Dùng Wi-Fi công cộng dễ thành nạn nhân đào tiền ảo cho tin tặc
Sắp có Wi-Fi nhanh không thể tin nổi
Cuối cùng Liên minh Wi-Fi nhận ra rằng hệ thống phiên bản mà nó đang sử dụng để mô tả các thế hệ công nghệ khác nhau không đơn giản, gây khó hiểu cho người dùng trung bình.
Thật ngạc nhiên khi việc nhận thức này mất hàng thập kỷ, nhưng hãy tập trung vào tin tốt. Kể từ bây giờ, các thế hệ Wi-Fi sẽ được đánh số phiên bản.
![]() |
Quy ước đặt tên chuẩn Wi-Fi mới: tương lai sẽ là Wi-Fi 6 |
Vì vậy, tiêu chuẩn Wi-Fi 802.11n trước đây từ bây giờ sẽ gọi là Wi-Fi 4. Tiêu chuẩn trước đây được gọi là 802.11ac bây giờ sẽ gọi là Wi-Fi 5, trong khi 802.11ax sắp tới sẽ được gọi là Wi-Fi 6.
Nếu bạn đang tự hỏi Wi-Fi 1, 2 và 3 là chuẩn gì? Liên minh Wi-Fi không nói nhiều về chúng vì chúng không được sử dụng rộng rãi nữa. Tuy nhiên, để tham khảo, đây là cách chúng được chỉ định: 802.11b là Wi-Fi 1, 802.11a là Wi-Fi 2 và 802.11g là Wi-Fi 3. Tại sao chuẩn b gọi là 1 và a gọi là 2 mặc dù tiêu chuẩn này được đưa ra trong cùng một tháng (tháng 9 năm 1999)? Không ai biết.
Bỏ qua sự khó hiểu sang một bên, hệ thống đặt tên mới này có ý nghĩa hơn nhiều. 6 sẽ tốt hơn 5, và tương tự, 5 sẽ tốt hơn 4... Không nhiều người đoán được liệu chuẩn ac có hơn chuẩn n hay ax liệu có tốt hơn ac hay không. Nhưng với cách đánh số mới này bạn sẽ dễ dàng biết được chuẩn nào mới hơn, và tốt hơn chuẩn nào.
![]() |
Cách hiển thị phiên bản Wi-Fi trên giao diện người dùng |
Điều thú vị là, Liên minh Wi-Fi cũng muốn thấy số mới được sử dụng trong giao diện người dùng. Vì vậy, trong tương lai đừng ngạc nhiên nếu điện thoại hoặc máy tính xách tay của bạn sẽ hiển thị phiên bản Wi-Fi mà một mạng đang cung cấp trước khi bạn kết nối với nó, cũng như phiên bản Wi-Fi nào mà bạn đang kết nối. Bằng cách đó, nếu bạn thấy hai mạng, một mạng hiển thị 4 và một mạng khác là 5, bạn sẽ ngay lập tức biết cái nào sẽ hoạt động tốt hơn.
Phúc Nguyễn (theo GSM Arena)
Nhờ một ứng dụng mới trên iOS 12, thao tác tắt Wi-Fi, Bluetooth trên iPhone và iPad giờ đây không còn rườm rà như trước.
" alt=""/>Quy ước đặt tên chuẩn WiThuật ngữ "nomophobia" được các nhà tâm lý học dùng để miêu tả nỗi sợ của những cá nhân mắc chứng lệ thuộc quá nhiều vào smartphone. Trong đó, từ "nomo" nghĩa là "no mobile phone" (không điện thoại), còn "phobia" là thuật ngữ tâm lý học miêu tả nỗi sợ.
Nguồn cơn của căn bệnh
John Laprose, tiến sĩ chuyên ngành an ninh mạng thuộc đại học North America cho rằng nguyên nhân con người ngày càng phụ thuộc vào smartphone đến mức hành vi này trở thành một dịch bệnh chính bởi bản thân người sử dụng.
