Bitcoin và tiền mã hóa ở Việt Nam: Nên gọi là tiền ảo hay tiền số?
Cần phân biệt giữa tiền ảo,àtiềnmãhóaởViệtNamNêngọilàtiềnảohaytiềnsốxem trực tiếp bóng đá tiền điện tử, tiền kỹ thuật số
Trả lời trước Quốc hội ngày 8/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian qua, tiền điện tử, tiền ảo là những vấn đề rất được dư luận quan tâm. Đây là những cái khái niệm cần phải được làm rõ.
Theo bà Hồng, tiền điện tử là thể hiện của đồng tiền pháp định, hay đồng tiền của Ngân hàng Trung ương phát hành. Khi một người có tiền giấy, tiền xu nhưng không cầm mà lưu trữ dưới dạng điện tử ở các thiết bị di động, mạng máy tính... đó là tiền điện tử.
"Tiền điện tử đòi hỏi phải có tỷ lệ 1:1 với tiền pháp định. Chúng ta được thanh toán loại tiền này", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói.
Ngân hàng Nhà nước đã có những thông tư, quy định về ví điện tử. Đây thực ra chính là những quy định về tiền điện tử. Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định 101 về Thanh toán không dùng tiền mặt và sẽ làm rõ hơn khái niệm này.
“Trên thực tế, hiện nay còn có khái niệm về tiền ảo, tài sản ảo mà chúng ta hay nhắc đến như Bitcoin. Đây không phải là đồng tiền pháp định được Ngân hàng Trung ương của các nước phát hành mà do các tổ chức trong khu vực tư nhân tạo ra trên cơ sở các thuật toán mạng máy tính”, bà Hồng nói.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các loại tiền ảo như Bitcoin chỉ được thừa nhận trong một cộng đồng nhất định, ví dụ như cộng đồng game hay sàn công nghệ...
Mỗi nước trên thế giới lại có một cách quản lý vấn đề này khác nhau. Có những nước phân những đồng tiền ảo và tài sản ảo như một loại tài sản, chứng khoán để thu thuế và cấp phép giao dịch.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành chức năng nghiên cứu, chủ trì xây dựng hành lang pháp lý. Ngân hàng Nhà nước được giao vai trò phối hợp với các cơ quan chức năng trong vấn đề này.
Chia sẻ thêm về một khái niệm khác là tiền kỹ thuật số, bà Hồng cho biết đây là loại tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành dưới dạng tiền điện tử. Hiện các nước trên thế giới đang trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước thành lập một ban để nghiên cứu, thử nghiệm về tiền kỹ thuật số.
“Hiện ban này đã họp một số phiên và đang trong giai đoạn nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói.
Bitcoin nên gọi là “tiền số” hay “tiền ảo”?
Chia sẻ quan điểm về cách gọi của Bitcoin và các loại tiền mã hóa, TS. David (Đức) Trần cho biết, trong cả đời sống xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng hay thậm chí trên cả nghị trường Quốc hội, mọi người thường hay gọi Bitcoin là tiền ảo, điều này chưa thực sự chính xác.
TS. David (Đức) Trần là Giáo sư (Associate Professor) Khoa học Máy tính và Giám đốc Phòng thí nghiệm Nghiên Cứu về Tính Toán Mạng, Đại học Massachusetts (Boston, Hoa Kỳ). Tại Việt Nam, ông hiện đang là người đứng đầu chương trình Blockchain ở Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán.
Theo ông, định nghĩa về tiền điện tử, tiền ảo và tiền kỹ thuật số vừa mới được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại Quốc hội là chưa ổn.
Lý giải về quan điểm của mình, TS David (Đức) Trần cho biết các loại tiền nói trên đều là tiền điện tử.
“Bitcoin hay CBDC (tiền kỹ thuật số theo cách gọi của Ngân hàng Nhà nước - PV) cũng là tiền điện tử, nhưng là tiền điện tử dùng kỹ thuật số, nên cả hai đều là tiền số. Vì thế định nghĩa của Ngân hàng Nhà nước gọi là CBDC là tiền số, còn Bitcoin là tiền ảo (mà không phải tiền số) là chưa ổn”, TS David (Đức) Trần chia sẻ.
Theo ông, Bitcoin là ứng dụng tiền số đầu tiên và phổ biến nhất trên thế giới. Sau này, khi các Ngân hàng Nhà nước thấy được cái hay của tiền số và nguy cơ phổ biến Bitcoin ảnh hưởng đến tài chính quốc gia của họ, lúc đó CBDC mới được để ý tới. Do vậy, vị chuyên gia này cho rằng định nghĩa của Ngân hàng Nhà nước đưa ra không ổn cả về logic và kỹ thuật.
Đề xuất về vấn đề này, TS David (Đức) Trần cho rằng, tất cả các loại tiền như tiền ảo, tiền điện tử và tiền kỹ thuật số theo cách gọi của nhà nước đều là tiền điện tử.
Trong đó, tiền pháp định dùng trong các ứng dụng kiểu ví điện tử nên được gọi là "tiền điện tử pháp định" (ví dụ tiền điện tử VNĐ). Bitcoin sẽ được gọi là "tiền số", stablecoin gọi là "tiền số ổn định".
Còn với trường hợp của CBDC hay tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành, TS David (Đức) Trần đề xuất nên gọi đây là "tiền số trung ương" để dễ phân biệt. Với tiền số do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành, vị chuyên gia này cho rằng nên gọi đây là "tiền số VNĐ".
Trọng Đạt
(责任编辑:Công nghệ)
- Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Nottingham, 22h00 ngày 25/1: Đôi công hấp dẫn
- Siêu xe không số lùi McLaren chốt giá 16 tỷ ở Việt Nam
- Q&A: Uống cà phê có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không?
- Xe Ford Ranger 2023 khó tránh khỏi chênh giá khi về đại lý
- Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs Ipswich Town, 22h00 ngày 25/1
- Chạy bộ và đi bộ quá sức cơ thể gây hại xương khớp
- Dàn sao Real Madrid nồng nhiệt chào đón Mbappe cập bến Bernabeu
- Nước hoa nam hàng hiệu cao cấp nhập khẩu chính hãng VNNShop
- Nhận định, soi kèo Boca Juniors vs Argentino Monte Maiz, 07h10 ngày 23/1: Qúa dễ cho Boca
- Kết quả bóng đá hôm nay 24/6/2024
- Giá xe Kia Sorento 2021 hơn 500 triệu đồng, nhiều người hoài nghi
- Link xem trực tiếp bóng đá Euro 2024 hôm nay 22/6
- Nhận định, soi kèo Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1: Soán ngôi đối thủ
- Chatbot, một phần không thể tách rời của khu vực công
- Nhận định, soi kèo CSD Xelaju vs Antigua GFC, 09h00 ngày 24/1: Cơ hội đòi nợ
- Người đàn ông Hà Giang tự đi xe khách xuống Hà Nội để vào viện cấp cứu
- Uống bia mỗi tối khiến điều gì xảy ra với sức khỏe của bạn ?
- Thêm nhóm người được hỗ trợ tiền đóng BHYT từ 1/7
- Kèo vàng bóng đá Man City vs Chelsea, 00h30 ngày 26/1: Chia điểm?
- Cách tính giá lăn bánh của ô tô nếu giảm 50% phí trước bạ từ 15/11