您现在的位置是:Giải trí >>正文
Nhận định, soi kèo CD Nacional vs Gil Vicente, 21h30 ngày 19/4: Thắng để trụ hạng
Giải trí4人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 19/04/2025 07:50 Bồ Đào Nh ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Augsburg vs Eintracht Frankfurt, 20h30 ngày 20/4: Ca khúc khải hoàn
Giải tríNguyễn Quang Hải - 20/04/2025 09:33 Đức ...
【Giải trí】
阅读更多Ngôi nhà bỏ hoang, bên trong toàn đồ cổ phủ bụi
Giải tríRebecca Brownlie, nữ nhiếp ảnh gia và là một nhân viên lưu trữ tư liệu đã đến tác nghiệp tại một ngôi nhà bị bỏ hoang gần Cookstown, hạt Tyrone, Bắc Ireland trong khoảng thời gian từ tháng 12/2017 đến tháng 4/2018 trước khi bị phá hủy. Ngôi nhà không có người ở kể từ khi người cuối cùng trong số 3 anh em sống tại đây qua đời.
Những cuốn sách, tờ báo, tạp chí cũ mèm nằm phủ bụi bên trong ngôi nhà. Những bức ảnh rải rác được cho là thuộc về một người đàn ông tên Dessie - em trai út trong gia đình.
Trên lò sưởi, kim của chiếc đồng hồ matel cổ điển dừng lại mãi mãi vào lúc 12h15. Cặp kính cận để đó như có ai vừa tùy ý đặt xuống khi rời mắt khỏi cuốn sách. Cả những chiếc hộp thiếc đóng nắp vẫn chất đầy trên kệ, sách báo về vườn tược thì ở khắp nơi trong phòng khách.
Hàng trăm bức thư tình được gấp gọn chất đầy ngăn kéo. Ba chiếc ấm bằng đồng, rỉ sét nằm bên trên bếp lò, bên cạnh là chiếc cốc nhỏ có lẽ đã được đặt đó không lâu trước khi ông Dessie rời khỏi.
Trong phòng khách, ghế sofa và ghế bành vẫn vẹn nguyên sau nhiều thập kỷ. Brownlie tìm thấy những trang báo của tờ Mid Ulster Mail từ những năm 1917, một tờ báo ghi lại hậu quả của vụ đắm tàu Titanic vào năm 1912, cuộc điều tra dân số năm 1851 ở Ireland và các bài viết khác có ghi mốc thời gian từ năm 1811.
Ga giường và chiếc rương cũ phủ đầy bụi bẩn trong phòng ngủ. Nữ nhiếp ảnh gia tìm thấy một tẩu thuốc lá còn hút dở, đôi giày của chủ nhân để lại cạnh giường, tiền và quần áo từ thời Nữ hoàng Victoria cũng như bản sao của Giao ước Ulster được ký bởi những đoàn viên phản đối Quy tắc Gia đình năm 1912.
Nhà bếp với đài phát thanh bán dẫn, cân, lịch và nhiều và nhiều vật dụng khác.
Khi vào trong, Brownlie cho biết ngôi nhà bừa bộn và rất nhiều rác. “Tôi nhìn bên ngoài và không chắc nó có đáng giá không. Ngay khi tôi mở cửa, suy nghĩ đó đã bị thổi bay. Ngôi nhà nhỏ là một bảo tàng lịch sử xã hội. "Nữ nhiếp ảnh gia gọi ngôi nhà tồn tại từ những năm đầu thế kỉ XX này là một “viên kim cương thô”.
Ông Dessie - người cuối cùng sống tại ngôi nhà đã được đưa đến viện dưỡng lão năm 2015 và qua đời 2 năm sau đó. Không có nhiều thông tin được ghi lại về ông cũng như những thành viên khác, chỉ biết gia đình Dessie từ trước đến nay có truyền thống sẽ không bỏ đi những đồ dùng cũ trong nhà, kết quả là qua nhiều thế hệ, giờ ngôi nhà ấy đã thành một nhà kho chứa đầy cổ vật.
