Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
“Vậy làm thế nào để thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra những sản phẩm công nghệ tiên phong phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ cao trong doanh nghiệp khi mà những sản phẩm này thường tiêu tốn thời gian, vốn, nhân lực và giáo dục thị trường hơn rất nhiều so với các giải pháp Internet thông thường? Câu trả lời nằm ở việc hợp tác, hỗ trợ cũng như có những mối liên hệ chắc chắn và đồng nhất giữa các thành phần trong hệ sinh thái công nghệ tiên phong. Đã đến lúc, không chỉ các startup, mà các doanh nghiệp truyền thống cần chủ động cân nhắc đưa những yếu tố đổi mới này vào trong quy trình vận hành của mình để cải thiện hiệu quả và kéo dài vòng đời doanh nghiệp”, đại diện Innovatube nhấn mạnh.
Cũng theo đại diện Innovatube, sự kiện Vietnam Frontier Summit 2018 được tổ chức nhằm đạt được ba mục tiêu chính, đó là: Thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ tiên phong trong việc xây dựng mô hình kinh doanh bền vững; Tăng cường quá trình đổi mới sáng tạo tại Việt Nam thông qua hợp tác giữa các bên trong hệ sinh thái, đặc biệt là giữa doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp khởi nghiệp; Chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ tiên phong và cách để áp dụng những công nghệ này trong các dự án thực tế.
Lần đầu tiên công bố nghiên cứu về hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ tiên phong 2018
" alt=""/>Vietnam Frontier Summit 2018 mong muốn đưa Việt Nam trở thành vườn ươm công nghệ tại Đông Nam ÁẢnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo đó, trong 67 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ sung từ nguồn dự toán chi sự nghiệp văn hóa thông tin của ngân sách trung ương năm 2018 cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương để thực hiện các nhiệm vụ của chương trình mục tiêu CNTT năm 2018, có 21,4 tỷ đồng cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ; và 45,6 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cụ thể, có 12 Bộ, cơ quan ngang Bộ được giao bổ sung dự toán để thực hiện 15 nhiệm vụ của chương trình mục tiêu CNTT năm 2018, bao gồm: Bộ TT&TT được giao bổ sung 4 tỷ đồng để thực hiện 3 nhiệm vụ “Chuẩn hóa, tạo lập danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam”, “Chuẩn hóa, tạo lập dữ liệu về đánh giá dịch vụ công trực tuyến của các bộ/tỉnh”, “Xây dựng giải pháp thiết lập quy trình động để xử lý dịch vụ công trực tuyến”; Bộ Nội vụ được giao bổ sung 2,5 tỷ đồng để thực hiện 2 nhiệm vụ “Chuyển đổi, chuẩn hóa, tạo dữ liệu”, “Chuẩn hóa quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến”; các Bộ: Công Thương, GD&ĐT, Giao thông Vận tải, KH&CN, LĐTB&XH, NN&PTNT, Quốc phòng, TN&MT, Y tế cùng Thanh tra Chính phủ, mỗi cơ quan đều được giao bổ sung dự toán để thực hiện 1 nhiệm vụ của chương trình mục tiêu CNTT năm nay.
Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định 1076, có 34 địa phương được giao bổ sung dự toán để thực hiện 46 nhiệm vụ của chương trình mục tiêu CNTT năm 2018, trong đó có 16 tỉnh miền Bắc (Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình), 8 tỉnh miền Trung (Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận) và 10 tỉnh miền Nam (Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau).
" alt=""/>Bổ sung dự toán cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu CNTT năm 2018