Trước hết, ông phân tích những yếu tố hình thành nên tính cách một con người cũng như niềm tin vào bản thân để đạt được những kỳ vọng mong muốn của họ, chúng bao gồm: trải nghiệm (hành động đã làm), sự mô phỏng (bị tác động bởi hành vi) và tính nhạy cảm (ảnh hưởng bởi lời nói). Một con người có tình trạng tâm lý tốt khi các yếu tố đã nêu trên đều hòa hợp và giữ trạng thái tích cực.
Tuy nhiên, bản chất sâu thẳm của loài người là luôn luôn dè chừng mọi sự tổn thương cũng như dễ dàng bị thao túng bởi các tác nhân từ chính cộng đồng. Theo đó, sự ra đời của smartphone, một thiết bị giá rẻ, dễ mua, mẫu mã đa dạng, trên hết thảy là tính cá nhân tuyệt đối làm người dùng trở nên tự tin khi giao tiếp bằng cách tạo ra một vỏ bọc xã hội hoàn hảo, có phần ngụy tạo.
Chính vì thế, từ ngày đầu tiên ra đời cho tới nay, smartphone luôn nằm trong tốp các loại sản phẩm có doanh số bán hàng cao nhất trên toàn thế giới.
Smartphone: Vị cứu tinh hay kẻ tội đồ
Chụp ảnh, quay phim, thu âm với hiệu suất mạnh mẽ và khả năng chỉnh sửa dễ dàng, nhanh chóng, smartphone dần trở thành công cụ bất li thân với cơ số người sử dụng. Bên cạnh đó, smartphone còn góp phần định hình và dân chủ hóa ngành báo chí truyền thông hiện đại, vì những nguồn thông tin nóng sốt không còn mang tính độc quyền như trước.
Với chiếc smartphone trên tay, nhân chứng tại hiện trường có thể chụp, quay và bình luận ngay thời điểm sự việc diễn ra, điển hình là những hình ảnh cũng như video clip luôn được cập nhật từ chiến trường Trung Đông hay vụ rơi máy bay MH17.
"Đây là một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ. Việc con người được trang bị một thiết bị hoàn toàn đa dụng với tính cá nhân cực kì cao là chưa hề có tiền lệ. Sự ra đời của smartphone cho phép con người ngụy tạo một vỏ bọc hoàn hảo, an toàn để tiếp xúc với cái xã hội vốn được cho đầy rẫy nguy hiểm này", John Laprose cho hay.
Ngoài chức năng gọi/trả lời và nhắn tin truyền thống của một chiếc điện thoại thứ thiệt, smartphone cung cấp cho người dùng nhiều loại hình giải trí theo nhu cầu, từ Candy Crush, iTunes cho đến Netflix, việc nghe nhạc, xem phim chưa bao giờ dễ dàng đến thế.
Không những thế, smartphone cho phép kết nối với nhiều người, nhiều cộng đồng đa sắc tộc trên phạm vi toàn thế giới, xóa bỏ hoàn toàn mọi khoảng cách địa lý và xã hội.
Smartphone: Cơn nghiện thế kỷ 21
Loài người dần xem smartphone như một "tiện ích" không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày.
"Chúng ta chạm vào smartphone khoảng hơn 2.500 lần/ngày. Như vậy là nhiều hơn 100 lần ta động chạm người ta thương yêu. Lý do lí giải cho con số không thể tưởng tượng trên là vì thiết bị không ngừng gửi rất nhiều thông báo làm người dùng chú ý chẳng hạn như mỗi lần có ai đó nhắn tin, ứng dụng cần cập nhật, thông tin quảng cáo và tỉ tỉ những thứ vô dụng khác. Một khi bạn khởi động smartphone, bạn sẽ không thể nào dừng sử dụng", Leonid Bershidsky, tay bút trên trang Medium.com chia sẻ.
Các nghiên cứu sinh tại Đại học Hongkong và trường Đại học Sungkyunkwan, Seoul, Hàn Quốc cho hay mối liên kết giữa thiết bị di động và người dùng mạnh mẽ tới nỗi gây nên căn bệnh nomophobia là do những thông tin cá nhân như tin nhắn, hình ảnh, video clip được lưu trữ trong thiết bị.