Biết được chuyện ngôi nhà của mình bỗng được nhiều người chú ý, ông Dessie từng ngỏ lời muốn gặp Brownlie nhưng vì sức khỏe đã yếu nên ông đã qua đời trước khi cô nhiếp ảnh gia kịp đến để trò chuyện.
"Sau khi Dessie qua đời, ngôi nhà được giao cho hàng xóm trông coi. Theo kế hoạch, ngôi nhà bị phá để xây dựng một ngôi nhà mới. Những người quan tâm đều muốn tôi ghi lại hình ảnh ngôi nhà trước khi phá hủy". Đa số biết rất ít về Dessie. Ông ấy là một nông dân chăn nuôi bò sữa và đầu bếp tuyệt vời. Nhiều người bạn vẫn nói về bánh mì soda nổi tiếng mà ông làm.
"Còn rất nhiều ngôi nhà ở khắp nơi trên thế giới giống thế này nhưng chẳng mấy chốc, chúng cũng sẽ biến mất và chúng ta sẽ dần mất đi những thứ đáng giá mà không hề giữ lại bất kì tư liệu nào. Đó là lý do tôi yêu công việc chụp ảnh và lưu trữ dữ liệu này của mình”, cô chia sẻ thêm.
Sự thật clip cô dâu mang thai không được đi cửa chính, chú rể bế thẳng vào nhà
Hai ngày qua, clip chú rể Bình Phước bế cô dâu chạy vào nhà khiến nhiều người dùng mạng xôn xao. Thông qua VietNamNet, người quay clip đã lên tiếng giải thích.
">...
【Giải trí】
阅读更多Tự xưng 'công an' yêu cầu chuyển khoản 4 tỷ đồng
Giải tríMột buổi sáng, điện thoại của tôi đổ chuông dồn dập. Đó là một khách hàng của công ty tôi, giọng lo lắng hỏi về chuyện có một người tự xưng là công an, nói "anh đang dính líu đến một vụ ma túy, đang bị công an thành phố Hà Nội điều tra, yêu cầu chuyển khoản 4 tỷ đồng để xác minh sự việc". Anh không biết bây giờ phải làm sao? Anh bảo tuy lo sợ, và có phần mất bình tĩnh, nhưng vẫn tìm cách đánh lạc hướng và kết thúc cuộc gọi với người kia. Và anh chưa chuyển tiền theo yêu cầu của họ. Trước khi gọi cho tôi, anh cũng đã gọi cho một người anh quen biết, đang công tác tại Công an tỉnh để nhờ tư vấn, hiến kế và đã được người này cung cấp các thông tin cần thiết, giải thích các quy định của pháp luật liên quan và trấn an.
Tuy vậy, do chưa an tâm, anh gọi cho tôi để được tư vấn thêm trong trường hợp nghiêm trọng này. Tôi bảo anh bình tĩnh và giải thích các khía cạnh tâm lý, pháp lý của các bên liên quan trong vụ việc, cũng như cách xử lý nếu tiếp tục có người tự xưng là công an gọi cho anh đe dọa, đòi chuyển tiền.
Anh không phải là người quen duy nhất của tôi bị gọi điện truy vấn hành vi phạm tội và yêu cầu chuyển tiền để xác minh như thế này. Bạn tôi, giáo viên một trường THCS ở thành phố Dĩ An, Bình Dương, cũng mới gọi tham vấn tôi "cách lấy lại tiền đã chuyển chuyển cho 'công an' trên mạng" sau khi biết mình đã bị lừa.
Cũng với kịch bản tương tự như trên, đang trong buổi lên lớp, bạn tôi nhận được liên tiếp hai cuộc gọi của cùng một số lạ, tự xưng là "công an Đà Nẵng", yêu cầu xác nhận thông tin thân nhân và thông báo bạn có liên quan đến một vụ án rửa tiền, yêu cầu chuyển số tiền 100 triệu đồng để xác minh. Lo sợ dính dáng đến pháp luật có thể ảnh hưởng đến gia đình và nhà trường, lại tin rằng mình không vi phạm pháp luật nên muốn xác minh làm rõ, đồng thời phía bên kia cũng khẳng định nếu không phạm tội thì sẽ chuyển trả lại tiền, thế là bạn tôi chuyển luôn theo yêu cầu.
