"Sẽ không thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, do vậy chiến tranh hạt nhân không thể xảy ra. Điều này hoàn toàn nằm trong lợi ích sống còn của chúng tôi, và chúng tôi hy vọng điều này cũng nằm trong lợi ích sống còn của Mỹ", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Tucker Carlson được công bố hôm 5/12.
Ông Lavrov nhấn mạnh Nga tiếp tục tuân thủ lập trường được nêu tại hội nghị thượng đỉnh song phương giữa Moscow và Washington vào năm 2021 và tái khẳng định tại cuộc họp theo định dạng 5 bên vào năm 2022.
"Chúng tôi không muốn chiến tranh với bất kỳ ai. Năm quốc gia hạt nhân đã tuyên bố ở cấp cao nhất vào tháng 1/2022 rằng chúng tôi không muốn đối đầu với nhau và chúng tôi sẽ tôn trọng lợi ích và mối quan tâm về an ninh của nhau. Điều tương tự cũng được nhắc lại song phương giữa Nga và Mỹ, khi các nhà lãnh đạo Nga và Mỹ gặp nhau tại Geneva vào tháng 6/2021", ông Lavrov nói thêm.
Ngoại trưởng Lavrov cảnh báo, ý tưởng của phương Tây rằng "các lằn ranh đỏ" của Nga có thể bị lay chuyển là một sai lầm lớn. Ông cũng lưu ý rằng các tuyên bố của một số quan chức NATO về khả năng tấn công phủ đầu vào Nga gây lo ngại.
"Một số quan chức tại Lầu Năm Góc và những nơi khác, bao gồm cả NATO, trong vài ngày qua bắt đầu nói rằng NATO là một liên minh phòng thủ, nhưng đôi khi NATO có thể tấn công phủ đầu trước vì tấn công là cách phòng thủ tốt nhất", ông Lavrov nói, cảnh báo những mối đe dọa như vậy "thực sự đáng lo ngại".
Xung đột Nga - Ukraine đang ở bước ngoặt nguy hiểm khi các bên có những bước đi táo bạo gần đây. Phương Tây bắt đầu cho phép Kiev dùng vũ khí tầm xa do các nước này viện trợ để tấn công sâu vào Nga.
Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi, hạ thấp ngưỡng sử dụng hạt nhân, vạch lằn ranh đỏ mới với phương Tây. Nga cũng phóng tên lửa siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới Oreshnik vào cơ sở công nghiệp quân sự ở Ukraine.
Thông điệp của vụ phóng tên lửa "không thể đánh chặn"
Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố Moscow sẽ sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ lợi ích quốc gia và hy vọng Washington hiểu điều này sau vụ phóng tên lửa siêu vượt âm Oreshnik.
"Chúng tôi không muốn làm leo thang tình hình, nhưng vì tên lửa ATACMS và các vũ khí tầm xa khác đang được sử dụng chống lại Nga, nên chúng tôi đang gửi tín hiệu. Chúng tôi hy vọng lần gần đây nhất, cách đây vài tuần, tín hiệu với hệ thống vũ khí mới có tên Oreshnik, đã được coi trọng", Ngoại trưởng Lavrov nói trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ.
Nga đã phóng tên lửa đạn đạo tầm trung siêu vượt âm vào một cơ sở công nghiệp - quân sự của Ukraine ở Dnepropetrovsk. Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, tên lửa này có tốc độ gấp 10 lần âm thanh, khiến nó gần như không thể đánh chặn.
Mặc dù không phải là vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng Oreshnik vẫn có khả năng gây ra sự hủy diệt lớn mà không cần sử dụng năng lượng hạt nhân.
Theo Ngoại trưởng Lavrov, nửa giờ trước khi tên lửa Oreshnik được phóng, Nga đã gửi một thông điệp tới Mỹ bằng cách sử dụng đường dây liên lạc, để "họ không nhầm lẫn tên lửa này với bất kỳ thứ gì lớn hơn và thực sự nguy hiểm".
"Mỹ và các đồng minh của Mỹ, những người cũng cung cấp các vũ khí tầm xa này cho chính quyền Kiev, họ phải hiểu rằng chúng tôi sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp để không cho phép họ thành công trong việc đạt được mục tiêu mà họ gọi là thất bại chiến lược của Nga", ông Lavrov nói với nhà báo Carlson.
"Moscow sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bảo vệ lợi ích hợp pháp của chúng tôi", nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Lavrov khẳng định Nga không muốn xảy ra chiến tranh hạt nhân với Mỹ và đang làm mọi cách để ngăn chặn.
"Chúng tôi không muốn nghĩ đến chiến tranh với Mỹ, điều sẽ mang yếu tố hạt nhân. Học thuyết quân sự của chúng tôi nói rằng, quan trọng nhất là tránh chiến tranh hạt nhân", nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cho biết.
Theo Tass" alt=""/>Nga cảnh báo hậu quả của chiến tranh hạt nhân"Một nền hòa bình công bằng rất quan trọng đối với chúng tôi để không có cảm giác rằng chúng tôi đã mất đi những điều tốt đẹp nhất vì sự bất công mà người Ukraine phải hứng chịu. Cuộc chiến sẽ kết thúc, nhưng chưa có thời điểm chính xác", Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết trong cuộc phỏng vấn vào ngày 15/11.
Tổng thống Zelensky thừa nhận cuộc chiến "sẽ kết thúc nhanh hơn" với các chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, dự kiến nhậm chức vào tháng 1/2025.
"Chắc chắn, với các chính sách của đội ngũ sắp lãnh đạo Nhà Trắng, cuộc chiến sẽ kết thúc sớm hơn. Đây là cách tiếp cận của họ, lời hứa của họ với người dân và điều đó cũng rất quan trọng đối với họ", ông Zelensky nói thêm.