Theo một khảo sát mới đây của CNNtại Mỹ, khoảng 50% người trẻ dính phải căn bệnh nomophobia, trong khi 69% phụ huynh của họ thường xuyên động vào smartphone và 72% người trẻ tuổi cảm thấy cần phải check tin nhắn và thông báo thường xuyên.
"Bất kì ai cũng có thể nghiện smartphone. Nếu con của bạn chỉ thích suốt ngày cắm đầu vào chiếc điện thoại hơn là ra ngoài gặp gỡ chơi đùa cùng chúng bạn, thì bạn đang gặp vấn đề trầm trọng hơn bạn tưởng", Hollands Haiis, chuyên gia cai nghiện đồ chơi công nghệ cao chia sẻ.
Liệu pháp cho căn bệnh
Brenda K. Wiederhold, chủ biên tờ tạp chí Cyberpsychology, Behavior, and Social Networking cho hay những người mắc phải căn bệnh nomophobia có thể tham gia những liệu pháp trị liệu đặc biệt mang tên Trị liệu thanh lọc điện tử (digital detox).
"Biện pháp thanh lọc trị liệu này tập trung vào những sản phẩm công nghệ cao, cách li người dùng và smartphone của họ cho phép bản thân quen dần với việc không có smartphone bên cạnh", Widerhold giải thích.
Tại Anh, độ tuổi có số giờ sử dụng internet nhiều nhất là từ 16-24 và cũng chính là độ tuổi cần trải qua liệu pháp thanh lọc điện tử. Hơn nữa, độ tuổi này chính là bước đệm của tầng lớp tri thức cốt lõi, nhưng càng sử dụng smartphone, lại càng phát sinh nhiều bệnh lý xã hội gây nên suy giảm chất lượng lao động.
Trải nghiệm quá trình thanh lọc điện tử không những cải thiện sức khỏe tâm lý của bản thân, giảm stress mà còn giúp các tín đồ công nghệ cao làm việc hiệu quả.
"Khi chúng ta dừng công việc đang làm lại và check email hay dùng smartphone, bộ não chúng ta tiêu tốn 23 phút để có thể làm việc trở lại", Tinna Nielsen, một nhà nhân chủng học phát biểu.
Nielsen khuyên người dùng nên tắt toàn bộ các thông báo trên smartphone về tin nhắn hoặc cập nhật ứng dụng và đặt ra một khoảng thời gian nhất định để kiểm tra toàn bộ chúng, khi chúng ta đã hoàn thành xong công việc hoặc khoảng thời gian nghỉ xả hơi chẳng hạn.
Hoặc người có thể hiệu chỉnh chế độ tự trả lời tin nhắn hoặc email, cho người nhận biết bạn sẽ trả lời mọi thứ vào khoảng thời gian nhất định và bảo người gửi hãy gọi điện thoại nếu như có công chuyện khẩn cấp.
Theo Zing
" alt=""/>Chứng nghiện smartphone: Căn bệnh của thời đạiTrí tuệ nhân tạo, lời giải cho bài toán giao thông ở Việt Nam?
Trí tuệ nhân tạo AI: Từ siêu trợ lý đến cỗ máy hủy diệt loài người
Sự thật trí tuệ nhân tạo điều trị ung thư tại Việt Nam
Got It - công ty công nghệ Việt có trụ sở đặt tại thung lũng Silicon vừa ra mắt sản phẩm mới với tên Excelchat. Đây là một chương trình máy tính (chatbot) có nhiệm vụ kết nối giữa người dùng và các chuyên gia trong lĩnh vực sử dụng ứng dụng Excel.
Sau hơn 1 năm thử nghiệm trên phiên bản web, Excelchat đã được Got It chính thức tích hợp vào Slack - ứng dụng nhắn tin nhóm phổ biến tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới.