Chuyển xong, về nhà kể lại câu chuyện cho chồng nghe, bạn mới vỡ lẽ rằng mình đã bị lừa. Nhận cuộc gọi, tôi cũng chia buồn với bạn, và tư vấn, hướng dẫn cho bạn tố giác tội phạm đến cơ quan Công an sở tại.
>> 'Ngân hàng cần xác thực tài khoản lừa đảo thay vì bắt nhận diện khuôn mặt'
Đây chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp bị lừa thông qua hình thức gọi điện thoại tự xưng công an, báo nạn nhân đang dính dáng đến pháp luật và cần hợp tác để xác minh, và yêu cầu chuyển tiền. Thủ đoạn này ngày càng phổ biến, và gây nhiều hệ lụy cho nạn nhân và xã hội.
Về mặt tâm lý, tội phạm lừa đảo trên mạng phần đông đi săn con mồi "yếu đuối" là người cao tuổi, nhất là phụ nữ, trẻ vị thành niên, hoặc những người ít hiểu biết pháp luật, không rành công nghệ. Những đối tượng này có điểm yếu tâm lý là sợ dính dáng tới pháp luật, nhất là khi nghe "công an" phán họ đang liên quan đến các vụ án nghiêm trọng về ma túy, rửa tiền... Đây là điểm yếu tâm lý chí tử mà khi tội phạm tận dụng và ra tay thì thường nạn nhân sẽ bị hạ gục.
Tội phạm lừa đảo như vô hình trên không gian mạng, chúng khuất mặt, khuất mày và kịch bản thường đơn giản, tạo tình huống và dùng giọng điệu đanh thép để dồn nạn nhân vào góc tường và ra tay. Hơn nữa chúng hù dọa nạn nhân, thao túng tâm lý đến khi con mồi sập bẫy. Vì nhiều nguyên nhân, nạn nhân khi bị lừa, đau mà không dám chữa vì sợ tốn kém bởi quy trình tố tụng, giải quyết vụ việc theo quy định mất thời gian mà chưa biết kết quả như thế nào?
Về mặt pháp luật, điểm mù dẫn nạn nhân rơi vào bẩy của tội phạm và chuyển tiền cho chúng là không nắm được quy định của pháp luật về quy trình điều tra, truy tố người phạm tội. Bộ luật Tố tụng hành sự năm 2015 quy định cơ quan điều tra, điều tra viên phải trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm; trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm.
Như vậy, theo quy định cơ quan điều tra, điều tra viên không được kiểm tra, xác minh, giải quyết nguồn tin tố giác tội phạm, khởi tố điều tra vụ án, điều tra bị can một cách gián tiếp thông qua các phương tiện điện tử như tin nhắn Zalo, Messenger, và nhất là không được gọi điện thoại để thông báo việc phạm tội, thu giữ tiền, đồ vật liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, người bị tố giác.
Việc thu giữ vật chứng, tiền, tang vật liên quan đến hành vi phạm tội phải được lập Biên bản và bảo quản theo quy định. Riêng vật chứng là tiền phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác. Nếu vật chứng là tiền lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong theo quy định. Theo nội dung trên thì không có việc pháp luật quy định người phạm tội, nếu có phải chuyển vật chứng hoặc tang vật là tiền qua tài khoản cho "công an" bằng cách gọi điện thoại yêu cầu.
Để tránh bị mất tiền, mọi người nên biết rằng, chứng minh một người phạm tội là việc của các cơ quan pháp luật, và theo một quy trình luật định chặt chẽ, không thể và không phải bằng một cuộc điện thoại, một tin nhắn yêu cầu cài ứng dụng hay khai báo thông tin để kiểm tra hành chính. Khi có các yêu cầu này từ người tự xưng là "công an" thì hãy nghĩ ngay đến lừa đảo và tắt điện thoại, chặn số.
