Sáng nay (31/12), ông Đỗ Văn Phu, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi cho biết, Sở đã có báo cáo gửi UBND tỉnh về việc dừng khen thưởng học sinh đạt thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.Theo ông Phu, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và các kỳ thi THPT quốc gia trước đó có nhiều điểm khác nhau.
Cụ thể, các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để tuyển sinh. Trong khi, kết quả thi THPT quốc gia được dùng xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh.
|
Văn bản chỉ đạo hỏa tốc của Chủ tịch Quảng Ngãi về việc thu hồi 3,5 tỷ tiền khen thưởng cho học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 |
Ngoài ra, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được phân cấp cho các địa phương, các trường đại học, cao đẳng không tham gia coi thi và chấm thi trắc nghiệm. Bên cạnh đó, phương thức tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng năm 2020 cũng khác những năm trước.
Với những lý do nêu trên, Sở GD-ĐT cho rằng, tính chất và tên gọi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 khác với những kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015 đến năm 2019. Do đó, không phù hợp với tính chất, tên gọi kỳ thi THPT quốc gia trong quyết định 29 và quyết định 04 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về chính sách khen thưởng cho tập thể, cá nhân của tỉnh Quảng Ngãi đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, thành tích cao tại các cuộc thi khu vực quốc gia, quốc gia, khu vực quốc tế.
Ông Phu cho biết, Sở GD-ĐT đề xuất không khen thưởng học sinh đạt thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Đồng thời, đề xuất UBND tỉnh trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh 2 quyết định nói trên để áp dụng cho năm học 2020-2021 và những năm tiếp theo, phù hợp với tính chất, yêu cầu của kỳ thi theo từng năm.
“Muốn khen thưởng cho học sinh thì phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh quyết định 29 và 04”, ông Phu nói thêm.
Trong khi đó, ông Đoàn Dụng, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi cho biết, quan điểm của Sở là bảo vệ quyền lợi cho những học sinh đã nỗ lực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Do đó, Sở Nội vụ đề xuất vẫn tổ chức khen thưởng cho học sinh, sau đó sẽ giải quyết các vướng mắc liên quan.
“Trước mắt vẫn khen thưởng cho các em học sinh. Đến tháng 4/2021, HĐND tỉnh sẽ có một kỳ họp chuyên đề, lúc đó các sở, ngành liên quan sẽ cùng đề xuất, tham mưu để UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh chỉnh sửa. Tiếp đó, tiến hành sửa đổi, bổ sung các Quyết định 29 và 04 của UBND tỉnh về việc khen thưởng học sinh cho phù hợp với thực tế”, ông Dụng thông tin.
Nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ngãi có chính sách khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước, hoặc có thành tích cao tại các cuộc thi quốc gia, khu vực và quốc tế.
Theo chính sách này, học sinh có điểm xét tuyển vào đại học lần đầu theo tổ hợp đạt 27 điểm trở lên; riêng với tổ hợp Văn, Sử, Địa đạt 25 điểm trở lên sẽ được thưởng gấp 10 lần mức lương cơ sở.
Tháng 11/2020, UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định cấp 3,5 tỷ đồng cho Sở GD- ĐT để khen thưởng cho học sinh đạt thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2019-2020.
Thế nhưng, ngày 19/12, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định thu hồi số kinh phí khen thưởng này.
Ngày 28/12, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản “hỏa tốc” yêu cầu Sở GD-ĐT và Sở Nội vụ rà soát, đề xuất phương án giải quyết đối với việc dừng khen thưởng cho học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Lê Bằng
Quảng Ngãi bất ngờ thu hồi 3,5 tỷ đồng khen thưởng cho học sinh
Tỉnh Quảng Ngãi thu hồi số tiền 3,5 tỷ đồng khen thưởng học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Lý do là kỳ thi THPT năm nay không phải là kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
" alt="Thu hồi 3,5 tỷ khen thưởng HS: Sở Giáo dục nói ngược với Sở Nội vụ"/>
Thu hồi 3,5 tỷ khen thưởng HS: Sở Giáo dục nói ngược với Sở Nội vụ
- Trao đổi về câu chuyện tuyển sinh đầu cấp, bà Nguyễn Thị Minh Thúy (Hiệu trưởng Trường THCS, THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội) nhìn nhận đang có sự đánh đồng các khái niệm "thi", "kiểm tra", vô tình tạo ra áp lực thi cử nặng nề."Thi” khác “kiểm tra”
Việc thi tuyển đầu vào lớp 1 và lớp 6 bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, các trường có số HS đăng ký xin học cao hơn nhiều so với chỉ tiêu vẫn mong muốn được linh động, chủ động hơn trong tuyển sinh đầu cấp. Theo bà, làm thế nào để thuận lợi việc tuyển sinh, mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của quy định?