Tổng thống Zelensky nhấn mạnh rằng ông và Tổng thống đắc cử Donald Trump đã có một "cuộc trao đổi mang tính xây dựng", trong đó Ukraine trình bày tầm nhìn của mình về hòa bình.
"Ông Trump đã lắng nghe lập trường mà chúng tôi đang theo đuổi. Tôi không nghe thấy bất cứ điều gì trái ngược với lập trường của chúng tôi", ông Zelensky nói.
Khi được hỏi liệu ông Trump có yêu cầu Kiev đàm phán với Moscow hay không, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh sự độc lập của Ukraine.
"Trong cuộc chiến này, cả người dân của chúng tôi và cá nhân tôi, trong các cuộc đàm phán với Mỹ, với ông Trump, ông Biden và các nhà lãnh đạo châu Âu, đều thấy rằng lập trường "ngồi xuống và lắng nghe" không hiệu quả với chúng tôi", nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm.
Tại sự kiện ở dinh thự Mar-a-Lago ở bang Florida hôm 14/11, Tổng thống đắc cử Trump tuyên bố cuộc xung đột Nga - Ukraine "phải chấm dứt". Ông nói thêm rằng ông đã xem một báo cáo, trong đó cho biết "hàng nghìn người đã thiệt mạng" trong 3 ngày qua.
Ông Gennady Gatilov, Đại diện thường trực của Nga tại cơ quan Liên hợp quốc ở Geneva, ngày 14/11 cho biết Nga sẵn sàng đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine theo đề xuất của Tổng thống đắc cử Trump, nhưng phải dựa trên thực tế về những bước tiến của Moscow.
Ông Gatilov nói thêm, bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng cần phải dựa trên cái gọi là "thực tế trên thực địa". Theo ông, Ukraine đang ở thế yếu trong cuộc xung đột kéo dài gần 3 năm qua với Nga. Trong khi đó, Nga đã tiến quân với tốc độ nhanh nhất gần như kể từ đầu xung đột. Moscow hiện kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ Ukraine.
Tổng thống đắc cử Trump đã liên tục chỉ trích viện trợ vô điều kiện của Washington dành cho Kiev và tuyên bố sẽ nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột. Để làm được điều này, ông có thể buộc Kiev phải đình chỉ tham vọng trở thành thành viên NATO và đóng băng các hoạt động giao tranh dọc chiến tuyến hiện tại.
Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump nhiều lần cam kết sẽ chấm dứt xung đột Ukraine "trong vòng 24 giờ" nếu đắc cử. Ông Trump không giải thích cách ông sẽ thực hiện cam kết này, mặc dù ông tuyên bố rằng sẽ sử dụng "mối quan hệ tuyệt vời" với Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky để làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình.
Ông Trump đã nói chuyện với Tổng thống Zelensky vào tuần trước và nói với NBC News rằng ông có thể sẽ nói chuyện với Tổng thống Putin trong tương lai gần.
Hiện chưa rõ ông Trump sẽ thúc đẩy giải pháp nào cho cuộc xung đột. Trong chiến dịch tranh cử, Phó Tổng thống đắc cử J.D. Vance đã gợi ý rằng có thể tuyên bố ngừng bắn và thiết lập một khu phi quân sự dọc theo tiền tuyến dài 1.300km hiện tại, đồng thời Ukraine bị từ chối tư cách thành viên NATO.
Theo Reuters" alt=""/>Ông Zelensky: Tổng thống Trump sẽ giúp xung đột kết thúc sớm hơnSáng 1/8, lãnh đạo thị xã Cửa Lò (Nghệ An) cho biết, đã nắm được thông tin về việc hai Bí thư Đảng ủy phường trên địa bàn kịp thời cứu sống nhiều trẻ em sắp bị đuối nước.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Trung, Bí thư Đảng ủy phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò cho biết, vào khoảng 5h30 ngày 30/7, ông và vợ con đi tập thể dục rồi xuống tắm biển khu vực phường Nghi Hòa (thị xã Cửa Lò).
Khi tắm được hơn 30 phút thì ông nghe tiếng kêu cứu của các cháu nhỏ cách đó khoảng 200m. Cùng thời điểm này, có một người dân và người thân của nạn nhân và ông Trần Quốc Tuấn, Bí thư Đảng ủy phường Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò, đang tắm cũng nghe tiếng kêu cứu nên đã bơi ra kéo được 2 cháu vào bờ. 4 nạn nhân còn lại bị sóng biển đẩy ra xa. Riêng ông Trung nhanh chóng lao ra dòng nước cứu và lần lượt đưa được cả 4 cháu vào bờ.
"Khi tôi vừa bơi ra thì gặp một cháu học sinh lớp 3 chuẩn bị chìm nên đã nhanh chóng nâng cháu lên, một lúc sau thì cháu thở được. Lúc đó phía ngoài tiếp tục nghe tiếng kêu cứu nên tôi đẩy cháu vừa cứu được vào cạn rồi vội vàng bơi ra tiếp tục cứu 3 cháu nữa. Khi dìu các cháu vào bờ, tôi trấn an tâm lý rồi cố gắng hô hấp… Rất may các cháu đã được an toàn", ông Trung chia sẻ thêm.
Được biết, 6 nạn nhân là học sinh từ lớp 3 đến lớp 11, trong đó có một học sinh uống nhiều nước phải theo dõi ở bệnh viện, hiện đã qua cơn nguy kịch.
" alt=""/>Hai Bí thư Đảng ủy cùng người dân cứu được 6 học sinh đuối nước