Và hãy nhớ hai điều: Thứ nhất, về nguyên tắc cơ quan Nhà nước không bao giờ làm việc với người dân qua điện thoại, nhất là lần đầu liên quan đến một sự việc nào đó. Thứ hai, nếu một người chưa gặp, không biết, gọi điện cho bạn thì phải bình tĩnh để xác định họ là ai? Khi chưa kiểm tra, xác định được mối quan hệ của người gọi với mình thì không trả lời, hoặc thực hiện bất cứ yêu cầu nào của họ, nếu cần hãy gọi người thân trợ giúp.
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Kèo vàng bóng đá Espanyol vs Getafe, 02h00 ngày 19/4: Khách ‘tạch’
- Gia đình chỉ có 1 người đang phổ biến nhất ở Hàn Quốc
- Phụ nữ hiện đại: ăn để khỏe mà còn phải đẹp
- 7 sai lầm khi dọn nhà có thể gây hại sức khỏe bạn không nên bỏ qua
- Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Atletico Madrid, 2h00 ngày 20/4: Khó cho Las Palmas
- Lý do ít ai ngờ khiến hóa đơn nước ‘phi mã’
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Sông Lam Nghệ An vs Quảng Nam, 18h00 ngày 20/4: Thứ hạng không đổi
-
Chồng tôi vốn là lái xe ở công ty thiết bị y tế. Tôi là công nhân kĩ thuật. Khi 2 con đang học cấp 2, chúng tôi đã xây căn nhà 3 tầng khang trang nhất xóm.
Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu như chồng tôi không xảy ra biến cố. Anh lái xe không may đâm trọng thương một chị hàng rau, phải bồi thường số tiền lớn. Sếp lập tức chuyển anh sang bộ phận bảo vệ, anh bất mãn nộp đơn về hưu sớm.
Lương hưu của anh gần 4 triệu, anh chỉ ở nhà lo cơm nước, mặc kệ vợ quay cuồng đi làm tối ngày.
Những tháng gần đây, cơ quan tôi cổ phần hóa, thiếu việc làm, công nhân phải thay nhau nghỉ. Lương của tôi chỉ còn 3 triệu, các con đang tuổi ăn học, vô cùng tốn kém. Tôi ngược xuôi tìm việc làm thêm, từ quét dọn phụ quán ăn đến dọn nhà theo giờ... không ngại bất cứ việc gì miễn có thêm tiền.
Trước đây ai cũng khen tôi mặn mà, ăn mặc gọn gàng mà giờ nhìn vào gương, tôi không nhận ra chính mình. Tóc tai tôi xơ xác vì lâu rồi không được chăm sóc. Da dẻ của tôi thì xám xịt, nám đầy mặt vì những giờ lao động chân tay ngoài trời. Tôi buồn đến mức, nhiều hôm vừa dọn nhà thuê, tôi vừa khóc một mình, không ngờ có những lúc tôi lại tất tả, khổ sở thế này.
Chồng tôi chưa đến 60 tuổi, sức khỏe anh hơn đứt vợ, anh có thể xin làm bảo vệ ở siêu thị, nhà hàng, tiệm vàng quanh thị trấn. Nhưng anh không đi mà chỉ quanh quẩn ở nhà, chăm cây cảnh, đánh cờ tướng với mấy bác già trong xóm, nấu cơm cho vợ.
Hễ tôi giục đi làm thêm là anh cáu gắt um nhà. Anh nói, thời trẻ anh lăn lộn ngày đêm kiếm tiền nên quá mệt mỏi, giờ anh an phận với đồng lương hưu, tôi hãy để anh yên thân.
Khổ nỗi, anh không chịu đi làm nhưng lại luôn ca thán việc vợ đi chợ mua bán so đo, thực phẩm toàn rau, đậu, cá, lạc họa hoằn mới có thịt, không đủ chất cho chồng con.