- Trong tiếng Anh, từ “thi” rất “nặng”, nó là “examinations”. Còn một từ khác là “entry test” nghĩa là bài kiểm tra để đánh giá một năng lực hay nhiều năng lực nào đó của người học.
|
Ảnh: Thanh Hùng |
Ở nước ngoài người ta chỉ gọi là “kiểm tra học kỳ” nhưng ta vẫn quen gọi là “thi học kỳ”.
Như vậy chúng ta đã đánh đồng và lẫn lộn giữa hai khái niệm “kiểm tra” và “thi”.
Nếu gọi là “kiểm tra” thì cảm giác có vẻ nhẹ nhàng hơn một kỳ thi.
Và chính việc dùng từ chưa chính xác như thế vô hình chung lại tạo áp lực không cần thiết cho HS.
Theo tôi, nếu lớp 1 và lớp 6 mà nói “thi” hay “thi tuyển” thì quả là nặng nề.
Ở bậc tiểu học, tùy đối tượng HS mà trường tiểu học sẽ tuyển sinh như thế nào cho phù hợp với mô hình giáo dục của mình.
Ở Việt Nam, trẻ 6 tuổi phải được đi học lớp 1, lên 11 tuổi là được quyền vào lớp 6 của một trường học nào đó, vì chúng ta đang phổ cập giáo dục tiểu học và THCS.
Thế nên, cấm thi tuyệt đối trong tuyển sinh đầu cấp là quyết định đúng đắn của ngành giáo dục đối với hệ thống các trường công lập (CL).
Tại sao lại chỉ nên cấm ở các trường CL?
- Một thực tế nhìn thấy là có một số trường CL rất "nóng", lượng HS mong muốn được vào học rất lớn và số HS học trái tuyến cũng rất đông.
Vấn đề cần quan tâm là phải làm sao để phân luồng, vì quyền lợi của HS nằm trong vùng tuyển sinh đúng tuyến. Không trường CL nào được phép từ chối HS đến tuổi học lớp 1 và lớp 6 khi vào học đúng tuyến.
Song việc tuyển trái tuyến quá nhiều đang đẩy sĩ số 1 lớp ở nhiều trường lên tới trên 50 HS, thậm chí trên 60 HS. Trong khi đó, sĩ số chuẩn của trường chuẩn quốc gia cấp độ 1, cấp độ 2 là không quá 40-45 HS/lớp.
Những đứa trẻ đáng thương chạy theo các cuộc thi đến hết mùa hè
Trước tình trạng HS đổ dồn xin vào những “trường điểm”, làm thế nào để giảm căng thẳng tuyển sinh và giảm sức ép thi cử cho HS, cũng như giảm sức “nóng” cho xã hội trong những đợt tuyển sinh đầu cấp hàng năm?
- Theo tôi, ngành giáo dục cần rà soát và tập trung hơn nữa vào các giải pháp để đáp ứng chỗ học cho phần lớn HS phổ thông học CL và xin vào các trường đúng tuyến.
Đặc biệt là phải hết sức chú ý đến những HS không có điều kiện kinh tế, chỉ có thể học trường CL. Đây cũng là quyền lợi của mỗi học sinh và quyền lợi của nhân dân nói chung.
|
"Ngành giáo dục cần rà soát và tập trung hơn nữa vào các giải pháp để đáp ứng chỗ học cho phần lớn HS phổ thông học CL và xin vào các trường đúng tuyến" (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Phải nói thêm rằng, Nhà nước nên quan tâm đến những trường CL “hot” trong tuyển sinh đầu cấp. Những trường như vậy cần “cấm thi tuyệt đối” để đảm bảo quyền lợi trước tiên cho HS đúng tuyến.
Phân luồng tốt ở các trường CL thì sẽ giải quyết tốt việc “cấm thi”.
Còn đối với các trường NCL thì có muôn vàn mô hình giáo dục khác nhau.
Quả thực, nếu như trường NCL nào cũng tổ chức thi tuyển sinh đầu cấp thì có nghĩa là lại đổ dồn áp lực cho cha mẹ HS, cuối cùng rất đáng thương cho những đứa trẻ phải kéo lê hết cả mùa hè chỉ có đi thi thôi, thi hết trường này lại sang trường khác thi để mong có một chỗ học như ý.
Vậy bài toán cụ thể cần giải ở đây là gì?
- Trường tôi giải bài toán tuyển sinh lớp 1, lớp 6 bằng cách cho tuyển sinh online.