![]() |
Ông Trần Việt Hùng (phải)- nhà sáng lập của Got It, công ty công nghệ với nhiều sản phẩm nổi bật trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo. |
Với con chatbot này, người dùng có thể đưa ra mọi câu hỏi thuộc lĩnh vực bảng tính Excel, những thắc mắc này sẽ được các chuyên gia giải đáp 24/7. Thông tin tra cứu có thể từ các vấn đề đơn giản nhất như công thức, VLookup, pivots, định dạng có điều kiện cho đến kiểm tra lỗi, vẽ biểu đồ, hoặc bất cứ gì liên quan đến bảng tính.
Để làm được điều này, Excelchat sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc định tuyến tới chuyên gia, mã hoá dữ liệu người dùng và kiểm soát chất lượng. Mọi thông tin nhạy cảm (như số thẻ tín dụng, số thẻ an ninh xã hội) trong bảng tính do người dùng gửi lên được AI tự động mã hoá và thay thế trước khi chuyển tới đội ngũ chuyên gia.
![]() |
Người dùng của ứng dụng Slack có thể gửi yêu cầu tới Excelchat để nhận trợ giúp về lĩnh vực bảng tính Excel. Slack là ứng dụng chat tương tự như Skype, vốn khá phổ biến trong nội bộ các doanh nghiệp. |
Trí tuệ nhân tạo sẽ liên tục theo dõi các lượt tương tác, trò chuyện giữa người dùng và chuyên gia để đánh giá phản hồi và mức độ hài lòng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm.
Theo ông Trần Việt Hùng - nhà sáng lập của Got It: “Chatbot phục vụ tra cứu là sản phẩm đã có từ lâu. Tuy nhiên, Excelchat trên Slack là ứng dụng theo yêu cầu đầu tiên kết nối tới các chuyên gia qua hình thức ứng dụng Bot”.
Hiện Got It đang cung cấp dịch vụ này miễn phí cho một số lượng nhất định người sử dụng đầu tiên. Sau đó, ứng dụng này sẽ được tung ra thị trường với mức phí hàng tháng.
![]() |
Khi người dùng gửi số liệu, Excelchat thậm chí còn có thể trả về kết quả dưới dạng đồ thị tuỳ theo yêu cầu. Got It cho biết các dữ liệu mà người dùng gửi lên đều được hệ thống mã hoá trước khi gửi tới các chuyên gia, do đó không ảnh hưởng đến việc bảo mật thông tin. |
Trao đổi với Pv. VietNamNet, nhà sáng lập của Got It cho biết, khách hàng chính của Excelchat là các doanh nghiệp, chính vì thế nên nó được tích hợp trên Slack.
“Người chủ doanh nghiệp có thể mua ứng dụng này để phục vụ nhu cầu cho các nhân viên của mình. Sau hơn 1 năm thử nghiệm, hiện nhân viên của khoảng 2.000 công ty trên khắp thế giới đang sử dụng Excelchat”, ông Hùng nói.
Do là một AI giúp kết nối giữa người hỏi và người trả lời, các chuyên gia trong lĩnh vực bảng tính và nhiều lĩnh vực khác cũng có thể tham gia vào hệ thống của Got It và kiếm thêm thu nhập nhờ vào kiến thức của họ. Điều này cũng giống như các tài xế cần đăng ký với Uber để được kết nối với những người cần di chuyển.
Mục tiêu của Got It là tạo ra nhiều chatbot giúp kết nối không chỉ những người có nhu cầu giải đáp với công cụ bảng tính Excel mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Trong tương lai gần, đó sẽ là 2 lĩnh vực Khoa học dữ liệu (Data Science) và Lập trình (Developer).
Trọng Đạt
Chỉ sau hai ngày ra mắt, ứng dụng PhotoSolver của Got It đã đứng top 10 tại Mỹ về mảng Giáo dục. Phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo này là sản phẩm của một đội ngũ có sáng lập viên là người Việt Nam.
" alt=""/>Hiện tượng Việt tại thung lũng Silicon trình làng AI dạng “Uber hỏi đáp”