Ức quá, tôi đưa cho chồng sổ ghi chép chi tiêu hàng ngày. Tôi bảo, anh chỉ ở nhà nấu ăn, không đi chợ nên anh không biết giá cả leo thang đến chóng mặt.
Anh cầm quyển sổ ném ra sân và quát tháo ầm ĩ. Anh nói tôi ki bo, keo kiệt, chỉ tham tiền không quan tâm gì đến chồng con. Chồng đưa hết lương mà vẫn than vãn, đầy nhà chồng cờ bạc, nợ nần, họ vẫn không dám hé răng nói chồng nửa lời.
Tôi nhẫn nhịn không cãi nhau với chồng vì con đang chuẩn bị thi cuối cấp, sợ con suy nghĩ tiêu cực. Chồng thấy vợ nhịn thì lại làm tới, anh cầm tiền đi chợ mua bán thừa mứa, thức ăn thừa ít hay nhiều anh đổ đi hết.
Chưa hết, anh bật điều hòa triền miên cả ngày. Tháng vừa rồi, tiền điện nhà tôi hết 1,5 triệu.
Tôi cảm thấy rất uất ức. Nhưng nếu nói ra thì vợ chồng tôi lại cãi nhau. Tôi phải làm sao để thay đổi được suy nghĩ của chồng tôi. Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Tôi khó xử vì anh trai chồng 40 tuổi vẫn không chịu đi làm
Anh chồng tôi 40 tuổi vẫn ở nhà ăn bám, sẵn sàng xin tiền em dâu mua sắm. Gánh nặng kinh tế nuôi 2 đứa con và anh chồng khiến tôi kiệt quệ.
" alt="Khổ sở vì chồng không đi làm nhưng lại thích tiêu hoang">Khổ sở vì chồng không đi làm nhưng lại thích tiêu hoang
-
Theo Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông Cà Mau (chủ đầu tư), tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc dài 22 m, rộng 7 m, cao 7,2 m. Dự án cũng gồm các hạng mục: cầu, đường, bờ kè, bãi đậu xe, khu vực tổ chức sự kiện, hệ thống hạ tầng kỹ thuật... " alt="Cà Mau khánh thành tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc">Cà Mau khánh thành tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc
-
Với việc mua 25% cổ phần với giá 1,7 tỷ USD, Ratcliffe dự định quản lý mảng bóng đá của Man Utd, còn nhà Glazer vẫn nắm mảng thương mại. Theo Sun, trước khi chốt vụ đầu tư, tỷ phú 71 tuổi yêu cầu ban lãnh đạo giải trình về việc làm "bốc hơi" số tiền tương đương, mà thu về rất ít thành công sau khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu. " alt="Tỷ phú Ratcliffe muốn Man Utd giải trình việc 'ném tiền qua cửa sổ'">Tỷ phú Ratcliffe muốn Man Utd giải trình việc 'ném tiền qua cửa sổ'
-
Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Newcastle Jets, 12h00 ngày 20/4: Không hề ngon ăn
-
Bố mẹ chồng tôi sinh được 5 người con. Chồng tôi là con trai duy nhất và là con út. Sau khi tôi sinh con đầu lòng, bố mẹ chồng bán hết đất ở quê, lên Hà Nội mua một căn nhà 2 tầng, sống cùng vợ chồng tôi. 3 năm trước, sau trận cãi vã với con trai, bố chồng đuổi chúng tôi ra khỏi nhà và không cho sống cùng nữa. Vợ chồng tôi phải đưa 2 con nhỏ ra thuê nhà trọ.
Đầu năm vừa rồi, vì thương con cháu, bố mẹ đẻ của tôi quyết định bán đi một mảnh đất - vốn là tài sản dưỡng già của ông bà để cho chúng tôi mua nhà.
Lúc đi tìm dự án, anh bảo tôi nên chọn mua gần nhà bố mẹ chồng, để sau ông bà già, cần giúp đỡ thì có thể chạy qua chạy lại.
