốn sách đầu tiên The Shakespeare Secret("Bí mật Shakespeare" - lọt vào Top 5 cuốn sách bán chạy nhất nước Mỹ năm 2008, hiện tượng mới của làng xuất bản Mỹ với mức độ thành công tương đương với Mật mã Da Vincicủa Dan Brown). Đó là thời điểm năm 2010. Cầm trên tay cuốn sách hơn 500 trang do mình chuyển ngữ, với ai chẳng biết, với Lê Đình Chi thì cảm giác “được thêm tí tiền cũng thấy hay hay, vui vui”.
Đến nay, theo Lê Đình Chi, anh đã chuyển ngữ trên 30 cuốn. Cuốn Lịch sử ("Historiai") của tác giả Herodotus, do Nhà xuất bản Thế Giới liên kết với Công ty CP sách Omega Việt Nam phát hành được trao giải A Giải thưởng Sách quốc gia 2020 của Hội Xuất bản Việt Nam cũng là tác phẩm ngốn nhiều thời gian của anh.
Đây là lần đầu tiên, sách dịch giành được giải A tại giải thưởng danh giá này. Để có được điều đó, Lê Đình Chi mất tới 3 năm để hoàn thành việc chuyển ngữ cuốn sách hơn 800 trang được đánh giá là kiệt tác vượt thời gian, không chỉ là công trình nền tảng của lịch sử trong văn học phương Tây, mà còn đề cập về nhân chủng học, địa lý, thần học, triết học, khoa học chính trị và các vở bi kịch.
![]() |
Sách Lịch sử. Ảnh: Ngọc Hiền. |
Ba năm trong nhịp sống gấp gáp hiện nay là khoảng thời gian không hề ngắn nhất là anh lại dành để vùi đầu vào những trang bản thảo chuyển ngữ, đúng ra đó là sự kiên trì. Nói cách khác, sự kiệm lời, cộng với một chút cá tính độc, lạ, thích sống trong thế giới và lối tư duy riêng mình đã níu Lê Đình Chi ở lại thật lâu và thật sâu với những cuốn sách văn học bằng tiếng nước ngoài dày cộp, chi chít ngữ liệu, đầy thử thách với mọi dịch giả.
Chất lượng các bản dịch mang thương hiệu “Lê Đình Chi”, từ các tác phẩm văn học như Bí ẩn quân hậu đen(Arturo Pérez-Reverte), Kiếm sĩ không trái tim (Rafael Sabatini) hay Những người nuôi giữ bồ câu (Alice Hoffman) đến các pho sử thi như Napoleon Đại đế(Andrew Roberts) hay Lịch sử - Historiai(Herodotus) có sức nặng “bào chữa” cực kỳ lợi hại cho đường đến thành công mà Lê Đình Chi vẫn gọi vui là “đổi gió”, “làm công tác chuyên môn căng thẳng thì chuyển sang dịch. Thế thôi”. Nghe rất giản đơn, rất nhẹ nhàng, nhẹ nhõm nhưng nhìn thành quả là những tác phẩm dịch thì mới thấy Lê Đình Chi thực sự là một người... thích đùa.
Anh đã thực sự “ăn dầm nằm dề” với những trang bản thảo chuyển ngữ, trong khi vẫn còn đó bộn bề công việc, giáo án, những bài giảng cho sinh viên, đam mê với môn bóng đá, và như bao người, trách nhiệm với gia đình.
Gần đây, Lê Đình Chi có dự định chuyển sang chuyển ngữ những tác phẩm văn học kinh điển nhưng chưa được khai thác một cách đầy đủ. Cuốn sách dịch mới nhất của anh là trọn bộ tiểu thuyết Bá tước Monte Cristogồm 3 tập, dài tới 117 chương, dày 1.300 trang, dịch từ nguyên bản tiếng Pháp kèm theo tranh minh họa của nhiều họa sĩ thế kỷ XIX, ra mắt độc giả vào năm ngoái...
Có thể nói, mỗi tác phẩm của anh là một hành trình phiêu lưu, tìm kiếm bản thể và giá trị của con người. Và trên hành trình ấy, ngòi bút chuyển ngữ của Lê Đình Chi đã vô cùng sinh động, linh hoạt, trải đời, thậm chí đôi chỗ tinh quái, dị biệt. Điều này cho thấy góc khuất trong con người dịch giả vốn trầm tính, lặng lẽ, lạc thời. Anh phiêu lưu theo cách của riêng mình, trong thế giới của chữ nghĩa, của văn chương mà không mưu cầu điều gì khác ngoài việc thỏa mãn chính sở thích của mình, và cũng bị chính văn chương, lịch sử lôi cuốn, dẫn dụ để chuyển ngữ hết cuốn sách này sang cuốn sách khác.
Rõ ràng Lê Đình Chi không dịch văn học vì sự nổi tiếng. Nhưng dù là công việc trong hay ngoài chuyên môn, anh đều làm một cách nghiêm túc, cẩn thận để có những thành quả giá trị.
Dịch giả Lê Đình Chi sinh năm 1977 tại Hà Nội, hiện là PGS.TS, nghiên cứu và giảng dạy tại Trường Đại học Dược Hà Nội. Anh chuyển ngữ thành công nhiều tác phẩm văn học và lịch sử lớn từ tiếng Anh và tiếng Pháp, như Napoleon Đại đế(Andrew Roberts), Đột nhiên có tiếng gõ cửa(E.Keret), Những người nuôi giữ bồ câu(A.Hoffman)... Cuốn Lịch sử - Historiai(Herodotus), do Lê Đình Chi chuyển ngữ, được Hội Xuất bản Việt Nam trao giải A Giải thưởng Sách quốc gia 2020.
" alt="Dịch giả Lê Đình Chi: Mỗi tác phẩm là một hành trình phiêu lưu"/>Dịch giả Lê Đình Chi: Mỗi tác phẩm là một hành trình phiêu lưu