Mọi thông tin tuyển sinh của nhà trường đều có trên website, cha mẹ HS cần tư vấn cụ thể thì gọi số hotline trực tiếp của nhà trường. Sau khi cha mẹ HS đăng ký cho con, nhà trường sẽ gửi thông tin phản hồi cho cha mẹ HS.
|
Bà Nguyễn Thị Thuý: "Giáo dục phổ thông nên dạy "cách" chứ không chỉ dạy "cái" |
Quan điểm của trường tôi là ưu tiên tuyển những HS nào đăng ký xin học trước, ưu tiên những hồ sơ đăng ký online sớm.
Ví dụ, khi trường theo dõi đăng ký thấy đã đủ chỉ tiêu mà hồ sơ HS đều tốt thì nhà trường dừng, không cho đăng ký tiếp nữa.
Tạm dừng đăng ký online không có nghĩa là sẽ tuyển hết số HS đã đăng ký xin học. Nhà trường tạm dừng nhận hồ sơ khi đó để làm động tác kiểm tra và xét hồ sơ.
Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh: Hồ sơ, học bạ của HS, điểm số không phải là tất cả. Bởi vì với cách đánh giá của tiểu học hiện nay đang khuyến khích kỹ năng của các em, chứ không phải đánh giá kiến thức; trong khi đó, bài kiểm tra, bài thi ở các trường tiểu học là để đánh giá kiến thức mà lại không đánh giá được kỹ năng.
Giáo dục phổ thông cần dạy "cách" chứ không chỉ dạy "cái"
Bà chia sẻ là “điểm số không nói lên tất cả”, song thực tế HS có một quyển học bạ “đẹp” để đi xin học vẫn là mong muốn của nhiều cha mẹ. Hơn nữa, trong xét tuyển đầu cấp (cả lớp 6 và lớp 10), từ quy định của cơ quan quản lý giáo dục đến nhà trường đều rất chú trọng học bạ của HS đấy thôi?
- Với HS phổ thông hiện nay thì đúng là xét tuyển đầu cấp vẫn phải quan trọng xét học bạ.
Không tổ chức thi đầu vào lớp 6 thì xét học bạ là chủ yếu, còn xét tuyển vào lớp 10 thì điểm học bạ vẫn rất quan trọng.
Tuy vậy, theo tôi, điểm số vẫn không nói lên tất cả, nhất là HS tiểu học và THCS, việc rèn luyện năng lực, phẩm chất vẫn phải được đặt lên hàng đầu.
Chẳng hạn, mô hình dạy và học mà trường tôi đang áp dụng chú trọng đến “Thái độ học tập”. Từ thái độ biến thành hành động, kỹ năng, mà ở đây chúng ta đang cố gắng tiến tới là giáo dục dạy HS “cách” chứ không phải dạy “cái”.
Như bà đã chia sẻ ở trên thì khái niệm “thi” ở Việt Nam trong nhiều trường hợp đang không phân biệt rõ ràng đâu là “kiểm tra”, đâu là “thi”. Liệu cơ quan quản lý giáo dục có nên làm rõ hơn quy định “thi” như thế nào thì “cấm”, còn “kiểm tra” định vị đầu vào thế nào được thừa nhận là phù hợp, để không gây áp lực cho HS?
- Nếu đã động đến phần “kiến thức” thì đúng là thi. Vấn đề là cách làm trong tuyển sinh đầu cấp phải làm sao cho linh hoạt, nhằm giảm thiểu áp lực cho HS.
Nếu trường nào nêu hẳn cấu trúc nội dung “thi” đầu vào, dù có gọi tránh từ “thi” theo một cách nào đó, thì cũng rất dễ dẫn đến tình trạng lại dạy thêm, học thêm, HS lại phải chạy đôn, chạy đáo đi học thêm.
Có lẽ cơ quan quản lý giáo dục cũng cần phải làm một động tác rà soát lại việc tuyển sinh của các trường nằm trong hệ thống các trường CL, để xem xét các trường có phương án tuyển sinh như thế nào.
Đối với các trường NCL thì trường có thể làm văn bản đề xuất, cơ quan quản lý giáo dục theo phân cấp duyệt, nhằm kiểm soát các trường hợp tổ chức “thi” dưới một tên gọi hay một hình thức khác có thể gây áp lực thi cử không cần thiết cho HS.
Nếu nói chưa bao giờ có trường nào tổ chức thi tuyển đầu vào lớp 1 và lớp 6 thì không đúng.
Nhưng dù tuyển sinh theo cách nào thì việc tuyển sinh phải phù hợp với mục tiêu và mô hình giáo dục của nhà trường, hơn hết là phải đặt quyền lợi của HS lên hàng đầu, cũng như không được gây áp lực cho HS, áp lực cho xã hội.
Xin cảm ơn bà!
Nguyễn Thựcthực hiện
" alt="Tuyển sinh đầu cấp: Nhiều khi tự chúng ta gây áp lực thi cử"/>
Tuyển sinh đầu cấp: Nhiều khi tự chúng ta gây áp lực thi cử