Tôi thấy không vui lắm, vì từ khi đuổi chúng tôi đi, ông bà không bao giờ chủ động hỏi đến chúng tôi. Tuy nhiên, vì ý chồng đã quyết nên tôi đồng ý. Chúng tôi chọn mua một căn hộ chung cư, cách nhà bố mẹ chồng khoảng 1km.
Nhận nhà mới, hai vợ chồng không có tiền mua nội thất, anh cứ đi ra đi vào. Bố mẹ tôi gọi điện hỏi thăm, anh tuôn một tràng than nghèo kể khổ.
Bố mẹ tôi lại bán hết vàng tích trữ, cho chúng tôi 80 triệu. Chị gái tôi ở quê cũng gửi lên 30 triệu cho 2 đứa sắm sửa.
Ngày về tân gia, chồng tôi mời bố mẹ, anh em bên nội, bên ngoại đến ăn mừng. Bố mẹ chồng tôi đến tay không còn các chị chồng – mỗi người mừng chúng tôi 5 triệu.
Sau đó, biết nhà ngoại bù đắp cho chúng tôi quá nhiều, mẹ chồng đưa cho vợ chồng tôi 50 triệu. Bà bảo, đó là tất cả tiền dưỡng già của hai ông bà, nay chúng tôi mua nhà, ông bà cho vay. Khi nào có thì trả, không có trả thì thôi.
Chồng tôi nhận tiền của mẹ mà rưng rưng...
Gần đây, anh bàn với tôi thế chấp sổ hồng cho ngân hàng, vay 400 triệu để anh mua xe ô tô, vừa phục vụ việc đi lại, vừa để anh chạy kiếm tiền.
Chuyện mua xe ô tô, tôi và anh đã từng bàn bạc nên tôi đồng ý ngay. Tuy nhiên, khi chúng tôi chuẩn bị đi làm thủ tục vay vốn thì anh nhắc tôi vay thêm 50 triệu để trả mẹ chồng.
Anh bảo, ông bà già rồi, mỗi tháng có 6 triệu tiền lương nên trả luôn ông bà để ông bà gửi ngân hàng, có thêm đồng chi tiêu.
Tôi nghe xong, tự nhiên thấy hụt hẫng. Từ trước đến nay, tôi không bao giờ có ý so sánh bên nội – bên ngoại. Nhưng lần này, lời nói của anh khiến tôi chạnh lòng.
Bố mẹ anh có 6 triệu tiền lương, các con gái đều khá giả, sống ở Hà Nội. Mỗi tháng, các chị mua sắm cho bố mẹ không thiếu thứ gì. Trong khi đó, bố mẹ tôi ở quê.
Trước kia, ông bà buôn bán ở chợ nên có đồng ra đồng vào. Bây giờ, ông bà không có lương, tuổi già nên cũng không buôn bán được nữa. Ông bà chỉ có chút vốn và mảnh đất mua từ lâu để dưỡng già thì đã dốc hết cho các con. Vậy mà, chồng tôi coi đó như việc hiển nhiên. Anh không hề thấy áy náy với bố mẹ vợ mà chỉ thương bố mẹ mình.
Vây tôi có nên nói với chồng về việc trả lại bố mẹ tôi khoản tiền 80 triệu mua nội thất và trả dần cho ông bà ngoại tiền mua nhà hay không?
Nếu nói chuyện ấy ra, liệu mối quan hệ của anh với bố mẹ vợ có còn được như trước không? Nhưng nếu không nói thì tôi thấy thiệt thòi cho bố mẹ tôi quá.
Xin mọi người cho tôi lời khuyên.
Thông gia khẩu chiến tại bệnh viện vì muốn đón cháu về nhà chăm
Tôi mới sinh con, ngày xuất viện, bố mẹ hai bên tranh cãi nảy lửa vì ai cũng muốn đón cháu về nhà chăm.
" alt="Vừa được cho mua nhà, chàng rể lại xin bố vợ tiền mua nội thất">Vừa được cho mua nhà, chàng rể lại xin bố vợ tiền mua nội thất